[Chế biến] – Bánh bá trạng
Bánh bá trạng là một loại bánh của người Hoa, thường được dùng để cúng trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch). Nhìn về hình dáng bên ngoài, bánh bá trạng tương tự như bánh ú, nhưng to hơn, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn.
Nguyên liệu: cho 24 bánh
Cho phần nếp:
- 1 kg nếp
- 1 muỗng canh muối
- muỗng café đường
- 60ml dầu
Cho phần nhân:
- 300g đậu xanh đã đãi vỏ
- kg thịt ba rọi
- 2 muỗng canh nước tương
- muỗng café ngũ vị hương
- 1 nhúm tiêu
- 12 lòng đỏ trứng muối
- 24 tai nấm đông cô khô
- 50g tôm khô (khoảng 48 con)
- 50-100g đậu phộng
- Lá tre khô (2 xấp)
- Dây lát (hoặc dây chuối) để buộc bánh.
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị nếp:
- Ngâm nếp qua đêm (hoặc ít nhất ngâm 3 giờ). Xả sạch, vớt ráo. Sau đó trộn dầu, muối và đường vào.
- Để nếp dễ gói hơn, thì đun nóng dầu, cho nếp, muối, đường vào đảo đều để nếp ra nhựa, hơi kết dính.
Video đang HOT
Bước 2: Chuẩn bị đậu:
- Ngâm đậu qua đêm hoặc ít nhất ngâm 4 giờ. Xả sạch, vớt ráo.
- Trộn đậu với 1 muỗng café muối, muỗng canh đường. Ướp đậu ít nhất 1 giờ.
Bước 3: Chuẩn bị thịt:
- Ba rọi cắt miếng vừa ăn, cắt thành 24 miếng, ướp với muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, muỗng café ngũ vị hương, 1 nhúm tiêu. Trộn đều, đậy lại, cho vào tủ lạnh 2-3 ngày cho thịt ngấm hoặc ít nhất là ướp thịt qua đêm.
Bước 4: Chuẩn bị các phần khác của nhân:
- Tôm khô ngâm mềm
- Nấm đông cô ngâm mềm, có thể chia đôi nếu nấm lớn.
- Đậu phộng nấu vừa mềm, vớt ráo.
- Cho 2 muỗng canh dầu vào chảo, xào tôm khô, nấm đông cô, đậu, nêm muỗng canh đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng canh nước tương, chút tiêu.
- Trứng muối chia đôi thì được 24 phần.
Bước 5: Chuẩn bị lá:
- Lá tre, dây lát rửa sạch.
- Đun sôi nước, cho lá tre và dây lát vào trụng sơ cho héo để dễ gói, lá không bị giòn vỡ.
Bước 6: Gói bánh:
- Đặt tất cả các phần đã chuẩn bị gần nhau.
Xếp lá: Đặt 2 lá tre chồng lên nhau theo chiều dài, so le (1). Gấp lá thành hình phễu (2,3,4). Đặt thêm 1 lá nhỏ vào (5,6) để tăng chiều cao cho phễu và lá được dày không bị bung khi gói và nấu.
Cho nguyên liệu vào lá:
- Cho 1-1,5 muỗng canh nếp vào đáy phễu, dùng muỗng ép cho nếp trải mỏng ra (7)
- Cho1-2 muỗng café đậu xanh vào, rải mỏng (8)
- Cho 1 miếng thịt, 1 tai nấm đông cô, lòng đỏ trứng muối, 2 con tôm khô, vài hạt đậu phộng lên trên đậu (9)
- Rắc thêm 1 muỗng café đậu xanh (10)
- Thêm 1-1,5 muỗng canh nếp lên trên (11)
Gói bánh:
- Dùng phần là dài, ém nhẹ cho các nguyên liêu dẽ xuống và đáy phẳng (12), rồi để thẳng trở lại.
- Gấp 2 mép (ở 2 bên phần lá dài) để tạo 2 cạnh (13), dùng tay giữ 2 cạnh này (14)
- Gấp phần lá dài vào (như vậy ta được phần đáy bánh hình tam giác và bánh có dạng chóp nón (15)
- Ép sát 2 phần lá dư ở đáy vào cạnh bên (16).
- Phần lá dài còn dư bẻ gấp qua một mặt (17,18)
- Cột dây nhiều vòng quanh các mặt chóp nón, gút lại (19, 20,21,22,23,24)
Làm lần lượt hết nguyên liệu.
Bước 7: Nấu bánh:
Cho bánh vào nồi, đổ ngập nước, dùng vật nặng (ở đây mình dùng một đĩa sứ) đè lên để bánh được ngập trong nước. Đậy nắp, đun sôi lên thì nấu thêm 2 giờ trong nước sôi cho bánh chín.
Vớt bánh ra khỏi nồi, treo lên cho bánh thật ráo (ít nhất 1-2 giờ).
Bánh để được 2 ngày bên ngoài, nếu cho vào tủ lạnh có thể để 5 ngày. Cho vào ngăn đông có thể trữ đến 2 tuần, sau đó cho vào lò vi sóng hâm lại.
Tuy chuẩn bị nhiều công đoạn, nhưng cảm giác cả nhà quây quần cùng gói bánh, chuyện trò rất vui.
Bánh nhân mặn dẻo thơm dâng hương cúng ông bà hoặc làm quà biếu cũng rất đặc biệt đấy.
Chúc các bạn có những chiếc bánh bá trạng xinh xắn, thơm ngon đón Tết Đoan Ngọ!
Theo Eva
Ngọt lành từ mướp
Trong nhiều loại rau củ có tác dụng giải nhiệt, mướp được nhiều người ưa thích do vị ngọt, mềm, lại có thể kết hợp với nhiều thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng.
Hấp lươn
Thịt lươn mát và giàu đạm, kết hợp với mướp, món ăn tuy thanh đạm nhưng rất bổ. Lươn chọn con vừa phải, bụng vàng lưng đen thi thịt mới chắc. Rửa sạch nhớt bằng muối và nước cốt chanh, lọc bỏ xương, cắt sợi vừa ăn. Nấm mèo ngâm nở cắt sợi. Mướp hương gọt bỏ vỏ, khoét ruột ở giữa để lại hai đầu. Bắc chảo dầu chờ nóng, cho tỏi và hành tím băm nhuyễn vào phi thơm, cho lươn vào xào sơ rồi cho tiếp nấm mèo vào, nêm gia vị rồi trút vào bụng mướp, đem hấp cách thủy, trái mướp vừa chín mới ngon. Rắc thêm tiêu và hành lá vào. Ăn nóng.
Ảnh minh họa: internet
Nhồi tôm hấp xốt dầu hàu
Tôm nấu với mướp đa ngon, mướp nhồi tôm hấp không chi ngon ma con đẹp mắt. Tôm rửa sạch ngâm với nước muối khoảng 15 phút cho săn thịt, bóc bỏ vỏ, bỏ đầu, giữ đuôi, rút chỉ đen trên lưng. Dùng dao nhỏ đâm xiên qua lưng tôm để tạo khe hở rồi nhét đuôi tôm qua khe hở, cho đuôi ló ra. Mướp gọt vỏ, cắt khúc, khoét bỏ ruột rồi đặt tôm vào, xếp lên đĩa đem hấp cách thủy. Mướp đừng để chín quá sẽ mềm không định hình được. Bắc chảo dầu phi thơm tỏi, cho dầu hàu và nước vào, nêm thêm đường, hạt nêm tùy khẩu vị, có thể cho ít bột bắp cho xốt hơi sệt lại, rưới lên mướp vừa hấp chín.
Xào ếch
Mướp có thể xào với nhiều thực phẩm khác nhưng xào với ếch sẽ ngon ngọt hơn hẳn. Ếch làm sạch, bóp với ít rượu để khử mùi tanh rồi chặt miếng vừa ăn, ướp với hành băm nhỏ, ít ớt bột và bột nêm cho gia vị ngấm vào thịt ếch. Mướp gọt bỏ vỏ, cắt miếng xéo. Bắc chảo lên làm nóng dầu, cho tỏi vào phi thơm, cho ếch vào đảo đều, thịt ếch săn thả tiếp mướp vào, xào nhanh với lửa lớn, cho thêm ít nước để thức ăn không bị cháy. Mướp chín nêm lại gia vị và chút nước mắm cho vừa ăn. Múc ra đĩa rắc thêm hành ngò và tiêu. Chấm nước mắm hoặc nước tương tùy thích.
Xào da heo
Ngoài mướp, cần chuẩn bị thêm da heo khô và nấm đông cô khô. Nấm đông cô rửa sạch rồi ngâm với nước nóng cho mềm, vớt ra làm ráo rồi cắt miếng vừa ăn. Da heo khô đem ngâm nước cho nở, thêm ít giấm vào để khử mùi hôi, vớt ra cắt thành miếng hình chữ nhật; sau đó, bóp với ít rượu trắng và gừng giã nhỏ, đem xả thật sạch, da sẽ trắng và không còn mùi. Phi thơm tỏi, cho nấm đông cô vào xào trước rồi đến da heo, cuối cùng là mướp, nêm nếm với hạt nêm, đường và nước mắm. Mướp chín cho thêm hành lá cắt khúc vào đảo đều rồi tắt bếp.
Nâu canh vơi nghêu
Mướp đã ngọt nấu với nghêu món canh thêm vị ngọt đậm đà, ăn với cơm tuy đơn giản nhưng rất tuyệt. Nghêu ngâm sạch cát, tách vỏ lấy thịt, ướp thịt nghêu với hạt nêm và tỏi băm để thấm. Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc xéo. Rau dền nhặt, rửa sạch để ráo. Đun nóng dầu, thả thịt nghêu vào xào nhanh trên lửa lớn, sau đó trút ra tô để riêng. Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi thả mướp vào, mướp vừa chín thả tiếp rau dền vào, nêm gia vị. Sau cùng thả nghêu vào, nêm lại cho vừa ăn thì tắt bếp, không nấu lâu vì nghêu sẽ bị dai. Khi ăn rắc thêm tiêu và hành ngò.
Nấu canh thịt gà
Thịt gà phi lê, cắt miếng, ướp với hành băm nhỏ, muối, hạt nêm và ít đường. Mướp cắt khoanh. Nấu nước sôi thả thịt gà vào nấu, hớt bọt cho nước trong, sau đó cho mướp vào nấu chín, nêm gia vị lại cho vừa khẩu vị rồi nhấc xuống. Rắc tiêu và hành ngò lên tô canh.
Theo PNO
[Chế biến] - Đậu cô ve xóc trứng muối Từng viên đậu cô ve xóc trứng muối giòn ngọt, thơm thơm vị gừng tươi quyện trong cái bùi béo của lòng đỏ trứng làm nên vị ngn đặc biệt của món ăn này. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món đậu cô ve xóc trứng muối: - 20 quả đậu cô ve - 1 lòng đỏ trứng sống -...