[Chế biến] – Bánh trôi ngày Tết
Bánh trôi là một món ăn hấp dẫn ngày Tết bởi ý nghĩa mang lại sự ngọt ngào, an lành cho mọi người. Xin giới thiệu hai cách làm bánh trôi với hương vị khác nhau khá lạ miệng.
Bánh trôi nhân đường mật
Nguyên liệu:
Bột gạo nếp: 1kg (có thể mua bột trộn sẵn làm bánh trôi) l Bột gạo tẻ: 100g l Đường mật (hoặc đường thốt nốt) xắt thành viên nhỏ: 200g l Túi vải cotton l Mè trắng.
Cách làm:
1. Lấy thau lớn đổ bột nếp và bột tẻ, trộn đều. Đổ nước lọc vào trộn đều sao cho bột tan hoàn toàn. Ngâm bột khoảng ba – bốn tiếng cho bột lắng hoàn toàn.
2. Đổ bột ra túi vải cotton, cột chặt đầu túi, sau đó cột lên thanh cây cho nước chảy xuống, khoảng một giờ, kiểm tra thấy bột khô mịn, không dính tay là được.
Nếu mua bột trộn sẵn để làm bánh trôi nước thì không cần phải qua các khâu (1, 2) mà trộn bột theo tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm.
Video đang HOT
3. Nắm bột thành viên bột tròn tùy theo ý thích (nhưng đừng quá lớn, khi ăn sẽ ngán). Kích cỡ trái dâu là vừa đẹp. Tiếp đó, ấn viên đường mật vào giữa viên bột, sau đó se kín mặt bột lại. Lưu ý nếu để hở, khi luộc bánh sẽ bể.
4. Nấu nước sôi, thả nhẹ bánh vào nồi, để lửa vừa. Khi chín, bánh sẽ nổi lên trên mặt nước, dùng vợt vớt ra chậu nước lạnh để sẵn cho bánh không bị dính và săn lại.
Vớt bánh sắp ra đĩa, trang trí bằng mè trắng. Khi ăn có thể rắc thêm chút đậu phộng rang giã nhuyễn rất thơm.
Bánh trôi sắn dây
Nguyên liệu:
Bột gạo nếp: 1kg l Bột gạo tẻ: 100g l Đậu xanh nguyên hạt: 500g l Cùi dừa: một trái l Bột sắn dây l Gừng l Đường, muối, vani, nước hoa bưởi.
Thực hiện:
1. Đậu xanh vo sạch, ngâm khoảng 30 phút, đổ ra rổ cho ráo. Sau đó bỏ vào nồi, đổ một chén rưỡi nước rồi đem nấu chín (như nấu cơm).
2. Dừa nạo sợi mỏng. Đậu xanh chín cất đi một ít, còn lại đem xay nhuyễn. Lấy phần đậu xanh xay nhuyễn xào với đường và ít muối cho vừa ăn. Khi hỗn hợp đã đều, tắt bếp, cho vani và dừa nạo vào trộn đều.
3. Vo đậu xanh thành từng viên bằng ngón tay cái. Vo viên bột sao cho đặt viên đậu xanh vào vừa vặn. Se kín mặt bột lại cho chặt để khi nấu không bị bể bánh.
4. Nấu nước sôi, thả bánh vào luộc, khi bánh chín sẽ nổi lên, vớt ra thả vào thau nước lạnh cho bánh không dính và săn lại.
5. Hòa tan bột sắn dây với đường và nước cho vừa ăn, để lên bếp nấu tới khi bột sánh lại thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi cho thơm.
6. Múc bánh trôi ra chén, chan ít nước sắn dây, rưới phần hạt đậu xanh lúc trước cất lại lên trên mặt cùng với dừa sợi.
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh trôi (Mitarashi/Hanami/Kusa)
Nguyên liệu:
- Bột bánh trôi: 160g bột Joshin, 40g bột Shiratama, 50g đường, 230g nước.
- Mitarashi: 9 miếng bột bánh trôi, 30g nước trong, 40g đường, 6g bột bắp.
- Hanami: 9 miếng bột bánh trôi, 10g bột lá cây cúc ngài, 50g nước nóng, vài giọt chất tạo màu.
- Kusa: 9 miếng bột bánh trôi, 10g bột lá cây cúc ngài, 50g nước nóng, 50g bột đậu đỏ.
Thực hiện:
- Bột bánh trôi: Sử dụng cây spatula trộn bột Joshin, bột Shiratama và đường trong thau cách nhiệt. Bọc thau lại và cho vào trong lò vi sóng trong vòng 2 phút. Sau đó cho thêm 1 chút nước vào trộn đều, rồi cho vào trong lò vi sóng thêm 3 phút nữa. Lấy hỗn hợp ra đặt lên trên 1 chiếc khăn ẩm. Dùng chày gỗ đập trong 1 vài phút cho tới khi bột trở nên trong suốt và dính lại với nhau thì dừng lại. Dùng khăn ẩm đậy lại.
- Mitarashi: Trộn nước tương, đường, bột bắp và nước vào trong chảo. Cho lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi bột quánh lại và trong suốt. Dùng bột vỏ bánh trôi nặn thành những trái hình tròn có đường kính khoảng 3cm. Xiên những viên bánh trôi này lại, sau đó đem nướng và rưới hỗn hợp nước tương vừa nấu lên trên.
- Hanami: Trộn bột lá cây cúc ngài vào nước nóng, sau đó cho vào trong bột bánh tổi, nhồi đều, rồi vo viên thành bánh trôi màu xanh. Sử dụng mài thực phẩm cho vào bột bánh trôi để tạo ra viên bánh màu hồng và nguyên bột bánh trôi nặn thành viên mài trắng. Xiêm những viên này lại với nhau thành 1 xiên hoàn chỉnh.
- Kusa: Trộn bột lá cây cúc ngài với nước nóng, sau đó cho vào trong bột bánh trôi, nhồi đều, rồi vo viên thành viên bánh trôi màu xanh. Xiên những viên bánh trôi lại với nhau thành 1 xiên, sau đó phết lớp bột đậu đỏ bên ngoài.
- Mách nhỏ: Nếu không mua được bột Joshin bạn có thể thay bằng bột gạo và bột Shiratama có thể thay thế bằng bột nếp. Còn bột lá cây cúc ngài thì có thể thay bằng các loại lá xanh khác.
Theo PNO
Khám phá bánh cam lúc lắc món ngon của Hà Nội xưa Bánh cam là món ngon của Hà Nội xưa. Giờ còn ít người bán món này, bởi cách làm rất kỳ công. Trước khi ăn cầm bánh lên lúc lắc, nghe lọc cọc rất vui tai. Với tôi, một tuổi thơ khó nhọc luôn hằn sâu trong trí nhớ mà cho có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể quên được. Kí ức...