Chè “3 cực” nơi mây bay: cực ngon, cực sạch,…cực khổ

Theo dõi VGT trên

Người Dao đỏ ở bản Pước, xã Thổ Bình (Lâm Bình) bảo rằng không đếm được bao nhiêu cái “quăng dao” mới tới được đỉnh núi Khau Mút, chỉ biết để đến được đó phải mất nửa ngày đi bộ. Người đi phải vượt qua dãy núi Kéo Tấu, Kéo Ca, Phia Chẩu – nơi quanh năm sương giăng, mây phủ mới có thể chiêm ngưỡng những cây chè Khau Mút cổ thụ mà tuổi của nó bằng mấy đời người. Vì thế, chè Khau Mút còn được người dân ở đây gọi là chè “3 cực”: Cực sạch, cực ngon và… cực khổ.

Ở nơi gặp gỡ đất trời

Đoàn chúng tôi lên Khau Mút gồm 3 người bản địa đều là những đảng viên của Chi bộ bản Pước và một cán bộ của huyện. Từ sáng sớm, chúng tôi xuất phát ở bản Pước, đi bộ đường đồi dốc 3 tiếng đồng hồ thì đến được núi Kéo Ca. Mặt trời nhô dần đến đỉnh núi Khau Mút nhưng vẫn chẳng xua tan được những đám mây đặc quánh bao quanh.

Lên đến Kéo Ca đã xuất hiện lác đác một số cây chè Khau Mút. Đó cũng là lý do để nhiều người khi lên tới đây quay về vì đã coi như mãn nguyện được nhìn thấy chè Khau Mút. Dù mệt lả, nhưng được sự động viên của những đảng viên ở bản Pước nên chúng tôi không bỏ cuộc. Càng gần đến đỉnh núi Khau Mút, rừng càng ẩm ướt, vắt nhiều không tả hết. Chúng ngóc đầu túm lấy bước chân người dù đã được xức đầy dầu gió chống vắt. Nỗi sợ bủa vây khi vào “thủ phủ” của vắt nhưng tôi lại bị cuốn hút bởi sự tích về cây chè Khau Mút.

Chè 3 cực nơi mây bay: cực ngon, cực sạch,...cực khổ - Hình 1

Cây chè Khau Mút cổ thụ của gia đình đảng viên Phùng Vinh Chu, Chi bộ bản Pước, xã Thổ Bình.

Ông Phùng Vinh Chu là người sinh ra trên núi Khau Mút. Lớn lên, ông đã nhìn thấy cha mẹ mình trèo lên cây chè Khau Mút để hái, hãm lấy nước uống. Sau này theo chủ trương của Nhà nước, gia đình ông và một số hộ người Dao đỏ mới hạ sơn xuống bản Pước. Vì thế, ông Chu và nhiều người ở đây không còn nhớ chè Khau Mút đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng “Khau Mút” tiếng của người Dao dịch sang tiếng người Kinh là “Hết núi”. Tức là đi hết núi thì sẽ tới được nơi có chè Khau Mút. Nhưng không chỉ có vậy, chuyện về chè Khau Mút là hẳn một sự tích của người Dao về tình phụ tử.

Tương truyền xa xưa, ở dưới chân núi Khau Mút có hai cha con người Dao sinh sống. Một ngày kia, người cha già lâm bệnh nặng, cô con gái ngày ngày vào rừng hái các loại lá cây về làm thuốc cho cha uống, nhưng không khỏi. Một lần, cô quyết đi lên ngọn núi cao nhất để tìm cây thuốc về chữa bệnh cho cha. Cô đi mãi, vượt qua 4 ngọn núi thì nhìn thấy trước mặt có một cây to nhất, lá, búp xum xuê. Đang khát nước, cô ngắt thử vài búp non nhai thì thấy tỉnh hẳn người, không còn khát nữa. Đoán là loại cây quý, cô liền hái về sắc nước cho cha uống. Ít lâu sau, bệnh tình của người cha đỡ hẳn. Từ đó cô cứ vào rừng hái lá loại cây ấy về chữa bệnh cho cha. Cho tới một ngày, loại cây ấy không còn lá nữa. Cô gái lại đi hết ngọn núi này đến ngọn núi khác để tìm. Người dân trong bản cũng không còn thấy cô trở về. Họ bảo nhau đi tìm. Khi tới loại cây ấy thì thật ngạc nhiên, lá cây đã mọc ra xum xuê, búp non mơn mởn từ bao giờ. Người dân trong bản bảo nhau hái về sắc nước uống hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, tránh được đau ốm. Họ còn vượt núi, băng rừng lấy hạt của cây đem trồng. Có nhà còn chuyển hẳn lên núi Khau Mút ở để trồng, chăm sóc, bảo vệ. Và chè Khau Mút của người Dao đỏ có tên gọi từ ấy.

Những đảng viên tiên phong

Theo lời Bí thư Đảng ủy xã Thổ Bình Hoàng Văn Chinh, nếu như năm 2010, chè Khau Mút chỉ có khoảng 20 ha thì tới nay, diện tích này đã có khoảng 50 ha. Bởi bà con đã tự nhân giống bằng hạt để trồng. Ngoài ra, cùng với Dự án 661 của Nhà nước từ năm 2009 hỗ trợ nhân dân trồng chè để bảo vệ rừng phòng hộ, thì tới nay, diện tích đã lên tới 210 ha. Đầu tiên chỉ có một số hộ ở hai thôn bản Pước và bản Phú trồng, chăm sóc và bảo vệ chè Khau Mút, thì nay đã có thêm 3 thôn khác trồng. Có được những con số này phải kể tới công lao của những đảng viên nơi đây. Câu chuyện về những đảng viên Phùng Vinh Chu, Phùng Quang Sơn, La Minh Thịnh, Trương Văn Đức… đi bộ cả ngày đường lên Khau Mút để phát cỏ, chăm sóc chè Khau Mút mấy năm về trước rồi vận động nhân dân cùng làm theo vẫn còn được nhắc tới giờ.

Video đang HOT

Ông Chu kể, đường sá quá gian nan, hái được vài cân chè Khau Mút tươi phải mất cả ngày đi núi. Vì thế mà chè Khau Mút có khi bị bỏ không, bà con ít lên chăm sóc. Thế rồi, nhận thấy nếu chỉ trông vào ruộng, nương thì không thoát nghèo được. Những đảng viên ở đây đã tiên phong lên Khau Mút để phát cỏ và đốn chè, chăm sóc chè. Chỉ năm sau, búp chè ra hái không xuể. Ông Chu và một số đảng viên khác bắt đầu làm lán trên núi Khau Mút. Hái đến đâu, sao ngay tại lò rồi vận chuyển xuống núi. Ban đầu chè Khau Mút chỉ để phục vụ người dân địa phương. Sau này, khi tiếng tăm lan truyền, có hẳn “đại gia” lên tận Thổ Bình đặt mua.

Có thu nhập, ông Chu, ông Thịnh và các đảng viên khác vận động nhân dân lên núi dựng lán chăm sóc, chế biến chè. Đặc biệt là khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân ở đây trồng chè để bảo vệ rừng phòng hộ. Trong khi một số hộ còn băn khoăn không biết trồng như vậy có ảnh hưởng gì tới chè Khau Mút cổ thụ không thì ông Chu và nhiều đảng viên khác đã tiên phong nhận giống chè của Nhà nước về trồng trên núi Khau Mút. Anh Phùng Quang Thanh, người dân bản Pước bảo: “Nghe và làm theo đảng viên trồng chè vừa để bảo vệ rừng phòng hộ vừa mang lại thu nhập nên mình cũng trồng. Bây giờ, nhà mình có trên 4 ha chè. Trong đó, bố mẹ để lại trên 1 ha, còn lại là chè trồng năm 2009 do Nhà nước hỗ trợ”.

Gia đình anh Thanh đã xây nhà ở bản Pước, nhưng chủ yếu sống trên núi Khau Mút để chăm sóc và chế biến chè. Ngoài những hộ ở bản Pước thì còn nhiều hộ ở các thôn khác cũng nhận chè về trồng trên núi Khau Mút, vừa bảo vệ rừng, vừa có thu nhập khá lúc nông nhàn. Được biết từ nhiệm kỳ trước cho tới nhiệm kỳ này, Đảng bộ xã Thổ Bình đã xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã và đưa vào nghị quyết của Đảng bộ.

Bí thư Đảng ủy Hoàng Văn Chinh cho biết thêm, nhiều năm trước, hầu hết chè Khau Mút chỉ được thu hái khi đến kỳ ra búp. Nhận thấy tiềm năng lớn về giá trị kinh tế của cây chè, Đảng ủy đã chỉ đạo các chi bộ chọn một số nhóm hộ gia đình đảng viên làm nòng cốt ở các thôn để lên núi chăm sóc, đốn tỉa chè Khau Mút, phát quang lối đi. Rồi sau đó, việc làm này được các hộ gia đình khác làm theo. Nhờ vậy, người dân ở các thôn có diện tích chè Khau Mút không chỉ biết thu hái khi chè ra búp mà bắt đầu biết chăm sóc chè.

Những trăn trở…

Chè Khau Mút được người dân truyền tụng là loại chè “cực ngon, cực sạch, cực khổ”, bởi chè được hái, chế biến hoàn toàn thủ công và kinh nghiệm của người xưa để lại. Hương vị chè Khau Mút không giống với bất kỳ loại chè nào. Với vị trí trồng ở cao, quanh năm mây phủ, có sương giăng nên chè Khau Mút có hương thơm kỳ diệu. Người uống cứ từ từ thưởng thức vị ngọt dần nơi đầu lưỡi xuống cổ họng. Vị ngọt thanh mà không chát. Nếu ai được thưởng thức chè Khau Mút tưởng như đang được uống cả những giọt sương mai trên đỉnh núi. Người dân Thổ Bình thu hái chè Khau Mút vào 3 vụ chính và một vụ phụ trong năm. Chè ngon nhất nếu được thu hái vào dịp tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi tuyết bắt đầu rơi.

Nhưng để hái được 10 – 15 kg chè thì người dân phải mất nửa ngày đi lên và nửa ngày đi xuống. Do thời gian để hái rất ít nên sản lượng thu hái không được nhiều. Bình quân cứ 10 kg chè tươi mới chế biến được 2 kg chè khô. Do đó, để có được sản phẩm chè Khau Mút phải rất cực khổ. Mỗi cân chè Khau Mút hiện nay đang được người dân Thổ Bình bán với giá 180 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/kg. Trong khi các sản phẩm chè khác có giá bán cao hơn rất nhiều. Mặc dù chè Khau Mút được xem là thơm ngon có thể sánh với các loại chè tiếng tăm khác song giá bán vẫn chưa cao, chưa tương xứng với giá trị của chè Khau Mút.

Nguyên nhân là bởi chè Khau Mút vẫn được thu hái, chế biến thủ công, chưa có sự đầu tư trong quy trình chế biến cũng như cải thiện về mẫu mã. Gia đình đảng viên La Minh Thịnh trồng 10 ha chè, mỗi năm thu nhập khoảng 50 đến 60 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập chưa xứng đáng so với giá trị của chè Khau Mút và diện tích chè hiện có của gia đình ông. Ông Thịnh trăn trở: “Nếu được đầu tư thì chè Khau Mút có thể được bán với giá hàng triệu đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với giá bán hiện tại. Khi giá bán cao hơn thì đời sống của người trồng chè Khau Mút mới được cải thiện”.

Đường đi khó khăn cũng là trở ngại lớn mà chè Khau Mút vẫn chưa được tận thu. Nhiều hộ đã dựng lán, chế biến thủ công ngay trên núi. Sản phẩm chè hiện nay mới chỉ bán lẻ cho những khách hàng quen, đã biết đến thương hiệu. Làm sao để đầu ra ổn định và thị trường rộng vẫn là trăn trở của chính quyền và người dân nhiều năm qua. Bởi nếu một hộ có diện tích lớn, có khách quen thường xuyên thì một năm cũng có nguồn thu không nhỏ. Gia đình đảng viên Phùng Quang Sơn, chi bộ bản Pước trồng hơn 6 ha chè Khau Mút. Mỗi năm bình quân, anh Sơn thu nhập khoảng 50 đến 60 triệu đồng/năm.

Thổ Bình hiện có Hợp tác xã Đồng Tiến đứng ra nhận thu mua chè tươi của bà con. Hợp tác xã cũng đã được hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc, nhà xưởng, song vẫn chưa thực sự trở thành nơi tiêu thụ ổn định về đầu ra cho sản phẩm. Theo Giám đốc Phượng Quý Chu, do đường sá quá khó khăn, thời gian vận chuyển chè tươi từ núi xuống khá lâu, chủ yếu bằng cách gùi, gánh nên khi chế biến và cải thiện mẫu mã rất khó khăn. Đó cũng là lý do mà Hợp tác xã không dám thu mua với số lượng nhiều. Ngay như giải pháp cho các tổ viên mang máy móc lên núi chế biến cũng không được, vì trên núi không có điện nên vẫn chỉ sao thủ công. Trong khi nhu cầu của khách là vừa phải đảm bảo chất lượng vừa phải có hình thức đẹp. Đây cũng là một khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè Khau Mút.

Trao đổi về những trăn trở của người dân, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình Nguyễn Văn Dưng cho biết: chè Khau Mút đã được Sở Nông nghiệp và PTNT đưa vào quy hoạch vùng nguyên liệu chè từ năm 2013. Nhãn hiệu chè Khau Mút đã được công nhận song để phát triển thành thương hiệu, để nhiều người biết đến chè Khau Mút thì vẫn còn nhiều khó khăn. Giá chè Khau Mút hiện nay được người dân bán ra còn thấp so với nhiều loại chè đặc sản khác trên thị trường bởi chè chưa được cải thiện về mẫu mã cũng như chưa có nhiều người biết đến giá trị của chè Khau Mút. Hiện nay, đã có HTX đứng ra thu mua chè của nhân dân song mới được đầu tư ít, chưa phát huy được hiệu quả thực sự là nơi liên kết để tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm chè Khau Mút.

Đường giao thông cũng là trở ngại rất lớn. Để đầu tư một đoạn đường hơn chục ki – lô – mét lên tới Khau Mút phải tốn hàng chục tỷ đồng. Xác định đây là loại cây trồng có giá trị, đặc sản của huyện trong phát triển nông nghiệp, huyện cũng đã chỉ đạo một số ngành chuyên môn của huyện khảo sát, đề xuất phương án để phát triển cây chè Khau Mút. Giải pháp trước mắt là huyện sẽ hỗ trợ, khuyến khích phát triển các tổ hợp tác chế biến chè ở Thổ Bình; triển khai mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè cho người dân đồng thời từng bước đưa khoa học vào trong chế biến, sản xuất chè Khau Mút.

Từ đó cải thiện quy trình, mẫu mã và chất lượng chè; nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho người trồng chè Khau Mút. Đồng thời sẽ lưu ý tới việc đưa chính giống chè Khau Mút nguyên bản từ xưa để nhân rộng chứ không lấy giống chè từ nơi khác. UBND huyện sẽ có sự chỉ đạo đối với chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã để HTX có sự liên kết chặt chẽ với người dân trong thu mua, chế biến; tiêu thụ chè Khau Mút. Ngoài ra, huyện cũng đang nghiên cứu phương án liên kết với Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm để mở rộng thị trường tiêu thụ và tiếp tục kêu gọi một số doanh nghiệp và tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư đường giao thông lên khu vực trồng chè Khau Mút.

Ấm chè Khau Mút phả ra mùi thơm ngào ngạt trong căn lán nhỏ nơi mây bay. Câu chuyện chúng tôi kể bỗng sôi nổi khi nói về các chính sách của tỉnh như: hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ phát triển Hợp tác xã. Việc đầu tư chế biến và tiêu thụ chè Khau Mút theo quy trình vẫn là trăn trở lớn nhất của người dân. Bởi khi tiếp cận được với thị trường rộng lớn, ắt sẽ phát triển và dần dần xây dựng được thương hiệu chè Khau Mút. Còn tôi, chẳng thể nào quên được ánh mắt ngời sáng của những đảng viên và người dân thôn bản Pước trên đỉnh núi Khau Mút này, ánh mắt lấp lánh hy vọng…

Theo Thủy Châu (Báo Tuyên Quang)

Nông sản sạch loay hoay xây dựng niềm tin

Nông sản an toàn không hiếm nhưng lại chưa được người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những lý do về giá, chất lượng thì còn phải kể đến một lý do rất quan trọng đó là niềm tin. Đây cũng chính là lý do khiến nông sản sạch chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thông thường.

Quá nhiều rào cản

Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, toàn Hà Nội có hơn 1.000 cơ sở, điểm kinh doanh sản phẩm nông sản sạch. Trong đó, có 131 siêu thị, hàng trăm chợ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%, việc tiêu thụ luôn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa kém phong phú, niềm tin người tiêu dùng chưa cao.

Nông sản sạch loay hoay xây dựng niềm tin - Hình 1

Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn tại hội chợ tuần lễ nông sản sạch. Ảnh: M.N

Mặc dù Hà Nội và các tỉnh đều đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư... bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, VietGAP... nhưng hiện nay do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên cho biết: "Điện Biên có nhiều loại đặc sản như chè, gạo... chất lượng vượt trội được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại kém, việc đầu tư quản lý thương hiệu chưa tốt dẫn đến gạo tám Điện Biên bị làm nhái trên thị trường". Bà Gấm hy vọng, với việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử do ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng tại "Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" lần này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nông sản của Điện Biên.

Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam lại nêu ra những khó khăn liên quan tới chính sách về đất đai cũng đang là một rào cản. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hạn chế dẫn tới thực trạng sản phẩm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường khiến doanh nghiệp làm nghiêm túc bị lép vế, người tiêu dùng mất niềm tin. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn xuất xứ sản phẩm khiến đội chi phí làm mất khả năng cạnh tranh...

Ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, các cơ quan chức năng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước ở khâu nào phải có trách nhiệm quản chặt khâu mình được phân công phụ trách; đối với thú y phải kiểm soát tốt khâu chăn nuôi và giết mổ; ngành bảo vệ thực vật phải kiểm soát tốt việc sản xuất trên đồng ruộng...; ngành quản lý thị trường sẽ siết chặt ở khâu lưu thông, phối hợp với các lực lượng khác vây bắt các đối tượng vận chuyển hàng hóa nông sản kém chất lượng..., có vậy mới gỡ khó cho sản phẩm an toàn.

Thực phẩm sạch an toàn nhưng đắt?

Bà Nguyễn Thu Hòa- Giám đốc Doanh nghiệp xã hội KSC với cương vị là một người tiêu dùng cho biết: Hàng tháng gia đình bà tiêu thụ đến hơn 90% thực phẩm trong bữa ăn là các sản phẩm rau, củ, quả. Số tiền gia đình bà bỏ ra để mua rau, củ, quả từ 3,5-4 triệu đồng. "Trước khi mua nông sản, tôi thường chú ý tới nguồn gốc. Một là mua từ người quen ở quê, hai là mua các sản phẩm của những công ty kinh doanh sản phẩm an toàn" - bà Hòa nói.

Bà Từ Tuyết Nhung - Trưởng ban điều phối hệ thống PGS miền Bắc khẳng định, nông sản an toàn không đắt. "Gia đình tôi có 5 người, mỗi ngày ăn hết chừng 5kg rau, mỗi kg rau hữu cơ có giá trung bình là 30.000 đồng thì tính ra cả tuần cũng chỉ chi hết khoảng 150.000 đồng tiền rau sạch. Như vậy thì đâu có đắt" - bà Nhung lý giải. Mặc dù vậy, nhưng đến giờ rau hữu cơ vẫn chưa thể vào bữa cơm của đại bộ phận người dân. Tại buổi tọa đàm "Bữa cơm gia đình với thực phẩm sạch" được tổ chức chiều ngày 10.9, đại đa phần những người nội trợ đều cho rằng cái chính là họ không tin đó là sản phẩm rau hữu cơ hay rau sạch. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Lâu nay gia đình tôi thường dùng sản phẩm tại gia. Ăn hết mấy chậu cải trồng bên vệ đường, trước nhà thì ông bà ở quê lại gửi lên. Ít khi mua nông sản ngoài chợ hay siêu thị".

Mặc dù , ông Chí cho rằng, lâu nay người tiêu dùng đã "sai lầm" khi cho rằng cứ tự trồng rau thì sẽ có rau sạch. "Nhiều gia đình chọn cách trồng rau ngay bên lề đường hoặc chọn các mua rau từ người quen ở quê mà chính họ cũng không biết các sản phẩm đó chưa chắc đã là sản phẩm an toàn. Ví như rau trồng ngoài đường thì dễ bị nhiễm độc chì, còn rau ở quê thì nhiều khi bị tồn dư nitrat do bà con lạm dụng phân bón, hoặc nguồn nước, nguồn đất nằm trong vùng bị ô nhiễm" - ông Chí nói.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong
10:44:57 11/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
"Con rể lừa đảo" Lee Seung Gi bất ngờ trở mặt với gia đình vợ
20:01:47 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Đám cưới Hà Trí Quang và người yêu đồng giới: Thuý Ngân tình tứ bên Quốc Trường, 1 sao nữ bầu bí hoá cô dâu "làm loạn"!
21:50:24 12/11/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ

18:04:26 10/11/2024
Hậu quả, làm ô tô 5 chỗ bị dính vào phần đầu xe bồn, nằm quay ngang trên mặt cầu, hư hỏng nặng phần đầu và bên hông trái xe, ô tô 7 chỗ cũng bị hư hỏng nặng bên hông phải. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt về người.

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

17:40:16 10/11/2024
Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành phân luồng giao thông và đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.