[Chế biến] – Bánh cuộn hoa anh đào
Bánh cuộn hoa anh đào không chỉ thơm ngon mà còn mang nét tinh tế trong ẩm thực và sắc màu loài hoa đặc trưng của đất nước Nhật bản. công thức dành cho khuôn chữ nhật kích thước 25×35, khuôn kich thước này vừa với lò nướng từ 36l trở lên.
Nguyên liệu
4 quả trứng gà; 100 gr đường80 gr bột mỳ; 20gr bột bắp1/4 mcf cream of tartar40 ml sữa tươi; 40 gr dầu ăn1 nhúm nhỏ muối;vài giọt màu hồng, màu nâu
Cách làm:
Cách làm bạt bánh chiffon cho bánh cuộn:
- vặn lò nướng ở 180 độ C, lót giấy nến vào khuôn chữ nhật.
- Trứng gà, tách riêng lòng trắng và lòng đỏ. Cho lòng đỏ, dầu ăn và sữa vào tô, rây bột mỳ và bột bắp vào, dùng phới quậy cho các nguyên liệu hòa quyện, hỗn hợp lòng đỏ lúc này sẽ khá đặc và nặng tay.
- Đánh bông 4 lòng trắng trứng với cream of tartar, muối và 100 gr đường.
- Đánh lòng trắng trứng bằng máy đánh trứng từ tốc độ thấp đến cao. đánh lòng trắng ở tốc độ thấp khoảng 10 đến 15s, cho thêm cream of tartar và 1 tí muối, sau đó tăng tốc độ và thêm đường từ từ cho đến hết. đánh lòng trắng đến khi bông cứng, tạo vân và nhấc ngược thì lòng trắng không bị chảy.
Video đang HOT
- Trộn hỗn hợp lòng đỏ và lòng trắng:
Tạo hình hoa đào:
- Sau khi lấy khay nướng ra, giảm nhiệt độ lò còn 150 – 160 độ C, cho hỗn hợp bột bánh chiffon còn lại lên phần hoa đào vừa mới nướng. chú ý cho hôn hợp bột nhẹ nhàng và dùng spatula dàn đều khắp khay hình chữ nhật.
- Cho khay bánh vào lò, đặt ở rãnh chính giữa lò, nướng khoảng 15 đến 20p tới khi mặt bánh vàng, dùng tăm thử thấy bánh khô ráo hoàn toàn thì lấy khay bánh ra khỏi lò.
- Sau khi lấy khay bánh ra, dùng dao róc thành bánh và nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khay chữ nhật.
- Sau khi đợi bánh nguội bớt, có thể trét nhân mứt hoặc kem tươi và nhẹ nhàng cuộn bánh lại. vừa cuộn vừa gỡ lớp giấy nến ra. cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm tróc hình vẽ cây hoa đào trên bánh.
Vậy là bạn đã có một chiếc bánh cuộn có hình hoa đào rất xinh đẹp và duyên dáng, chúc bạn thành công khi thực hiện chiếc bánh này.
Theo Bepgiadinh
Bánh cuốn ngon trong Chợ Lớn
Quán bánh cuốn, bánh ướt của một gia đình người Hoa gốc Quảng Đông này nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Ba Tháng Hai (khúc gần với Lãnh Binh Thăng, quận 11). Đây là một trong những quán hiếm hoi trong khu Chợ Lớn còn bán món bánh cuốn truyền thống của người Hoa.
Bánh cuốn người Hoa chỉ là miếng bánh dày cuộn tròn, khá mềm, ăn không ngán
Nếu như bánh cuốn truyền thống của người Việt có nhân thịt, tôm, củ sắn, nấm mèo... thì bánh cuốn người Hoa chỉ là miếng bánh dày cuộn tròn, khá mềm, ăn không ngán. Món này thực ra có nguồn gốc từ thực đơn điểm tâm của người Hoa gốc Quảng, với tên gọi quốc tế thông dụng là "rice noodle rool". Có 2 cách ăn phổ biến là có nhân (xá xíu hay tôm), hoặc bánh không hấp với tàu xì (nước tương).
Khi du nhập vào Sài Gòn, cách ăn bánh ướt, bánh cuốn của người Hoa đã thay đổi đáng kể. Không còn ăn theo phần hay trong xửng hấp, mà ăn dĩa chung với những món ăn kèm rất Việt Nam như chả lụa, nem chua; bánh đậu, và tất nhiên không thể thiếu nước mắm.
Món bánh đậu ở đây cũng rất hấp dẫn với phần nhân khoai môn không lẫn vào đâu được, lúc nào dọn ra cũng giòn rụm. Chả lụa thì xắt thành thanh vuông chứ không xắt miếng như thường thấy, ăn kèm với nem chua rất ngon.
Món bánh đậu ở đây cũng rất hấp dẫn với phần nhân khoai môn không lẫn vào đâu được, lúc nào dọn ra cũng giòn rụm
Cũng làm từ bột gạo xay nhuyễn rồi tráng thành bánh (như bánh cuốn truyền thống), nhưng bánh ướt người Hoa dày hơn và không dai bằng bánh của người Việt
Quán do một gia đình người Hoa gốc Quảng mở ra đã gần 40 năm nay, chỉ bán duy nhất món bánh cuốn và bánh ướt. Cũng làm từ bột gạo xay nhuyễn rồi tráng thành bánh (như bánh cuốn truyền thống), nhưng bánh ướt người Hoa dày hơn và không dai bằng bánh của người Việt.
Một trích dẫn nhỏ để bạn có thể tham khảo thêm về tên gọi "Sài Gòn" và "Chợ Lớn": trong những năm 1776, vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay, còn Sài Gòn ngày nay trước kia được gọi là Bến Nghé) là nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hoà ngày nay) sau khi chạy lánh nạn do chiến tranh giữa Nguyễn Anh và quân Tây Sơn. So với Cù Lao Phố, Sài Gòn có nhiều lợi thế hơn hẳn do có giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi. Theo phong tục tập quán, người Hoa thường lập chợ khi đến nơi định cư mới nhằm có chỗ để trao đổi hàng hoá. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân nơi đây gọi là Chợ Lớn.
Một quán ăn ngon để khám phá hương vị hấp dẫn của món bánh cuốn, bánh ướt... theo đúng kiểu người Hoa. Gọi là vậy, chứ chắc chắn sẽ bớt ngon nếu như thiếu chả lụa, nem chua, bánh đậu, hay nước mắm... những món ăn kèm rất đặc trưng của người Sài Gòn.
Bánh cuốn Hẻm 992
992 Ba Tháng Hai, phường 12, quận 11
Mở cửa: sáng từ 6h sáng đến 11h trưa, chiều từ 1h trưa đến 10h tối
Giá: Bánh cuốn, bánh ướt (32.000đ/dĩa), bánh đậu (16.000đ/cái)
Theo SGAT
[Chế biến] - Bánh cuộn dâu tây Chiếc bánh thành phẩm màu vàng nhạt, điểm chút hồng nhẹ hút mắt, thoang thoảng hương vani quyến rũ, vị xốp mềm, ngọt dìu dịu, vô cùng hấp dẫn nhưng cũng lại rất dễ thương. Chuẩn bị:60gr bột bánh ngọt (cake flour); 3 trứng gà; 1/2 tsp bột nở 1/4 cream of tatar (chất làm cứng lòng trắng trứng); 25gr dầu ăn; 30gr...