Chây ỳ giảm cước – doanh nghiệp vận tải bị coi như tội phạm
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng vấn đề giảm giá cước chậm khiến dư luận báo chí lên án quá nhiều.
Tại cuộc họp với các đơn vị vận tải nhằm có biện pháp điều chỉnh giá cước vận tảiphù hợp với mức giảm của giá xăng dầu, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, trong thời gian qua, giá xăng, dầu giảm mạnh nhưng việc điều chỉnh giá cước vận tải chưa theo kịp, đặc biệt là loại hình vận tải bằng taxi gây bức xúc dư luận.
Vì thế, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp có sự phân tích, đánh giá để đưa ra định hướng cụ thể trong việc điều chỉnh giá cước vận tải tương ứng với mức dao động của giá xăng dầu.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, chiều qua phải tức tốc từ Kiên Giang bay ra Hà Nội để dự cuộc họp nóng bỏng này. “Mấy ngày nay đài báo nói nhiều rát tai lắm. Báo chí nói là doanh nghiệp vận tải chây ỳ, móc túi người tiêu dùng khiến chúng tôi rất đau lòng. Sao mình (các DN vận tải) lại giống tội phạm như thế được. Như thế cảm thấy bị xúc phạm. Thực ra có những doanh nghiệp làm ăn rất bậy bạ nhưng đa số doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc nhưng lại đang chịu chung một cái rọ. Vì thế cần phải làm sao để phân loại, chỉ mặt đặt tên. Có những Sở GTVT yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá đồng loạt nhưng sao thế được vì mỗi doanh nghiệp có phương thức quản lý và đầu tư khác nhau”, ông Thanh bày tỏ.
Sau nhiều ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp cho rằng việc chậm giảm giá cước là do cơ chế khoán cho lái xe nên khi giá xăng dầu giảm thì chỉ lái xe được lợi chứ doanh nghiệp không được gì, ông Thanh đã xin ngắt lời và thẳng thắn nói:
“Cái dở nhất của các doanh nghiệp taxi là cơ chế khoán cho lái xe. Chính cơ chế đó nên giá xăng giảm thì lái xe có lợi còn xăng dầu tăng thì họ đình công. Việt Nam có trên 80 triệu dân nên số người đi taxi rất lớn. Để phục vụ người dân tốt hơn thì doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quản lý chứ không thể khoán trắng cho lái xe. Doanh nghiệp phải đổi mới để thu hút khách hàng, để giảm chi phí đi. Taxi kêu 50% chạy “rỗng” sao không đặt câu hỏi tại sao để chạy “rỗng”? Các anh phải thay đổi chứ cứ để báo chí nói chây ỳ, móc túi tôi thấy nhục lắm”, ông Thanh bức xúc.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam bức xúc vì các doanh nghiệp vận tải chây ỳ giảm giá cước. (Ảnh: Báo GTVT)
Tại cuộc họp, ông Thanh đề xuất một số giải pháp như: giảm thủ tục kê khai giá cước vốn được các doanh nghiệp phản ánh rất phức tạp, nhiêu khê. Ông Thanh khẳng định, theo quy định không có chuyện cơ quan quản lý giá bắt doanh nghiệp phải kê khai, bắt họ chứng minh chi phí đầu vào rồi mới đóng dấu phê duyệt. Như vậy là nhiêu khê, gây tốn kém cho doanh nghiệp và tác động đến việc điều chỉnh giá cước. Bên cạnh đó phải có chế tài với doanh nghiệp không giảm cước hợp lý nhưng cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh ngay lập tức mà vẫn phải có độ trễ nhất định. Chẳng hạn như tăng hay giảm 20% thì sẽ buộc phải điều chỉnh.
Vì thế ông Thanh kiến nghị các thủ tục hành chính phải rà lại hết sức thuận tiện theo hướng giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp. Đối với taxi, cần nghiên cứu để cho các doanh nghiệp chủ động việc tự mình điều chỉnh đồng hồ taximet để tránh việc chậm trễ, nhiêu khê, tốn kém. Nếu doanh nghiệp làm bậy thì sẽ xử lý nghiêm…
Video đang HOT
Taxi và xe khách phải giảm cước ngay
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định giá cước vận tải là theo cơ chế thị trường và dựa trên cơ chế cạnh tranh nhưng có sự điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên lâu nay sau khi báo chí phản ánh thì cơ quan quản lý cũng chỉ đi kiểm tra xem kê khai, niêm yết có đúng không. Tuy nhiên có thể khẳng định, chi phí nhiên liệu chiếm 25 – 35% thì dứt khoát khi giá xăng dầu giảm, giá cước cũng phải giảm. Chỉ có biên độ như thế nào cho hợp lý.
Trước ý kiến của các doanh nghiệp và sự của mặt của đại diện Bộ Tài chính, Thứ trưởng Thọ cũng thẳng thắn cho biết, đã đi thực tế cơ sở và thấy rằng: “Để doanh nghiệp lấy được một cái chấp thuận về giá từ cơ quan quản lý là không hề đơn giản”. Vì thế theo Thứ trưởng Thọ, cần công khai minh bạch, giảm thủ tục thì mới giảm chi phí cho doanh nghiệp từ đó có thể giảm giảm cước.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, giá xăng dầu đã giảm sâu. Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã kê khai giảm giá nhưng người dân nhìn nhận chưa như kỳ vọng. Bộ GTVT và Bộ Tài chính cũng thấy có trách nhiệm trong vấn đề này, trong đó có việc quản lý chưa tốt như: việc kê khai giá thủ tục còn phức tạp, điều chỉnh đồng hồ taximet còn mất nhiều thời gia, chi phí… nên cần khắc phục ngay trong thời gian tới bằng cách điều chỉnh các quy định khi xây dựng Thông tư mới thay thế Thông tư 152 hiện nay.
Trước mắt, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và phải coi đó là văn hoá doanh nghiệp
“Giá xăng dầu giảm rất sâu nên sau cuộc họp này taxi và xe khách tuyến cố định cần tính toán để giảm giá ngay đợt này. Đề nghị Bộ Tài chính ban hành quy trình triển khai kê khai giá một cách đơn giản không để mất nhiều thời gian, thủ tục…”, Thứ trưởng Trường đề nghị./.
Theo Báo Giao thông
Theo_VOV
Thứ trưởng GTVT: "Nới" vận tốc chạy xe để giảm ùn tắc trong đô thị
"Trước đây, trong đô thị các loại xe khác nhau thì quy định tốc độ khác nhau nên xe này tăng tốc mà xe khác lại hạn chế thì không thông suốt được và dẫn tới ùn tắc. Với hạ tầng hiện nay xe có thể chạy với vận tốc 50km/h, nhưng vì biển giới hạn chỉ 40km/h nên thành vi phạm giao thông".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết như vậy khi trao đổi với PV Dân trí xung quanh quy định mới về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường bộ trong khu vực đông dân cư trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành.
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, với việc Bộ GTVT "nới" tăng thêm 10km/h cho ô tô trong khu đông dân cư, nhiều người băn khoăn về nguy cơ mất an toàn giao thông cũng sẽ gia tăng theo vận tốc. Thứ trưởng nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Tại sao phải thay đổi Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT đang áp dụng? Vì hiện nay chất lượng hạ tầng giao thông đã tốt lên, rất nhiều tuyến đường được phân làn có dải phân cách ở giữa nên việc xe chạy đối đầu giảm đi rất nhiều. Quy định mới nâng vận tốc thêm 10km/h không áp dụng ở tất cả các loại đường mà chỉ áp dụng trên đường 2 chiều, đường có dải phân cách.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
Thông tư 13 quy định tốc độ xe chạy trong khu vực dân cư, trong đô thị và quy định vận hành xe trên quốc lộ trước đây quy định các loại xe khác nhau thì có tốc độ lưu thông khác nhau, vì vậy xe này tăng tốc mà xe khác lại hạn chế thì giao thông không thông suốt được và dẫn tới ùn tắc.
Căn cứ vào tình hình giao thông thực tế, Bộ GTVT sửa đổi Thông tư, quy định lại vận tốc lưu thông cho phù hợp, nhằm mục tiêu giảm ùn tắc giao thông.
Hiện nay ô tô cá nhân đang gia tăng, khi nâng tốc độ chạy xe trong khu đông dân cư Bộ GTVT có cân nhắc đến khả quan trong lưu thông?
Trên thực tế thì các xe vẫn đang chạy với tốc độ 50km/h, nhưng vì biển giới hạn tốc độ 40km/h nên dẫn tới vi phạm tăng lên. Ở đây người làm công tác quản lý Nhà nước phải thấy được rằng khi đường sá tốt hơn thì phải nâng tốc độ lên để tăng hiệu quả khai thác, không thể khai thác mãi theo phương án như lúc đường chưa tốt.
Nhưng tình hình giao thông đô thị tại Việt Nam vốn đã phức tạp, nếu chỉ quy định tăng tốc độ mà không có phương án điều tiết cụ thể cho từng nơi và từng thời điểm thì liệu có hiệu quả?
Phương án điều tiết ở đây là phân làn cho các phương tiện, xe máy đi một bên và ô tô đi một bên; hệ thống đèn tín hiệu giao thông sẽ chỉ dẫn cho các phương tiện lưu thông và người đi bộ; cắm lại biển báo đô thị để người tham gia giao thông nhận biết.
Trong dự thảo Thông tư 91 quy định nâng tốc độ đối với cả xe máy, nhưng Thông tư ban hành đã loại bỏ, vì sao thưa Thứ trưởng?
Lúc đầu chúng tôi dự kiến nâng vận tốc cho xe máy từ 40km/h lên 50km/h, nhưng xem xét tình hình thực tế trong khu đông dân cư, trong đô thị hiện không có làn đường dành riêng cho xe máy, vì vậy nếu nâng vận tốc đối với xe máy thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông, Bộ GTVT vẫn giữ nguyên tốc độ lưu thông 40km/h cho xe máy.
Việc tăng vận tốc chạy xe trong đô thị nhằm mục tiêu giảm ùn tắc giao thông (ảnh: Quang Phong)
Cũng liên quan đến vận tốc chạy xe, người tham gia giao thông rất đồng tình với việc nâng vận tốc trên quốc lộ bởi hạ tầng giao thông hiện nay đã tốt hơn rất nhiều, nhưng tại sao trong Thông tư này Bộ GTVT chỉ áp dụng "nới" vận tốc đối với đường đô thị và khu vực đông dân cư?
Vận tốc lưu thông trên quốc lộ đã có quy định nâng vận tốc. Với đường cấp 3 đồng bằng vận tốc thiết kế là 80km/h, nếu đoạn đường tốt thì cho chạy lên 100km/h; đường cấp 2 (đường cao tốc) thiết kế là 100km/h, nhưng những đường tốt đã được tạo nhám thì được chạy 120km/h, như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Long Thành - Giầu Dây, tới đây sẽ là Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Quan điểm của Bộ GTVT là tất cả các tuyến đường có hạ tầng tốt và điều kiện giao thông cho phép thì đều được nâng vận tốc. Như cao tốc Nội Bài - Lào Cai tới đây sẽ bỏ làn đường chạy tốc độ 80km/h để nâng vận tốc chạy xe cả 2 làn là 100km/h.
Việc nâng vận tốc trên quốc lộ đã có phối hợp liên ngành chưa thưa Thứ trưởng? Nếu người tham gia giao thông tăng tốc trên đoạn đường tốt mà bị Cảnh sát giao thông bắn tốc độ và xử phạt thì sao?
Chúng tôi đã có phối hợp liên ngành, đoạn đường nào có thể nâng tốc độ thì chúng tôi đã thống nhất với bên công an để cắm biển tốc độ cho phép lưu thông. Người tham gia giao thông hoàn có thể yên tâm sẽ không bị Cảnh sát giao thông xử phạt.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)
Theo Dantri
Phí qua trạm BOT vẫn tăng: Bộ GTVT nói gì? Bộ GTVT sẽ căn cứ vào từng dự án cụ thể cùng với nhà đầu tư đàm phán với ngân hàng để có lộ trình tăng giảm phí cho phù hợp. Phản hồi về việc Bộ Tài chính không thực hiện lùi thời gian tăng phí đường bộ qua trạm BOT như đề xuất của Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT - ông...