Chè bà cốt
Chẳng ai biết cái tên gọi ‘ chè bà cốt‘ bắt nguồn từ đâu, nhưng từ lâu món chè thơm ngon này đã trở thành món ăn quen thuộc ở nhiều gia đình Hà Nội.
Vị chè ngọt dịu cùng vị cay nồng của gừng tươi hoà vào vị béo bùi của nếp cái hoa vàng, mặc những ồn ã ngoài kia, bát chè giống như một dấu lặng để lòng người dịu lại, để chầm chậm tận hưởng những giây phút sum vầy cuối năm. Là ngọt ngào, là đủ đầy, là ấm nồng yêu thương.
Chè bà cốt truyền thống thường được ăn kèm với xôi vò, món xôi thanh khiết mà người Hà Nội yêu thích. Để nấu món chè bà cốt cũng chẳng khó khăn gì trong việc tìm nguyên liệu, chỉ cần nếp cái ngon, đường mật thơm và gừng bánh tẻ giã vào. Nếp cái hoa vàng chọn hạt trắng mẩy, vo thật kỹ, gừng bánh tẻ giã nát vắt lấy bát con nước cốt và đường mật đun chảy. Độc có vậy thôi nhưng cái sự khéo léo nằm ở công đoạn nấu nếp ấy. Ngày nay để nhanh nhiều người nấu thành xôi rồi mới đem nấu chè. Tuy vậy, bạn vẫn thích cách làm thong thả của mẹ, cái gì chờ đợi cũng đáng công. Một bát chè bà cốt ngon là hạt nếp nở bung tròn, không nát như cháo, nước đường sánh, óng ánh mật vàng, vị ngọt không được gắt và vị cay cũng chỉ the the, thoang thoảng mùi gừng.
Cách nấu chè bà cốt:
1. Nguyên liệu:
- 200g gạo nếp cái hoa vàng.
- 100g đường nâu.
- 40g đường mật/ đường mía.
- 1 củ gừng bánh tẻ.
- Nồi đất/ gang dày.
- Ăn kèm xôi vò.
Video đang HOT
2. Cách làm:
- Bắc nồi cho 50g đường nâu vào đun nhỏ lửa đến khi đường tan, chuyển màu cánh gián thì nhanh tay bắc nồi ra, cho một chút nước vào nồi, bắc lên, khuấy cho nước và đường tan đều.
- Cho vào 1400ml nước, cho tiếp 50g đường nâu còn lại vào, khuấy đều cho tan.
- Tiếp đó cho gạo vào nồi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng. Khi nồi chè sôi lần đầu tiên, tiếp tục dùng đũa khuấy đều rồi chỉnh nhiệt độ bếp xuống mức nhỏ, để liu riu ninh cho gạo nở. Thỉnh thoảng lại dùng đũa khuấy nồi nhẹ nhàng.
- Khi thấy gạo nếp đã hơi nở, cho tiếp phần đường mật/ đường mía vào, nêm nếm cho vừa khẩu vị nhưng không quá ngọt.
- Đun liu riu cho đến khi gạo nở bung, cho từ từ nước cốt gừng vào, khuấy đều. Nên cho dần nước cốt gừng đến khi cảm thấy vừa khẩu vị nhưng chỉ thoang thoảng cay chứ không nồng gắt.
- Nếu ăn cùng xôi vò thì nấu loãng hơn, nếu ăn không thì nên nấu đặc hơn. Có thể thái ít sợi gừng rắc vào cho đẹp.
Cách nấu chè rau câu chân vịt bổ dưỡng lạ miệng, đơn giản dễ làm
Rau câu chân vịt không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc biệt phải kể đến là món chè.
Nguyên liệu làm Chè rau câu chân vịt
Rau chân vịt khô 100 gr (rong biển chân vịt)
Gừng 1 củ (đập dập)
Đường 400 gr
Cách chế biến Chè rau câu chân vịt
1
Sơ chế rau chân vịt khô
Cho rau chân vịt khô vào một cái thau hoặc cái tô lớn, chế nước xâm xấp mặt và ngâm khoảng 15 phút để rau chân vịt được nở nềm.
Sau khi rau chân vịt đã nở mềm thì rửa lại với 2 - 3 lần nước nữa cho sạch hết cát, sạn rồi vớt ra rổ để ráo.
Với 100gr rau chân vịt khô chúng ta sẽ có được khoảng 400gr rau chân vịt sau khi ngâm.
2
Nấu chè rau câu chân vịt
Cho rau chân vịt đã ngâm vào nồi cùng với 1.8 lít nước rồi bắc nồi lên bếp và nấu sôi ở lửa lớn.
Sau khi nước sôi thì cho đường vào, hạ lửa vừa và tiếp tục nấu thêm khoảng 15 phút nữa để rau chân vịt chín và tan ra.
Tiếp đó, thêm gừng đập dập vào nồi và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Múc chè rau câu chân vịt ra chén và thưởng thức thôi nào. Rau chân vịt vẫn còn giữ được độ giòn, dai, sực sực chứ không bị tan hết. Mùi gừng thơm nhẹ giúp món chè càng thêm phần thơm ngon.
Bạn có thể ăn chè nóng hoặc ăn cùng với ít đá đập nhuyễn, ngoài ra bạn có thể cho chè rau câu chân vịt vào tủ lạnh từ 30 - 45 phút cho chè đông lại, sau đó cắt chè ra thành từng miếng và thưởng thức.
Mùa đông xa xứ nhớ bánh tôm Hồ Tây Chị gọi cho tôi vào một ngày nước Đức chớm đông, nhiệt độ ngoài trời đã xuống 5 độ C, tuyết chưa rơi nhưng lạnh. Cái lạnh khiến lòng người hoang hoải và chị bảo chị nhớ quê nhà. Hơn 2 năm dịch bệnh hoành hành, chị chỉ có thể hỏi thăm người nhà qua những tin nhắn hay cuộc gọi qua mạng....