[Chế biến] – Bánh trung thu hình heo
Với tạo hình bánh Trung thu thế này chắc hẳn rằm tháng 8 của bé sẽ thêm nhiều ý nghĩa.
Bánh Trung thu hình heo cũng không quá khó làm chị em nhé!
Nguyên liệu:
Cho phần vỏ bánh:
- 200g nước đường làm bánh nướng
- 1 thìa cà phê nước tro tàu
- thìa cà phê baking soda
- 40-50g dầu ăn
- 320g bột mỳ
Cho phần nhân:
- 250g nhân hạt sen làm sẵn
- 30g chocolate (loại 65%)
- 2 thìa cà phê bột ca cao
- 1 gói bánh Oreo nhỏ (7 chiếc)
- 1 quả trứng dùng quết bánh
Cách làm:
Làm nhân:
Bước 1: Đun chảy chocolate, trộn nhân hạt sen cùng với bột ca cao vào nhào đều.
Video đang HOT
Bước 2: Bánh quy Oreo tách bỏ phần nhân kem, cho bánh vào máy xay vụn.
Bước 3: Trộn đều vụn bánh với phần nhân chocolate.
Bước 4: Viên nhân thành các viên đều nhau.
Làm vỏ bánh:
Bước 5: Trộn đều nước đường, dầu ăn với nước tro tàu, để nghỉ 4 tiếng.
Bước 6: Trộn đều bột mỳ với baking soda. Cho từ từ hỗn hợp bột vào hỗn hợp ướt, nhào đều cho dẻo mịn, để nghỉ 30 phút.
Bước 7: Dàn mỏng bột cho nhân vào gói lại, chú ý miết vỏ bánh cho mặt bánh được mịn.
Bước 8: Tạo hình phần mũi heo và tai heo như hình vẽ.
Nướng bánh:
Bước 9: Trứng đập ra bát, bỏ bớt lòng trắng, đánh đều để quết lên mặt bánh. Lò nướng chuẩn bị sẵn 180 độ C, cho bánh vào nướng 2 lửa trong 5-10 phút đến khi bánh chuyển đục là được.
Bước 10: Lấy bánh trung thu hình heo ra khỏi lò, xịt nước lên đều khắp mặt bánh, để 5 phút cho nước ngấm vào bánh rồi quết trứng đều lên mặt bánh (không nên quết nhiều quá, nếu bị nổi bọt thì nên quết lại).
Bước 11: Cho bánh trở lại vào lò nướng tiếp 10 phút cho bánh màu vàng đẹp. Bánh trung thu hình heo để qua ngày sẽ lên màu đẹp và mềm ngon.
Nên ăn trong vòng 2-3 ngày.
Chúc bạn thành công với bánh trung thu hình heo cho bé nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh trung thu nhân thập cẩm cherry
Sự tham gia của nguyên liệu cao cấp có vị chua, ngọt, giòn đặc trưng mang đến hương vị khó quên cho món bánh nướng mùa trăng.
Nguyên liệu (cho 8 cái)
1. Vỏ bánh
Bột mì: 350gr
Nước đường: 250gr
Dầu ăn: 50ml
Trứng: 1 cái
2. Nhân bánh
Lạp xưởng, xá xíu, cherry, vỏ cam, hạt điều, hạt sen, hạt dưa, mè, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mỡ thịt, nước đường, bột bánh dẻo: mỗi thứ 100gr.
Gia vị: Muối, tiêu, rượu Mai Quế Lộ, rượu đế, dầu mè, ngũ vị hương, nước tương.
Thực hiện
Nước đường, lòng đỏ trứng, dầu ăn cho vào rây, trộn đều và rây vào thau bột.
Nhồi bột đều tay, rồi ủ trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
Mỡ luộc chín, cắt hạt lựu, ướp với đường cát, phơi nắng. Mứt bí, xá xíu, hạt điều cắt hạt lựu. Mứt gừng, mứt chanh: xắt sợi. Mứt sen xắt đôi. Lạp xưởng luộc chín, chiên sơ, xắt hạt lựu. Cho tất cả nhân vào thau.
Rưới một ít rượu đế, rượu Mai Quế Lộ vào trộn đều. Rưới nước đường vào từ từ, nêm gia vị. Cuối cùng cho bột dẻo vào giúp nhân kết dính lại.
Cứ 90gr nhân, cho 1 trứng vịt muối nướng chín vào.
Vê tròn phần nhân sao cho trứng nằm lọt vào bên trong.
Chia bột của phần vỏ bánh thành mỗi phần năng khoảng 50gr. Dùng phần bột ấy, bọc bên ngoài phần nhân đã vê trên.
Dùng khuôn lò xo loại 150gr tạo hình bánh. Cho bánh vào lò nướng ở nhiệ độ180 độ C. Thời gian nướng bánh là 20 phút. Phun nước vào bánh trong quá trình nước. Sau khi nướng 20 phút. Đưa bánh ra ngoài, phết trứng lên mặt bánh và nướng thêm 5 phút.
Bánh sau khi nướng để nguội. Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh.
Bánh sau khi nướng 3 ngày ăn sẽ ngon hơn, vỏ mềm, nhân bánh hòa quyện, đậm đà.
Theo MNMN
Các kiểu bánh Trung thu độc đáo ở Hà Nội Những chiếc bánh hình 12 con giáp rất xinh xắn, đáng yêu hay loại bánh nướng có vỏ bọc sô cô la đang là "hàng hot" của Tết Trung thu này. Năm nay, với sự ra đời của các loại bánh hand made nên thị trường bánh Trung thu phong phú hơn rất nhiều. Bánh hand made thường không chất phụ gia, không...