[Chế biến] – Bánh nếp cuộn kiểu Hong Kong thanh nhẹ cho bữa sáng lạ miệng
Từng miếng bánh nếp mềm mại thơm thoảng hương chuối nhè nhẹ sẽ khiến cho mọi giác quan như được đánh thức vô cùng dễ chịu.
Nguyên liệu:
150g bột gạo nếp
80g bột gạo tẻ
100g đường
350ml nước
10ml dầu chuối
30g bột nếp rang chín
Cách làm:
Bước 1
Làm nóng chảo đáy dày mà không dùng dầu, cho 30g bột gạo nếp vào rang chín trên lửa nhỏ, bột nếp rất nhanh chín nên bạn chỉ ran trong vài phút thôi nhé!
Bước 2
Video đang HOT
Trộng 150g bột nếp, 80g bột gạo tẻ và đường sau đó rây bột lại lần nữa để được phần bột mịn mượt rồi từ từ đổ nước vào khuấy đều cho tới khi được phần bột sánh mịn. Kế đó mới cho dầu chuối vào, trộn thật đều. Lượng nước có thể điều chỉnh không nhất thiết là 350ml, bạn vừa đổ từ từ vừa khuấy đến khi thấy bột đạt độ sánh mịn là được nhé!
Bước 3
Quết một lớp dầu mỏng vào khắp lòng bát hoặc khuôn dùng để hấp. Đổ hỗn hợp bột vào, đặt vào khay hấp trên lửa lớn chừng 20 phút hoặc cho đến khi kiểm tra thấy bột chín. Bạn có thể dùng tăm xiên thử vào phần bột, nếu tăm khô không bị dính là bột đã chín hoàn toàn.
Bước 4
Rắc bột nếp rang lên mặt phẳng sạch, rồi trút khối bột đã được hấp chín ra. Áo bột hấp chín bằng một lớp bột nếp rang để chống dính.
Bước 5
Tranh thủ lúc bột còn nóng, phủ một lớp giấy nến lên trên rồi dùng thanh cán bột, cán mỏng bột.
Bước 6
Nhấc tấm giấy nến ra rồi nhanh tay cuộn tròn lớp bột mỏng thành một thanh tròn. Sau đó cắt miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa. Nếu bánh quá dính, bạn có thể rắc thêm bột nếp rang lần nữa.
Từng miếng bánh nếp mềm mại thơm thoảng hương chuối nhè nhẹ sẽ khiến cho mọi giác quan như được đánh thức vô cùng dễ chịu. Chiếc bánh giản dị, dễ làm nhưng cũng không kém phần ngon miệng và tinh tế. Bánh nếp ngon khi đạt được độ dẻo, mềm mà không quá khô cứng. Bạn chỉ cần lưu ý đôi chút khi chọn loại bột nếp là đã đảm bảo được độ thành công khi nào món bánh nếp cuộn này rồi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
Nguồn: daydaycook
Theo Helino
Đừng bỏ qua những lưu ý này khi ăn đậu đen ăn vào mùa hè
Theo lương y Bùi Hồng Minh, thực tế thì chưa có một tài liệu nào ghi nhận ăn nhiều đậu đen sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng.
Đậu đen - Không chỉ là món ăn ngon mà còn có công dụng chữa bệnh, xuất hiện nhiều trong các bài thuốc quý
Vào mùa hè, chúng ta thường tìm đến đậu đen như một giải pháp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Từ xa xưa, dân gian ta đã ghi nhận đây là thức uống không thể thiếu vào mùa hè. Một bát chè đậu đen bổ sung chút dầu chuối hoặc vani, thêm chút đường, chút đá... cả mùa hè nóng bức với bao bực bội dường như tan biến dần trong từng ngụm chè đậu đen.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt... Đậu đen cũng được sử dụng điều trị các bệnh lú về phong nhiệt rất tốt, ngoài ra đậu đen còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông Y khác để điều trị bệnh...
Vào mùa hè, chúng ta thường tìm đến đậu đen như một giải pháp giải nhiệt , thanh lọc cơ thể.
Không chỉ có vậy, y học hiện đại cũng công nhận đây là loại đậu mang đến cho cơ thể chúng ta 10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionine,tryptophane, đồng thời có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể", lương y Bùi Hồng Minh cho hay. Trong 100g đậu đen có chứa 56mg canxi, 354mg photpho, 6mg sắt, 0,06mg caroten, 0.5mg vitamin B1, 0.21mg vitamin B2, 3mg vitamin C...
Không chỉ giải nhiệt, ăn đậu đen thường xuyên còn giúp làm đẹp da, giúp da mịn màng, duy trì tuổi thanh xuân của bạn. Đó là lý do mà nhiều chị em phụ nữ Nhật Bản, Hàn Quốc từ bao đời nay đã áp dụng trong thực đơn của mình để dưỡng nhan.
Lương y Bùi Hồng Minh cũng khẳng định, chỉ cần bỏ chút công sức thì bên cạnh món chè đậu đen siêu dễ nấu, bạn cũng có thể chế biến thành những món ăn chữa bệnh, dưỡng nhan cực tốt. Bạn có thể chữa suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm, thậm chí hiện tượng liệt dương nhờ nước đậu đen chưng cách thủy với hà thủ ô trong 3h. Muốn làm đẹp da cầu kỳ hơn thì bạn có thể làm nước đậu đen rang bằng cách rang hạt đậu đen chín rồi cho nước vào nấu 10 phút, ủ chừng nửa tiếng, đun đến khi chín mềm thì sử dụng. Bạn cũng có thể giảm cân, giữ dáng lại đẹp da bằng cách ăn cháo đậu đen và gạo lứt...
Chỉ cần bỏ chút công sức thì bên cạnh món chè đậu đen siêu dễ nấu, bạn cũng có thể chế biến thành những món ăn chữa bệnh, dưỡng nhan cực tốt.
Mặc dù đậu đen rất tốt cho sức khỏe nói chung, đem lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của phụ nữ nói riêng nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đậu đen đúng cách. Nhiều chị em hiện nay còn có suy nghĩ càng sử dụng nhiều đậu đen vào mùa hè thì càng đẹp da, dáng thon. Hơn nữa, nhiều người còn lạm dụng ăn thay cơm, khi đói thì uống nước đậu đen trừ bữa... Điều này gây ra nhiều tổn hại sức khỏe. Vậy khi sử dụng đậu đen cần lưu ý những điều gì?
Những lưu ý không được bỏ qua khi sử dụng đậu đen để cơ thể luôn khỏe mạnh mà da lại đẹp, dáng lại thon
Theo lương y Bùi Hồng Minh, thực tế thì chưa có một tài liệu nào ghi nhận ăn nhiều đậu đen sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng. Việc ăn mỗi đậu đen không trong chế độ ăn hàng ngày kéo dài liên tục sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật không thể lường trước.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, thực tế thì chưa có một tài liệu nào ghi nhận ăn nhiều đậu đen sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
"Đậu đen có tính mát nên không dùng được cho những người bị hư hàn như viêm loét hành tá tràng, dễ bị tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, sợ lạnh... Nếu chẳng may mắc phải những bệnh này, ăn đậu đen sẽ làm cho bệnh thêm nặng, khó điều trị dứt điểm", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Vài năm về trước, dân cư mạng nổi lên hiện tượng nuốt hạt đậu đen sống để chữa bệnh. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm. Theo chuyên gia, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian chứ chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào, hơn thế, trong Đông y cũng không khuyến khích chữa bệnh bằng cách này. Bằng chứng là đã có nhiều ca nhập viện vì bị xuất huyết dạ dày do nuốt hạt đậu đen sống chữa bệnh.
Đậu đen có tính mát nên không dùng được cho những người bị hư hàn.
Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi. Vì vậy, chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc vì không tốt cho đường ruột.
Một điều lưu ý nữa khi dùng đậu là mọi người cần bỏ thói quen đãi bỏ vỏ. Vỏ các loại đậu mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Nếu đậu đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt gần như không có.
Theo Helino
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Sáng 25.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018 tại TP.Việt Trì, Phú Thọ Đội hình nghi lễ dâng hương tại Lễ hội Đền Hùng 2018 được chuẩn bị và tập kết từ rất sớm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hơn...