CHDC Congo triển khai chiến dịch phòng chống dịch tả
Theo WHO, một chiến dịch uống vắcxin phòng bệnh tả quy mô đã bắt đầu tại Cộng hòa Dân chủ Congo trong bối cảnh kể từ tháng 1 đến nay, nước này đã ghi nhận 10.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Chiến dịch uống vắcxin phòng bệnh tả quy mô đã bắt đầu tại Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: WHO)
Ngày 27/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một chiến dịch uống vắcxin phòng bệnh tả quy mô đã bắt đầu tại Cộng hòa Dân chủ Congo trong bối cảnh kể từ tháng 1 đến nay, nước này đã ghi nhận 10.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 240 trường hợp tử vong vì căn bệnh trên.
Theo WHO, chiến dịch được bắt đầu tại tỉnh Bắc Kivu, khu vực miền Đông của Cộng hòa Dân chủ Congo, cũng là trung tâm bùng phát dịch Ebola.
Video đang HOT
Chiến dịch này được Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo thực hiện với sự hỗ trợ của WHO và các đối tác, và được Liên minh vắcxin Gavi, tài trợ. WHO tuyên bố tổng cộng có 835.183 người tại các khu vực như Binza, Goma, Kayian, Karisimbi, Kibirizi, Kirotshe và Rutshuru sẽ được uống vắcxin phòng tả trước ngày 1/6.
Trong chiến dịch này, người dân sẽ được uống liều thứ nhất vắcxin phòng tả. Sau khi thực hiện thành công, chiến dịch uống liều thứ hai sẽ bắt đầu nhằm bảo vệ hoàn toàn người dân trước bệnh tả.
Theo quyền đại diện WHO tại Cộng hòa Dân chủ Congo, tiến sỹ Deo Nshimirimana, tả là căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Sử dụng vắcxin cho người dân ở khu vực có nguy cơ cao nhiễm tả là sự đóng góp tích cực và sẽ bảo vệ hàng trăm nghìn người trước căn bệnh, đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của người dân tại khu vực này./.
Minh Châu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Dịch Ebola đã lan sang thành phố triệu dân Bunia, CHDC Congo
Bunia - thành phố lớn thứ 2 ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo với số dân gần 1 triệu người đã ghi nhận ca nhiễm Ebola đầu tiên.
Bảng thông báo các triệu chứng của Ebola tại Mangina, gần Beni, tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin này cho thấy Ebola vẫn tiếp tục lây lan tại quốc gia Trung Phi này bất chấp nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cơ quan chức năng địa phương trong việc ngăn chặn dịch bệnh này lan rộng.
Theo Bộ Y tế CHDC Congo, ca nhiễm Ebola ở Bunia được xác định ở một trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi. Hiện cơ quan chức năng nước này đang xem xét nguồn lây bệnh khi sức khỏe cha mẹ của trẻ sơ sinh này đều không có dấu hiệu bất ổn.
Trước đó, hai thành phố khác ở nước này là Butembo và Beni đều ghi nhận xuất hiện các ca nhiễm Ebola.
Tháng 2 vừa qua, người đứng đầu WHO cho biết dịch Ebola đã bị cô lập tại 2 khu vực và nhiều khả năng dịch bệnh này chấm dứt vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, quan chức này cảnh báo an ninh bất ổn tại khu vực miền Đông cản trở nỗ lực của cơ quan này trong việc phòng chống dịch bệnh lây lan. Kể từ tháng 2 đến nay, đã có 5 trung tâm điều trị Ebola bị tấn công. Tình trạng bạo lực đã khiến nhóm nhân đạo Lực lượng biên giới MSF của Pháp tạm dừng các hoạt động tại tâm dịch.
Tháng 8/2018, dịch Ebola đã tái bùng phát tại CHDC Congo và đây được cho là nguyên nhân khiến 610 người thiệt mạng, 370 người khác bị lây nhiễm cho đến thời điểm hiện tại. Đây là đợt dịch gây tử vong lớn thứ 2 trong lịch sử. Đợt dịch Ebola Tây Phi năm 2013-2016 bị cho là đã cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người.
Lan Phương
Theo TTXVN
Y tế thế giới và Việt Nam năm 2018: Ấn tượng và sóng gió Năm 2018, thế giới phải chứng khiến nhiều loại dịch bệnh cũ bùng phát ở một số nơi, tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thế giới cũng chứng kiến những bước đi tiến bộ trong việc điều trị các căn bệnh ung thư, HIV... Còn tại Việt Nam, năm qua ngành y tế có sự thành công về lĩnh vực vắc...