Chây ỳ giảm giá cước vận tải, xử phạt nghiêm hay tẩy chay?
Việc doanh nghiệp vận tải “bỏ quên” giá xăng, dầu, chây ì giảm giá cước, theo các chuyên giam, sẽ vẫn là “câu chuyện muôn thuở” nếu chưa có xử phạt nghiêm minh hay thậm chí bêu tên để người dùng tẩy chay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tục giảm giá mất cả tuần?
Nhắc lại ý kiến doanh nghiệp kêu về thủ tục kê khai giảm giá rườm rà, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ tài chính cho rằng, việc kê khai hiện đã được cơ quan chức năng “tạo điều kiện hết mức” và doanh nghiệp gửi kê khai, sau khi rà soát sẽ nhận được trả lời ngay.
Việc kê khai giá theo ông không có cản trở nhưng ông Tuấn cho rằng, sau kê khai còn những khâu kiểm định ở lĩnh vực khác.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc thực hiện các thủ tục trước khi giảm giá có thể là một trong những lý do cước vận tải chậm giảm.
Theo ông, quy trình để doanh nghiệp giảm giá hiện tại, ngoài việc kê khai với cơ quan chức năng thì còn phải đợi để thẩm định và tiến hành một số thủ tục khác như kiểm tra đồng hồ, niêm yết,…
Những thủ tục trên theo ông có thể phải tốn 7-10 ngày và đó là rào cản để doanh nghiệp giảm giá cước vận tải khi giá xăng, dầu biến động. Đây là vấn đề ông cho rằng cơ quan chức năng phải nhận thấy rõ bởi cải thiện môi trường kinh doanh đang là vấn đề cấp thiết và xuất phát từ chính những việc thực thi như vậy.
Tuy nhiên, cũng chính ông Long đặt ra vấn đề trái ngược khi giá nhiên liệu tăng thì các doanh nghiệp vận tải đều gấp rút thực hiện được ngay việc tăng giá.
“Mục đích của doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận nên nếu lợi nhuận thâm hụt thì thủ tục dù nhiêu khê đến mấy cũng phải làm thật nhanh,” vị chuyên gia kinh tế nói.
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện việc kê khai giảm giá khi giá xăng, dầu liên tục giảm. (Ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, một lý do khác theo ông Long cũng không thể bỏ qua khi doanh nghiệp chây ỳ giảm cước vận tải là ở chính phía người kinh doanh. Những đơn vị này theo ông rõ ràng chạy theo lợi nhuận và luôn muốn giữ mức cước cũ để làm lợi trên túi tiền người tiêu dùng.
Tẩy chay?
Dẫn thống kê của ngành giao thông, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay, tính tới 19/2 đã có 978 tuyến vận tải cố định và 363 hãng taxi tiến hành kê khai giảm giá với mức giảm khoảng 1%-33,3%. Mức giảm trên theo ông cơ bản hợp lý nhưng thực tế vẫn có doanh nghiệp chưa thực hiện tốt.
Để tránh tình trạng chây ỳ này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, cơ quan này đang rà soát lại quy định và sửa đổi theo hướng “xem xét mức độ hành chính mạnh hơn.” Cụ thể, nếu giá xăng, dầu giảm giá trên 20% thì các doanh nghiệp buộc phải giảm giá mà không cần cơ quan quản lý phải nhắc nhở.
Theo tính toán, tỷ lệ biến động nhiên liệu trên sẽ tác động giảm giá khoảng 5-6% tùy từng dòng xe tiêu thụ nhiên liệu khác nhau.
Chưa đưa ra đánh giá cho tỷ lệ 20% trên nhưng ông Tuấn cho biết, cơ quan chức năng đã nhận được nhiều thông tin phản hồi trái chiều cho mức trên. Nhiều thông tin phản hồi theo ông cũng góp ý có thể giảm mức trên xuống 15% hay thậm chí 10%.
“Chúng tôi sẽ đánh giá kỹ nội dung trên để phù hợp với tình hình thực tiễn,” ông Tuấn khẳng định.
Về chế tài xử phạt, lãnh đạo Cục Quản lý giá cho hay, nếu doanh nghiệp không thực hiện giảm giá sẽ bị phạt. Mức phạt theo quy định tùy từng hành vi có thể là 25-30 triệu đồng với cá nhân và tăng gấp đôi với tập thể.
Tuy nhiên, ngoài mức phạt trên, doanh nghiệp có thể phải chịu hình thức phạt bổ sung. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý sẽ tính toán việc không giảm so với thực hiện để truy thu khoản chênh lệch. Bởi vậy, mức truy thu có thể sẽ lớn hơn cả mức phạt.
Đây cũng là vấn đề được chuyên gia Ngô Trí Long nhắc tới. Theo ông Long, một lý do khác cho điệp khúc “lạc nhịp” giữa giá xăng dầu và cước vận tải là do việc thanh tra, xử phạt chưa thực nghiêm minh.
Ông cho rằng, cơ quan chức năng chưa thực hiện việc công khai để người tiêu dùng nắm bắt và thậm chí có thể tẩy chay.
Riêng với tỷ lệ giảm 20% với giá xăng dầu để bắt buộc doanh nghiệp giảm giá, chưa đánh giá đây là tỷ lệ cao hay thấp nhưng ông Long cho rằng cơ quan chức năng nên có chuẩn mực rõ ràng.
“Muốn xử phạt thì phải có chứng lý cụ thể để lúc thanh tra vào cuộc mới xử phạt được,” ông Long nói.
Theo Vietnam
Không ép, nhưng phải có chế tài cước vận tải
Xăng, dầu đã giảm giá rất mạnh nhưng cước vận tải giảm hoàn toàn chưa tương xứng, thậm chí không ít doanh nghiệp (DN) cố tình chây ỳ không giảm cước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa có chế tài để xử lý nghiêm các DN cố tình chây ỳ ngoài mệnh lệnh hành chính.
Các DN phải tính toán và giảm cước vận tải trong tháng 2
Có phải chỉ lái xe được lợi (?)
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, trong năm các DN vận tải đã có 2 lần giảm giá cước, với mức giảm trung bình phổ biến từ 3-5% trên mỗi lần kê khai. Từ đầu năm 2016 đến nay, xăng dầu tiếp tục giảm giá rất mạnh, đã có một số DN tiếp tục kê khai giảm giá cước, nhưng vẫn còn nhiều DN chưa giảm giá hoặc giảm chiếu lệ. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường thông tin, cả nước hiện có khoảng 4.000 DN tham gia vận tải khách tuyến cố định, nhưng đến nay các địa phương báo lên mới có khoảng 1.000 DN thực hiện kê khai giảm cước.
Ngoài ra, cả nước hiện có khoảng 300.000 xe taxi của 1.000 DN, song nhiều đơn vị vẫn viện các lý do để không giảm giá cước. Ông Nguyễn Hồng Trường nhìn nhận: "Giá xăng, dầu tăng là DN điều chỉnh cước tăng ngay, trong khi xăng dầu giảm sâu nhiều lần liên tiếp lại không giảm với nhiều lý do như chi phí đầu vào, phí BOT...". Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết: "Thời gian này tôi nghe các phương tiện truyền thông nói DN vận tải chây ỳ không giảm cước, móc túi người tiêu dùng mà tôi thấy xấu hổ quá. DN vận tải có phải là tội phạm đâu". Theo ông Nguyễn Văn Thanh, thực tế có nhiều DN kinh doanh chân chính, thực hiện tốt việc giảm giá nhưng cũng không ít DN đang cố tình kinh doanh như báo chí phản ánh làm ảnh hưởng đến ngành vận tải nói chung".
Đưa ra nhiều lý do để cho rằng các DN vận tải không phải "vô cảm" với giá xăng, mà do nhiều lý do, đặc biệt trong đó là do sự khoán trắng cho lái xe, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cho rằng, giá xăng giảm mà cước taxi không giảm hoặc giảm ít thì lái xe được lợi chứ DN không có lợi gì. Hiện tại hầu hết các hãng taxi đều khoán trắng cho lái xe và ăn chia theo tỷ lệ nhất định. Tuy vậy, ông Tạ Long Hỷ cũng thông tin, ngày 23-2, các DN taxi TP.HCM sẽ tính toán và giảm cước taxi. Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Thanh hoàn toàn không đồng tình và cho rằng, đây là cái dở nhất của các DN taxi hiện nay, các DN phải xem xét lại cách quản lý của mình.
Phải giảm cước trong tháng 2
Để các DN vận tải linh hoạt trong việc điều chỉnh cước, ông Tạ Long Hỷ kiến nghị, nên đưa ra biên độ dao động của giá xăng và mức thang giảm cước vận tải tương ứng. Nếu xăng, dầu giảm hay tăng giá đến 10% thì DN sẽ giảm hoặc tăng cước tương ứng. Bởi, mỗi lần các DN điều chỉnh lại giá cước thì thủ tục rất phức tạp, tốn kém chi phí. Đại diện các hiệp hội vận tải đều cho rằng, cần phải giảm thủ tục kê khai giá cước vận tải theo hướng nhanh và thuận tiện nhất, còn cứ nặng nề về con dấu thì rất khó để cải tiến.
Đối với taxi, cần nghiên cứu để các DN chủ động việc tự mình điều chỉnh đồng hồ taximet để tránh việc chậm trễ, tốn kém. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hậu kiểm, phát hiện DN làm chưa đúng, không đúng thì xử lý nghiêm, thậm chí có thể rút Giấy phép kinh doanh. Đồng tình với những ý kiến này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội thẳng thắn: "Thế kỷ XXI rồi mà các Bộ, ngành vẫn còn ngồi họp bàn để "ép" DN giảm giá cước vận tải là một sự thất bại trong quản lý. Chúng ta phải quản lý bằng chế tài, bằng cơ chế chính sách, chứ không phải dùng mệnh lệnh hành chính".
Nhìn nhận cước vận tải chính là vấn đề bức xúc của xã hội, Thứ trưởng Bộ GTVT
Lê Đình Thọ đánh giá, liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã họp bàn và đưa ra nhiều giải pháp nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. "Dù với bất kỳ lý do nào thì với cơ cấu giá thành vận tải như hiện nay, xăng dầu đã giảm sâu thì cước vận tải phải giảm. DN đừng vin vào những lý do này kia để không giảm cước".
Thừa nhận thủ tục kê khai giảm cước vận tải còn rườm rà, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT sẽ tính toán để đưa ra một biên độ nhất định của xăng dầu, tương ứng với mức tăng, giảm của cước vận tải. Việc đổi mới có thể theo hướng, nếu xăng dầu tăng, giảm 10% thì DN vận tải tự động tăng, giảm cước mà không phải báo cáo; hay vấn đề giao cho DN tự kiểm định đồng hồ tính cước phí sẽ như thế nào...?. "Tôi đề nghị các DN vận tải phải công khai, minh bạch trong giá cước vận tải. Trong tháng 2 này phải công khai giảm giá cước vận tải trên tất cả các tỉnh, thành cả nước", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu. Đối với Thông tư liên tịch 152 về điều hành giá cước vận tải, lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính sớm hoàn tất và ban hành trong tháng 3.
Xử phạt 4 doanh nghiệp vận tải
Sở Tài chính TP Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ kê khai giảm giá cước của 61 DN kinh doanh vận tải, trong đó 21 DN taxi kê khai giảm và 25 DN taxi kê khai lại giá cước nhưng vẫn giữ nguyên giá kê khai liền kề trước đó. Ngoài ra, còn có 16 DN kinh doanh vận tải tuyến cố định kê khai giảm giá cước.
Trong tháng 1-2016, Sở Tài chính TP đã chủ trì cùng liên ngành kiểm tra việc giảm giá cước tại 6 DN kinh doanh vận tải bằng ôtô (3 DN taxi, 3 DN vận tải tuyến cố định), lập biên bản xử phạt vi phạm kinh doanh hành chính 4 DN với tổng số tiền 160 triệu đồng gồm: Công ty CP ôtô khách Hà Tây; Công ty TNHH Du lịch Nguyên Minh; Công ty CP 27/7 Thanh Xuân và Công ty CP Đầu tư Phát triển thương mại Song Mã.
(Theo_An ninh thủ đô
Vì sao giá xăng giảm, cước taxi vẫn "án binh bất động"? Giá xăng hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm và đã giảm nhiều lần giảm nhưng các hãng taxi vẫn chần chừ trong việc giảm giá cước... Cước taxi chưa chịu giảm vì... thủ tục Sau khi giá xăng đồng loạt về mức thấp nhất trong vòng 6 năm, hiện chỉ còn hơn 13.000 đồng/lít, hỗ trợ rất lớn đến...