[Chế biến]-Bánh đúc tôm thịt
Bạn nghĩ bánh đúc làm thật lằng nhằng, phức tạp, bạn thử cách làm sau xem sao.
Nguyên liệu:
* Bột:
- 140g bột gạo tẻ
- 20g bột năng
- 1 nhúm muối
- 500 ml nước dùng hầm từ xương
- 10 ml dầu ăn
* Nhân:
- 150g thịt nạc vai xay
- 100g tôm bóc vỏ thái hạt lựu
- Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở, thái nhỏ
- 1/2 củ hành tây thái hạt lựu, gia vị nước mắm, tiêu xay.
Tất cả trộn đều, xào chín và trộn thêm ít dầu tỏi phi.
Video đang HOT
Xếp khuôn vào nồi hấp.
Cách làm:
- Trộn tất cả các nguyên liệu dùng để pha bột. Khuấy đều, để khoảng 20 phút cho bột nở.
- Chuẩn bị những chiếc khuôn hoặc bát ăn cơm, quét dầu trong lòng khuôn.
- Đặt nồi hấp lên bếp, nấu sôi nước. Xếp khuôn vào nồi hấp. Múc 1 muỗng bột đổ vào từng khuôn. Đậy nắp. Hấp vài phút đến khi bột chín thì đổ tiếp một lớp nữa lên trên. Lặp lại đến khi gần đầy khuôn. Ở lượt cuối cùng, xúc hỗn hợp tôm thịt đặt lên trên. Hấp cho bột chín.
- Lấy ra dùng nóng kèm nước mắm pha chua ngọt không cho tỏi.
Theo NS
Các quán bánh đúc nổi tiếng ở Hà Nội
Món ăn dân dã đã gắn bó với nhiều người dân Việt từ khi còn là trẻ nhỏ có rất nhiều kiểu khác nhau như bánh đúc chấm tương, bánh đúc thịt, bánh đúc nộm, riêu, cốt dừa...
Bánh đúc bày biện đẹp mắt ở quán 1946.
Đã có một thời, Hà Nội phổ biến hình thức đổi dép nhựa, lông gà lông vịt lấy kẹo kéo, đổi gạo lấy bánh cuốn, bánh đúc. Khi đó, bánh đúc được cho trong cả một thúng to có lót lá chuối. Khi có người mua, chị bán hàng lại nhanh nhảu cắt một miếng vuông vức đem cân rồi dè sẻn rót chút tương vào bát nhỏ cho khách. Với người lớn, bánh đúc trơn đúng là không có thứ gì chấm tuyệt vời hơn là tương Bần. Còn trẻ nhỏ thì khoái nhất là thi nhau nhặt những hột lạc ít ỏi trên bề mặt mịn màng của tấm bánh.
Trong những năm gần đây, loại bánh đúc chấm tương không còn bán nhiều ngoài chợ nữa mà lại đi vào các nhà hàng sang trọng. Ngoài chợ đôi khi cũng bán những miếng tròn dẹt. Còn trong các quán ăn dân tộc thì trang trí điệu đà, cầu kỳ hơn. Nhà hàng 1946 ở Cửa Bắc là một địa điểm đáng để bạn thử ghé qua thưởng thức bánh đúc chấm tương.
Bánh đúc quê bán ngoài chợ.
Hiện nay, bánh đúc thịt đang là món ăn được ưa chuộng. Được biết đến nhiều nhất phải kể tới hàng ở Lê Ngọc Hân, khen nhiều, không thích cũng có nhưng khách thì vẫn kéo tới nườm nượp. Theo xu hướng giúp khách no bụng của nhiều hàng nổi tiếng, bát bánh đúc nóng ở đây thật là đầy đặn, chắc khó có ai ăn sang bát thứ hai.
Nằm trong khu tập thể Trung Tự, hàng bánh đúc nóng chỉ tới 18h đã hết sạch. Khách tới trễ thôi đành chuyển qua ăn các loại cháo. Nhà hàng được ưu điểm là món ăn dậy mùi thơm của hành, thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng hơi béo.
Đi ăn sau 18h, may ra bạn còn chút cháy bánh đúc nộm để ăn.
Cũng hết nhanh nghỉ sớm là hàng bánh đúc ở Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 18h mới tới đây thì chắc bạn chẳng gì để ăn, may ra còn chút cháy bánh đúc còn sót lại. Nước ở đây có đôi chút khác biệt khi hơi chua chua nên ăn không thấy ngán, thịt băm mộc nhĩ cũng khá nhiều nên giá một bát là 25.000 đồng.
Ở Hà Nội còn có thêm cả bánh đúc nộm nhưng không nhiều hàng bán. Nhiều chị em sành ăn còn thích cả món bánh đúc riêu, cốt dừa nhưng quả là tìm được thì cũng thật khó nên ai giỏi nội trợ thôi đành tự chế biến ở nhà.
* Mời bạn chia sẻ thêm về các quán bánh đúc bằng cách bình luận dưới bài. Các địa chỉ do độc giả gợi ý sẽ được bổ sung vào bài viết.
Út Liên
Theo NS
Bánh đúc nộm thu hút giới trẻ Hà thành Bánh đúc không chấm tương mà chan với nước canh, ăn kèm rau sống thơm mát và ngậy đã trở thành món ăn quen thuộc, rất được ưa chuộng của giới trẻ Hà thành. Chiều chiều trên các con phố Khâm Thiên, Hàng Bạc, Hàng Cót, Mã Mây không khó để bắt gặp những gánh hàng rong bánh đúc nộm. Chỉ một đôi...