[Chế biến] – Bánh gấc nhân đậu xanh mềm ngon, đỏ mọng như hồng chín
Thưởng thức món bánh gấc dẻo dẻo, thơm thơm hấp lại có màu đỏ đẹp mắt chắc chắn ai cũng sẽ thích.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 400gr bột nếp (dùng bột nếp Thái mua tại các siêu thị)
- 200gr đậu xanh cà vỏ
- 200gr đường
- 50ml dầu ăn
- 1 quả gấc
- Vừng đen
- Dừa nạo
- Nước ấm 100ml
- 1 nhúm muối tinh
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH GẤC
Bước 1: Làm nhân đậu xanh
- Ngâm đậu xanh trong vòng 3 tiếng, đem hấp chín. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và 100gr đường rồi xay thật nhuyễn.
- Cho phần đậu xanh đã xay nhuyễn cùng một ít bột nếp (cho bột nếp để đậu xanh trong và nhuyễn hơn), 1 nhúm muối nhỏ khoảng 1/3 thìa cà phê.
- Cho vào chảo chống dính sên, cho thêm 50ml dầu ăn để lửa nhỏ và đảo đều tay khi đậu gần khô thả dừa nạo vào đảo đều đến khi đậu xanh trở lên khô ráo hơn vun thành khối trên chảo không chảy ra là đậu đã được. Lúc này cho vào đậu xanh, chút vani hoặc dầu chuối để phần nhân có mùi thơm hấp dẫn hơn rồi tắt bếp để nguội.
- Đậu xanh nặn thành những viên bằng quả mận nhỏ.
Bước 2: Gấc bổ đôi lấy ruột, bỏ hạt, đánh với một chút rượu.
Video đang HOT
Bước 3: Cho phần đường còn lại vào 500gr bột nếp (100gr đường) cho từ từ nước ấm vào trộn đều, sau đó cho thịt gấc vào nhào thật dẻo (có thể cho cả phần thịt và hạt vào nhào cùng, khi bột và gấc quện đều nhau mình mới bỏ hạt ra).
Bước 4: Phần bột sau khi đã nhào xong thì chia thành nhiều phần bằng nhau khoảng 13-14gr một miếng nhỏ (có thể đậy màng bọc thực phẩm cho bột nghỉ 15-20 phút hoặc có thể đem nặn ngay).
Bước 5: Dàn mỏng từng viên bột, cho nhân đỗ xanh vào, bao kín, nặn tròn, đặt dưới các miếng giấy nến nhỏ hoặc lá chuối có phết chút dầu ăn (để chống dính).
Bước 6: Đun nồi nước đặt vỉ hấp lên nồi, đợi nước sôi đặt bánh lên trên, hấp 15-20 phút là bánh chín.
Bước 7: Có thể cho vừng đen lên trên mặt bánh trước khi hấp và sau khi hấp đều được. Dùng tay ấn lõm phần giữa bánh rồi rắc vừng đen và dừa lên trên.
Đợi bánh nguội dùng màng thực phẩm bọc và xoắn lại cho bánh bóng và nhìn mọng hơn.
Còn thích đơn giản mộc mạc thì gói vào lá chuối hấp xong rất thơm mùi lá chuối. Bánh nhìn rất giống quả cà chua và hồng đỏ mọng ngọt ngào và giàu vitamin, rất tốt cho mắt.
Lưu ý: Bình thường với công thức trên sẽ trộn thêm với 150gr bột gạo tẻ để bánh khi hấp sẽ đứng bánh hơn, tùy ý.Khi hấp có thể phủ một tấm khăn mỏng để tránh cho nước chảy vào bánh.
Chúc bạn thành công với cách làm bánh gấc đỏ mọng, mềm thơm này nhé!
Theo Tô Hưng Giang
Khám phá
[Chế biến] - Chè trôi gấc thơm ngon, nóng hổi cho Rằm tháng Giêng
Chè trôi nước trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy...
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Nguyên liệu phần nhân: 150gr đậu xanh không vỏ; 80gr đường; một ít dừa bào; 1 chút xíu muối; 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi hay vani
- Nguyên liệu phần bột: 170gr bột nếp; 100gr gấc tươi; 50ml nước ấm.
- Nước đường: 1 miếng gừng thái lát; 250gr đường nâu; 1 lít nước.
PHẦN 2: CÁCH LÀM CHÈ TRÔI GẤC
Bước 1: Đậu xanh ngâm 3 tiếng hay qua đêm, sau đó vo sạch, cho vào nồi cùng với khoảng 700ml nước cùng muối, bắc lên bếp nấu lửa vừa cho đến khi đậu xanh mềm, nước hơi cạn thì tắt bếp. Xay nhuyễn phần đậu này.
Bước 2: Cho hỗn hợp đậu xanh vào chảo cùng đường nước hoa bưởi/vani, bắc lên bếp sên lửa hơi thấp. Trong thời gian sên thỉnh thoảng đảo cho nhân không bị cháy. Khi nhân hơi sánh quyện thành 1 khối dẻo thì cho dừa non vào đảo đều tắt bếp, để hơi nguội trước khi vo viên.
Bước 3: Gấc và nước ấm cho vào tô trộn đều, lược qua rây mình có khoảng 90-100ml.
Bước 4: Bột vani cho vào âu, sau đó cho phần gấc mịn vào mang bao tay trộn. (Nếu bột hơi khô thì cho thêm chút nước ấm, hoặc ngược lại).
Khi trộn bột thành 1 khối dẻo không dính tay thì bọc lại, để bột nghỉ 30 phút.
Bước 5: Lấy 1 ít bột vo tròn, đè dẹp, sau đó cho viên nhân đậu xanh vào vo tròn.
Bước 6: Nấu 1 nồi nước, chờ nước sôi cho các viên trôi gấc vào luộc lửa vừa.
Bước 7: Khi viên bột nổi lên thì nhẹ nhàng vớt ra cho vào âu nước lạnh (cách này giúp viên chè trôi bóng đẹp).
Bước 8: Cho hết phần nước đường vào nấu sôi.
Bước 9: Bạn vớt các viên trôi gấc từ âu nước lạnh cho vào nấu riu riu lửa khoảng 10-15 phút là tắt bếp.
Chè trôi gấc múc ra chén, dùng nóng hay lạnh đều ngon.
Màu đỏ của chè trôi gấc sẽ giúp Rằm tháng Giêng thêm ý nghĩa!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món chè trôi gấc!
Theo Lâm Anh Đào
Khám phá
[Chế biến] - Vợ đảm vào bếp nấu xôi hạt dẻ đậu xanh cốt dừa béo bùi cho cả nhà vào bữa sáng Bữa sáng mà được thưởng thức món xôi hạt dẻ đậu xanh thơm ngon cùng vị beo béo của cốt dừa thật hấp dẫn. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Gạo nếp: 200gr - Hạt dẻ: 300gr - Đậu xanh cà vỏ: 100gr - Dừa bào sợi: 1 ít - Muối: 1 ít - Dầu ăn: 2 thìa - Nước cốt dừa...