[Chế biến] – Bánh Pateso
Thưởng thức những miếng bánh pateso vừa thơm ngon lại hấp dẫn này đảm bảo cả nhà sẽ thích mê.
Thật ra Pateso còn có tên Pâté chaud, đây là loại bánh của Pháp. Món bánh này không những cần phần vỏ xốp bông mà phần nhân cũng cần chút nguyên liêu đặc trưng đó là pate mới ra chiếc bánh hoàn hảo. Chính vì vậy bánh mới có tên là Pâté chaud mà Việt Nam chúng ta gọi là Pateso.
Chị em hãy tham khảo cách làm bánh Pateso dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
Cho phần vỏ:
- 400 gr bột mì
- 300 gr bơ
- 1/2 trái chanh
- 220-230 ml nước lạnh
- 1 muỗng cà phê muối
Cho phần nhân:
- 500 gr thịt heo xay
- 2 muỗng canh pate gan gà hay gan heo
- 1 muỗng cà phê dầu mè
- 1 muỗng cà phê bột nêm
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 1 củ lớn hành tây thái hạt lựu nhỏ
- 1/2 muỗng cà phê đường
Video đang HOT
Tất cả trộn đều trong 1 cái tô. Lưu ý: gia vị bạn có thể thêm bớt nhé. Miễn sao phù hợp với khẩu vị người nhà.
Thực hiện:
Bước 1: Cho bột mì, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 50 gr bơ vào âu, mang bao tay rồi trộn đều. Sau đó cho nước từ từ vào, nhồi cho đến khi bột mịn, không dính tay.
Bước 2: Lấy màng thực phẩm bọc lại để bột nghỉ 20 phút.
Bước 3: Qua 20 phút, bạn lấy bột ra. Lúc này bột rất mềm và dẻo, bạn rắc chút bột mì lên cục bột và cán dẹp ra cho hết bơ vào giữa và gói 4 mép bột lại (nhớ đừng cho bơ lòi ra ngoài nhé).
Bước 4: Bây giờ bạn cán dài phần bột ra (hình chữ nhật) rồi gấp 2 mí vào, sau đó gấp đôi miếng bột. Lấy màng thực phẩm bọc kĩ miếng bột cho vào ngăn mát tủ lạnh 20 phút.
Qua 20 phút lấy bột ra, rắc 1 chút bột mì lên miếng bột và cán dài – mỏng miếng bột ra rồi gấp 2 mép vào, sau đó gấp đôi miếng bột. Lấy màng thực phẩm bọc kĩ miếng bột cho vào ngăn mát tủ lạnh 20 phút. Bạn làm tổng cộng 4 lần như thế nhé.
Bước 5: Lần thứ tư bạn cán bột mỏng và dùng dao hay khuôn cắt miếng bột theo hình dạng tùy thích.
Bước 6: Cho nhân thịt vào giữa miếng bột.
Sau đó bạn lấy miếng bột khác đậy lên kẹp mép dính lại.
Bước 7: Xếp bánh lên khay có lót giấy dầu.
Bước 8: Đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ đánh tan rồi quét lên mặt bánh.
Bước 9: Mở lò 180 độ- 190 độ C trước 15 phút cho lò thật nóng, sau đó cho khay bánh vào nướng 25-30 phút.
Khi bánh Pateso vàng mặt thì lấy khay bánh ra.
Lưu ý: Thời gian có thể thay đổi tùy vào bánh to hay nhỏ các bạn nhé.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh Pateso mềm, thơm nhé!
Theo Lâm Anh Đào
(Khám phá)
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới?
Mới đây, David Farley - một phóng viên ẩm thực nổi tiếng của BBC - đã nhận định trong bài viết của mình, với anh ta bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất.
David Farley viết rằng, trong lần du lịch qua phố Huế, Hà Nội,được người lái xe taxi chỉ tới quán Bánh mì phố Huế (118 phố Huế). Và ở đây, David Farley đã được thưởng thức chiếc bánh ngon nhất mà anh từng ăn trước đó. Bài viết có tên "Bánh mì ở đâu ngon nhất Thế giới?
Mời các bạn đọc bài viết của David Farley:
"Các quán ở Hà Nội thường đặt tên theo con phố. Tôi đã hỏi thăm và được biết tiệm Bánh mì Phố Huế làm ngon nhất ở Hà Nội. Cửa hàng này có từ năm 1974 và rất nổi tiếng nhưng bất cứ khi nào hết hàng người ta sẽ đóng cửa. Vì thế, khi tôi đến đây lúc 7 giờ vào thứ bảy, cửa hàng vẫn mở khiến tôi rất vui mừng.
Dịch nghĩa đơn giản là "lúa mì", nhưng chiếc bánh mì ở đây không đơn giản như vậy. Chúng là sự kết hợp rất hài hòa, ăn ý của bánh, thịt lợn, pate và rau (rau có cà rốt, rau mùi, dưa chuột...), nhồi vào trong chiếc bánh mì mềm, giòn. Một số khu vực khác ở Việt Nam, bánh mì còn được biến tấu thêm xúc xích, pho mát và các loại rau khác.
Bánh mì bắt đầu xuất hiện ở đây từ năm 1887, khi người Pháp đóng chiếm khu vực Đông Dương. Thời đó, bánh mì mà người Pháp làm chỉ đơn giản là phết bơ và kẹp pate. Sau 1954, người Việt đã biến tấu thêm cho món bánh mì của mình thêm vào thịt lợn, rau thơm và rau dưa giống như chúng ta đã biết.
Cuộc sống ở một góc phố nhỏ của người Hà Nội
Sau khi Việt Nam thống nhất Tổ quốc năm 1975, nhiều người Việt sang Mỹ, Châu Âu và Úc, họ đã mang theo tinh hoa ẩm thực nước mình trong đó có cả công thức của món bánh mì kẹp thịt. Nhiều người ăn bánh mì kẹp thịt mà không hề biết rằng nó có nguồn gốc từ Việt Nam. Vì thế, khi thưởng thức bạn sẽ thấy chiếc bánh mì thường to hơn với rất nhiều rau, các loại rau mùi, cà rốt và tương ớt, có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực của người miền Nam Việt Nam.
Nhưng kỳ lạ một điều, bánh mì luôn là một trong những món ăn mà tôi rất thích. Khi tôi cố gắng tìm một quán bánh mì tại TP Hồ Chí Minh cách đây nhiều năm, tôi đã tìm được một quán cũ với nguyên liệu rất ít ỏi, bên trong bánh chỉ là một hỗn hợp với vài lát dăm bông, một xíu pate, rau mùi và cà rốt. Tôi đã thất vọng và không đến lại quán này sau khi nếm thử một cái.
Tôi từng muốn ăn một chiếc bánh mì kẹp thật ngon ở NewYork, thậm chí là ở Minneaposlis, thật là quá sức tưởng tượng. Có lẽ, chỉ ở Việt Nam mới có những chiếc bánh mì ngon nhất? Hiện tại, khi trở lại Việt Nam, tôi quyết tâm tìm hiểu đến cùng. Lòng tin của tôi về món bánh mì tại quê hương của nó liệu có được lấy lại? Là món bánh mì kẹp thịt ngon nhất Thế giới?
Người bán bánh mì trên thuyền
Tại Bánh mì Phố Huế, đi cùng tôi là Geoffrey Deetz - một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Nam đã sống tại đây 15 năm - đã hỏi cặn kẽ người bán bánh về các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh mì kẹp ngon. Chúng tôi được phục vụ chiếc bánh mì có giấy trắng lót bên ngoài và được cột một chiếc chun nịt để phần "nhân" bên trong không bị rơi ra.
Tôi lật một nửa chiếc bánh ra để quan sát các thành phần của bánh. Nó bao gồm thịt lợn nướng thái lát mỏng, thịt lợn xá xíu, ruốc, pate, ngũ vị hương, bơ... với ít rau ăn kèm. Khi sắp hoàn thành chiếc bánh, người bán hàng còn rưới lên đó ít nước sốt thịt lợn, tương ớt. Thật thú vị và tôi yêu thích hương vị của những chiếc bánh mì này.
"Ở Hà Nội, người ta không thích những món ăn phức tạp", Deetz giải thích với tôi. Các nguyên liệu trong một chiếc bánh đều có chức năng khác nhau như ruốc để thấm nước sốt, pate tạo độ ẩm và bánh mì được nướng giòn ở mức độ nhất định giữ nó không bị ướt khi các nguyên liệu bên trong phần lớn là ẩm.
Đến Hội An ở Việt Nam, một thành phố được Unesco công nhận là di sản văn hóa, một mảnh đất ven biển miền Trung với đất đai màu mỡ vì thế không lấy làm lạ bánh mì ở đây có khá nhiều rau xanh.
Hội An, Đà Nẵng
Như đã làm ở Hà Nội, tôi hỏi những người ở đây về nơi bán bánh mì ngon nhất. Câu trả lời là Bánh mì Phương (ở 2B phố Phan Châu Trinh), một cửa hàng nhỏ ở trung tâm thành phố. Khi gọi bánh, ngoài những gì tôi được biết thì ở đay người ta còn cho thêm cả các lát dưa chuột, rau mùi tươi, cà rốt muối, mấy lát cà chua. Cuối cùng là nước sốt thịt lợn luộc và thịt lợn hun khói.
Bánh mì Phương, bên cạnh sự mềm mại, dễ cắn nhưng vẫn luôn giữ được độ giòn nhất định. Thịt lợn rất ngon, nước sốt có hai loại khác nhau tạo ra một sự thú vị và tôi hơi ngạc nhiên về cà chua, hay đủ đủ muối chua nhưng thực sự là tôi đang thưởng thức một chiếc bánh tuyệt ngon ở trên tay mình.
Tôi đã thử 15 mẫu bánh mì trong 2 tuần tại Việt Nam và may mắn là tôi đã được ăn một trong những bánh mì ngon nhất mà tôi từng thưởng thức trước đây. Vậy bánh mì ở Việt Nam có thực sự ngon nhất Thế giới? Với tôi, sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt lợn và các loại rau thơm, gia vị được nhồi vào trong một chiếc bánh mì đã nướng giòn như vậy ở Việt Nam là tuyệt ngon rồi".
Như Lan (Theo David Farley/BBC)
[Chế biến] - Mực chiên xốt patê cho người ăn chay Mực chiên xốt patê là sự kết hợp thú vị giữa các loại rau củ và mực chay tạo nên món chay ngon miệng mà lại không ngán cho các tín đồ ăn chay đấy. Mức độ: Dễ Chuẩn bị: 10 Phút Thực hiện: 10 Phút Nguyên liệu: 100g mực ống Âu Lạc 50g patê gan chay 1/2 quả ớt sừng, 1/2 củ...