[Chế biến]- Bánh da lợn
Bánh da lợn khi ăn rất mềm, ngon và có vị thơm của lá dứa, khi đã ăn rồi thì chỉ muốn ăn thêm một vài miếng bánh nữa…
Giới thiệu một chút về xuất xứ của món “bánh da lợn” này. Bánh có nguồn gốc từ miền Bắc, được dùng để làm món tráng miệng, nhưng sau này lại khá phổ biến ở Miền Nam đặc biệt là Nam Bộ. Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, va ni hay lá dứa và một số gia vị khác.
Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng khi ăn.
Công thức làm bánh:
Nguyên liệu:
- Bột năng: 250gr
- Bột gạo: 50gr
- Đường: 150gr
- Đậu xanh xát vỏ: 120gr
- Nước cốt dừa: 200ml
- Lá dứa: khoảng 3-4 lá
- Nước: 800ml
Nguyên liệu làm bánh
Video đang HOT
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh ngâm nở, đồ chín. Tranh thủ lúc đậu còn nóng bạn đem xay nhuyễn (đối với máy cầm tay), hoặc chế thêm 400ml nước cho dễ xay (đối với máy xay sinh tố). Lá dứa cắt nhỏ, thêm 400ml còn lại vào xay rồi vắt kiệt thu lấy nước cốt.
Bước 2: Nước cốt dừa, bột năng, bột gạo, đường chia làm đôi, một nửa đem hòa với hỗn hợp đậu xanh.
Bước 3: Nửa còn lại các bạn đem hòa với hỗn hợp lá dứa, lọc qua rây nếu thấy bột bị lợn cợn.
Bước 4: Láng một lớp dầu ăn vào lòng khuôn, đặt khuôn vào nồi hấp, đổ một lớp hỗn hợp lá dứa vào khuôn, hấp chín xong thì đổ tiếp hỗn hợp đậu xanh, làm tương tự cho đến khi hết bột hoặc vừa đầy khuôn (các lớp bột cần hấp chín hẳn mới đổ tiếp).
Khi chín lớp cuối cùng lấy khuôn ra, đợi thật nguội mới tiến hành lấy bánh ra khỏi khuôn
Bước 5: Dùng mũi dao lóc nhẹ vào thành khuôn, úp ngược khuôn lên dĩa để đổ bánh ra.
Bước 6: Dùng sợi chỉ khâu cắt bánh (giống kiểu xếp lạt cắt bánh chưng) thành những miếng vừa ăn
Chúc bạn thành công!
Theo PNO
[Chế biến]- Chả giò thịt tôm và khoai môn
Khoai môn: gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng xong rồi xắt sợi nhỏ, để riêng ra 1 cái tô.
Nguyên liệu:
Tôm tươi loại to;thịt heo hoặc gà xay;1/2 củ khoai môn to;4 cọng hành lá;4 củ hành tím;Muối tiêu bột tỏi;1 cái trứng đánh tan trong 1 cái chén nhỏ;Chả giò;1 cái nồi chống dính nonstick nấu súp;dầu ăn
Chuẩn bị:
Hành lá: xắt nhỏ;hành tím: xắt nhỏ;tôm: lột vỏ, chẻ phía sau lưng lấy chỉ đen ra, rửa sạch, vắt ráo nước. Bầm thật nhuyễn. Ướp tí muối tiêu hành lá hành tím bột tỏi; để riêng ra 1 cái tô.Thịt xay cũng ướp như tôm. Để riêng ra 1cái tô. Khoai môn: gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng xong rồi xắt sợi nhỏ, để riêng 1 cái tô.
Bầy hết lên bàn, trải vỏ chả giò lên dĩa mặt bằng phẳng, dùng muỗng sắt nhỏ múc một ít thịt xay trải mỏng ra size bằng 1 lòng tay, kế tiếp là tôm bầm nhuyễn trải lên trên lớp thịt, sau cùng để vài sợi khoai môn xắt sợi lên trên.
Sau đó cuốn vỏ bánh chả giò lại khỏang phân nửa cái vỏ bánh, gấp hai bên vỏ bánh lại, dùng ngón tay thấm vào trứng quấy tan chà lên vỏ bánh phía trước cho ướt, cuốn lại cho chặt. Tiếp tục làm cho hết thịt.
Bắc nồi nonstick nấu súp lên bếp, dùng nồi nonstick để chiên chả giò mục đích để chả giò không bị dính dưới đấy. Đổ dầu vào nồi khoảng 2 phân sâu. Vặn lửa vừa cho dầu thật nóng. Muốn biết dầu nóng hay chưa, thử bỏ 1 cái chả giò vô, nếu chiên sôi sùn sụt lên là đủ độ nóng. Xong rồi hạ lửa nhỏ một chút để khi chiên chả giò không bị khét. Bỏ chả giò vào chiên cho vàng. Để vài tấm giấy napkin lên trên 1 cái dĩa. Xong rồi gấp chả giò chiên bỏ lên để thấm dầu qua napkin. Tiếp tục chiên cho hết chả giò.
Dùng với bún và rau sống, chan nước mắm ớt lên rất ngon.
Theo PNO
Vị sầu riêng quyến rũ trong bánh pía Sóc Trăng Bánh pía có vị ngọt thơm của sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được. Đi dọc đường từ miền Tây về Sài Gòn, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những gian hàng bán bánh pía dọc theo quốc lộ. Bánh pía là một sản phẩm của người Hoa, nhưng từ...