[Chế biến]- Bánh gang
Đập trứng cho vào tô rồi khuấy tan, chú ý khuấy nhẹ tay đừng để trứng nổi bọt. Cho tiếp 50g bột ca cao và 2 ống va ni vào khuấy đều, rồi lược lại qua rây.
Ảnh: Anh Khoa
Nguyên liệu:
- 6 trứng vịt
- 300g đường thẻ
Video đang HOT
- 300 ml nước cốt dừa
- 50g bột ca cao
- 2 ống va ni
- Dầu ăn (hoặc bơ).
Thực hiện:
- Đập trứng cho vào tô rồi khuấy tan, chú ý khuấy nhẹ tay đừng để trứng nổi bọt. Cho tiếp 50g bột ca cao và 2 ống va ni vào khuấy đều, rồi lược lại qua rây.
- Đường thẻ và nước cốt dừa nấu sôi sao cho đường tan đều, sau đó lược lại cho sạch, để nguội.
- Chế phần nước cốt dừa nói trên vào hỗn hợp trứng đã lược rồi khuấy đều một lúc.
- Thoa dầu ăn (hoặc bơ) quanh khuôn bánh tròn 25 cm rồi cho khuôn vào lò nướng, để khoảng 200 độ C. Khi khuôn bánh thật nóng thì cho hỗn hợp trứng và nước cốt dừa vào, nướng ở nhiệt độ 175 độ C trong khoảng 30-45 phút là bánh chín.
- Để nguội bánh, cắt thành lát vừa ăn cho ra đĩa. Bánh nướng khéo là bánh có nhiều “rễ tre” khi cắt.
Theo TNO
Ngọt ngào mít hấp
Mít hấp, một món ăn dân dã luôn khiến ta nhớ quê nhà đến nao lòng mỗi khi đi xa.
Để làm được món ăn này, khâu đầu tiên là chọn mít có múi lớn và độ săn giòn. Bước kế đến phải biết cách làm nhân để món ăn trở nên hấp dẫn. Nhân mít được làm chủ yếu từ đậu đen và hạt mít. Sau khi lấy hạt từ trong múi mít ra, đem hạt mít và đậu đen nấu riêng, nấu vừa chín cốt sao không mềm lắm, bởi lẽ nếu quá mềm thì chất ngọt bùi của hai thứ này không còn.
Trộn hai thứ cùng với tiêu, bột ngọt, muối, rồi cho vào nồi hấp trên lửa nhỏ khoảng non nửa tiếng đồng hồ. Sau đó cho hỗn hợp này vào cối giã nhuyễn. Càng nhuyễn thì càng ngon, càng bám, càng thấm vào ruột mít. Hỗn hợp phải nhuyễn và quyện vào nhau đến độ sờ tay vào là cảm nhận được sự mát mịn. Tiếp đến, cho tất cả vào ruột những múi mít và nắn lại như hình dáng ban đầu của nó. Khâu cuối cùng là hấp mít.
Dùng một cái nồi đất loại lớn, cho vào một ít nước, đặt vào lớp vỉ mỏng bằng tre, xếp mít lên. Để vỉ được bảo quản lâu và mít hấp được thơm, người dân quê tôi đan vỉ bằng cật tre (phần da ngoài của thân tre) mà phải là tre già. Muốn múi mít nhìn nuột nà, người ta đậy lên một lớp lá chuối non và canh lửa nhỏ đều. Hấp độ nửa giờ thì mít chín. Những múi mít này có màu vàng nhạt trông đẹp mắt và bốc khói thơm lừng.
Mít hấp để nguội ăn mới ngon, mới thấy được vị bùi bùi của hạt mít giã nhuyễn, chất ngọt thanh thanh và mặn mặn của đậu đen, vị cay cay của tiêu, hương thơm đồng nội từ từ lá chuối non, từ lũy tre làng mát dịu những buổi trưa nồng. Món ăn này, người dân quê tôi dùng để thay cơm trong những ngày giáp hạt, hoặc những ngày mưa gió bão bùng...
Theo TNO
Dây mỏ quạ - món ngon nơi miền Tây Trong số nhiều loại rau "cây nhà lá vườn" ở Cần Thơ như cải trời, cù nèo, rau nhút, lá cách... có đọt và bông của một loài rau rất lạ đó là dây mỏ quạ. Mỏ quạ là loại dây leo, mọc hoang trong tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dây mỏ quạ thường mọc vào đầu mùa mưa...