[Chế biến] – Bánh dầy đậu
Thỉnh thoảng làm món bánh dầy đậu thơm ngon này cho cả nhà thưởng thức nhé.
Nguyên liệu
- Bột nếp: 200gr
- Bột gạo: 10g (có thể dùng bột mì thay thế)
- Đậu xanh đã được cà vỏ: 100gr
- Đường: 100gr
- Nước ấm: 150ml
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 2 -3 tiếng cho thật nở.
Bước 2: Trộn chung bột nếp, bột mì và 50gr đường với nhau. Cho từ từ 150 ml nước ấm vào bát bột rồi dùng tay nhào cho đến khi bột không còn dính tay. Vo tròn khối bột để qua một bên.
Bước 3: Đậu xanh đã ngâm nở, đem đãi sạch rồi cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 15 phút cho đậu chín. Cho đậu vào cối giã cho thật nát.
Video đang HOT
Bước 4: Chia khối bột thành 12 phần bằng nhau rồi vo tròn từng phần lại. Đem trộn chỗ đậu xanh với 1 thìa ăn cơm dầu ăn và 50 gr đường. Trộn cho thật nhuyễn để đường tan hoàn toàn rồi cũng chia làm 12 phần bằng nhau và vê tròn lại (nếu thích có thể trộn thêm dừa bào sợi).
Bước 5: Ấn dẹt từng viên bột, cho viên đậu vào giữa miếng bột rồi gói miếng bột cho bao kín đậu. Sau đó lại vo tròn rồi ấn hơi dẹt.
Bước 6: Dùng lá chuối hoặc giấy bạc lót xuống đáy của vỉ hấp (nhưng không lót kín quá, phải để hở một ít cho hơi bay lên).
Xếp bánh lên trên lớp lá chuối (giấy bạc), đậy vung lại và hấp bánh trong khoảng 15 – 20 phút là bánh chín (thi thoảng nên mở vung để lau nước đọng trên vung nồi hấp, không để nước nhỏ xuống bánh sẽ làm bánh bị nhão).
Khi bánh chín, lấy bánh ra và lăn bánh qua chỗ đậu xanh còn lại sao cho đậu bao quanh hết cả hai mặt bánh.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh dầy đậu!
Theo Eva
Bánh ít lá gai, quà quê nơi phố thị
Bánh gai bé xíu với lớp vỏ đen xì, bóc ra có phần vỏ bánh bóng mịn, nếm cái dai của bột nếp, vị ngọt nhân đậu xanh hay béo béo của nhân dừa, cùng hương thơm đặc trưng nhờ lớp lá chuối gói bên ngoài.
Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay cưới, hỏi...
Lá gai có màu xanh rất đẹp mắt, cây mọc tự nhiên dọc theo các bờ rào. Ảnh: T.T.
Làm bánh ít lá gai không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Nguyên liệu đầu tiên là gạo nếp, muốn có loại bột nếp dẻo, thơm, phải chọn loại gạo nếp nguyên, không gãy và còn thơm hương lúa mới. Vo thật sạch, ngâm trong nước vài giờ cho hạt gạo nếp mềm, vớt ra và đem đi xay. Sau khi xay xong thì đăng khô bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại dùng một phiến đá nhỏ đè lên bên trên để nước trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp.
Thành phần làm nên đặc trưng của bánh là lá gai. Lá gai là loài cây nhỏ, có lá mọc so le, lá có lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh, bên trên có màu xanh, bên dưới có màu hơi trắng, mép lá hình răng cưa. Đây là một loại cây mọc nhiều ven bờ rào ở quê. Lá gai sau khi hái về, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho vào luộc chín, vớt lá gai ra, để ráo. Cho vào cối giã nát, vắt lấy nước và trộn với bột nếp. Có nơi người ta cho lá gai vào giã chung với bột nếp. Quá trình này đòi hỏi nhiều công sức, vì nếu giã không kỹ sẽ để lại những lợn cợn của xác lá gai, không ngon.
Bánh được gói bằng lá chuối, tạo hình mô phỏng theo nóc những ngôi chùa ở miền Trung. Ảnh: Khánh Hòa.
Bánh ít lá gai thường có hai loại nhân là nhân đậu xanh và nhân dừa. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát. Nếu là nhân dừa thì chọn loại cùi dừa già, bào ra thành từng sợi nhỏ, bò vào chảo xào chung với đường cho chín tới.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu thì bắt đầu gói bánh, ngắt một ít bột nếp, vo tròn lại, ép mỏng ra, cho lên bề mặt một ít nhân dừa hoặc đậu xanh, ép phần vỏ bánh lại cho khít, vo tròn lại, thoa một ít dầu lên lá chuối, gói bánh lại và đem đi hấp.
Bánh có vỏ màu đen, nhân bánh làm từ nhân dừa hay nhân đậu xanh. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi ăn, bóc lớp vỏ lá chuối bên ngoài, lộ ra bên trong là phần vỏ bánh bóng mịn, đen tuyền cùng hương thơm dịu nhẹ rất quyến rũ. Cắn một miếng bánh để thưởng thức hương thơm của lá gai hòa lẫn trong cái dẻo mềm của nếp, vị ngọt nhẹ của nhân rất ngon ngọt, đậm đà và quyến rũ.
Ở Sài Gòn, nếu muốn thưởng thức món bánh nhà quê này, bạn có thể tìm mua ở các ngôi chợ như: chợ Bà Hoa (quận Tân Bình); chợ cây Quéo, chợ Long Vân Tự (quận Bình Thạnh), chợ Thủ Đức...
Khánh Hòa
Theo VNE
[Chế biến] - bánh khoai môn nhân cốm Trời thu, ăn món này cảm thấy vừa ngon vừa ấm cúng. Cùng thử nhé các bạn! Nguyên liệu: - 2 củ khoai môn - 50g cốm tươi - 1 muỗng xúp đường - 50ml nước cốt dừa - 20g cơm dừa nạo - Bột nếp 30g - Bột năng 30g, dầu ăn. Thực hiện: - Khoai môn gọt vỏ, cắt hình tam...