Chạy xe thời công nghệ, thu nghìn đô/tháng
Tận dụng cách mạng công nghệ, nhiều ngành nghề mới bắt đầu bùng nổ, phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Nhiều nhất phải kể tới các ngành nghề Logistics ( vận chuyển, cung ứng hàng hoá).
Thu tiền đô nhờ làm shipper hàng tháng
Nguyễn Văn Nam (27 tuổi) đã tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch vài năm, đăng ký chạy xe ôm cho Grap có thu nhập cũng ổn, chịu khó tháng cũng được 6-8 triệu đồng.
Ngoài chạy Grapbike, hiện giờ Nam còn nhận làm shipper chuyên nghiệp cho hãng vận chuyển Ahamove và chuyển đơn cho khách hàng thân thiết. Tính ra một tháng nếu hoạt động liên tục, ngày làm 12 tiếng thì thu nhập trung bình của Nam rơi vào khoảng 18-20 triệu đồng/tháng.
Chỉ cần làm một chân ship hàng, nhiều lái xe cũng kiếm được chục triệu mỗi tháng. Ảnh: Minh Nguyệt
“Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp tiết kiệm được sức lao động thông qua công nghệ. Nhưng với ngành giao thông vận tải thì hậu quả của cuộc cách mạng này có thể gây ảnh hưởng đến người lao động do mất đi các cơ hội việc làm, phương thức sản xuất thay đổi…”. Ông Trần Quang Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ
(Bộ Giao thông – Vận tải)
“Mặc dù có mức thu nhập tương đối cao, nhưng công việc của mình khá vất vả, có những lúc ứng tiền triệu cho khách nhưng dính quả lừa chẳng có hàng mà cũng không có khách” – Nam kể.
Video đang HOT
Không giống như anh Nam, anh Lê Văn Chung làm lái xe taxi cho hãng Grap. “Tuy lương cao, công việc tự do nhưng mình không được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” – anh Chung nói.
Do đó, anh mong muốn được công ty hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các chế độ phúc lợi như Luật Lao động quy định.
Không chỉ Grap, Ahamove, nhiều đơn vị vận chuyển khác cũng mọc lên như nấm. Thế nhưng, gần như tất cả đơn vị vận chuyển công nghệ đều áp dụng chính sách tuyển dụng và ký hợp đồng lao động kiểu thời vụ. Tất cả đều không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… hay cam kết áp dụng chế độ phúc lợi khác cho người lao động.
Ai quản lý shipper tự do?
Theo nhiều chuyên gia lao động, bối cảnh hội nhập tạo cho Việt Nam nhiều thuận lợi bên cạnh đó là không ít thách thức trong việc quản lý phát triển nguồn nhân lực.
Bà Nguyễn Lan Hương – chuyên gia lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng, xu thế chuyển dịch lao động từ chính thức sang lao động phi chính thức đang diễn ra khá mạnh mẽ. Trước bối cảnh ấy, lao động nhất định phải tự thích ứng bằng cách nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
“Cuộc cách mạng công nghệ kéo theo xu hướng chuyển dịch việc làm rất mạnh mẽ. Xu hướng chuyển dịch lao động từ chính thức sang làm việc tự do cũng không kém gì so với hướng chuyển dịch lao động từ tự do sang các công việc chính thức. Đây có thể là điều tốt với lao động, nhưng lại là bất lợi với cơ quan quản lý nhà nước” – bà Lan Hương nhận định.
Đề cập tới những thay đổi trong thị trường lao động và tác động của cách mạng công nghệ tới xu thế việc làm tại Việt Nam, ông Phạm Minh Huân – chuyên gia lao động cho rằng, đây là xu hướng tất yếu, Việt Nam cũng như những quốc gia khác chỉ có thuận theo chứ không thể chống lại.
Đặc biệt, theo ông Huân, đây sẽ là một thách thức không nhỏ với cơ quan quản lý nhà nước khi giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật, chế độ lao động – việc làm – an sinh cho nhóm lao động tự do thuộc những ngành dịch vụ vận chuyển này.
“Hơn 70% lao động của Việt Nam là lao động phi chính thức, điều này đồng nghĩa với việc họ không có hợp đồng lao động, hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Như vậy, chế độ an sinh nói chung không được đảm bảo. Một xã hội muốn phát triển bền vững thì cần phải tạo ra một nền an ninh, chính trị và cả sàn an sinh ổn định” – ông Huân nói.
Hội chợ việc làm cho lao động EPS về nướcTrung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) vừa phối hợp với Văn phòng HRD tại Việt Nam, Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ việc làm miễn phí dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước. Hội chợ được tổ chức theo phương thức phỏng vấn trực tiếp để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tham gia. Chương trình có sự tham gia của 21 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh và các tỉnh, thành phố lân cận. Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng trong phiên giao dịch này là 180 vị trí tuyển dụng như: Phiên dịch tiếng Hàn, quản lý sản xuất, công nhân kỹ thuật… với mức lương bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Thuỳ Anh
Theo Danviet
20 giờ vây bắt 3 nghi can bắn chết người ở Kon Tum
Phát hiện bếp lửa vẫn còn nóng trong rừng, hơn trăm cảnh sát Quảng Ngãi chia làm hai mũi bao vây, vừa bắn chỉ thiên vừa kêu gọi nghi can không bỏ trốn.
Chiều 28.3, Nguyễn Văn Nam (quê Hưng Yên), Trần Ngọc Chung (quê Nghệ An) và Đậu Văn Nhật (31-33 tuổi, quê Hà Tĩnh) - ba nghi can bắn chết người đã được cảnh sát di lý từ Quảng Ngãi về Kon Tum để tiếp tục lấy lời khai.
Theo điều tra ban đầu, do mâu thuẫn trong buôn gỗ, trưa 27.3, Nam cùng hai đồng phạm đến quán bida ở TP.Kon Tum rút súng bắn chết anh Nguyễn Mạnh Cương (30 tuổi) và làm anh Lê Văn Xuân (36 tuổi, cùng quê Nghệ An) bị thương. Cả ba sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường, chạy ôtô bán tải màu đỏ theo quốc lộ 24 về hướng Quảng Ngãi.
Cảnh sát truy lùng nhóm nghi can trong đêm quanh khu vực chiếc xe bị bỏ lại. Ảnh: Người dân cung cấp
Đi được 130 km, khi đến xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, thấy hàng chục cảnh sát Quảng Ngãi đang chốt chặn, nhóm này quay đầu ôtô ngược về xã Sơn Ba cách đó khoảng 20 km. Trên đường tháo chạy, ba tên vứt lại túi màu đen chứa 3 súng ngắn, 37 viên đạn, 5 hộp tiếp đạn và một quả lựu đạn.
Sau đó, sợ cảnh sát chốt chặn hai đầu, chúng lái ôtô rẽ ngoặt ở cầu Mò O, vượt địa hình sườn dốc hiểm trở đến thôn Gò Da rồi bỏ xe, chạy bộ vào rừng. Nhưng đi được vài chục mét, Nam bị cảnh sát ập đến khống chế, còn hai đồng phạm chạy thoát vào rừng.
Chính quyền địa phương đã phát loa thông báo đặc điểm các nghi can để người dân hỗ trợ khi phát hiện người khả nghi. "Một cụ bà đi thăm rẫy mì trong rừng đã thấy hai người lạ mặt với vẻ thậm thụt lo lắng, sau đó trở về trình báo", ông Đinh Văn Phua - Chủ tịch UBND xã Sơn Ba cho biết.
Túi đen chứa súng, đạn do nhóm nghi can vứt lại khi bị cảnh sát chặn bắt. Ảnh: Anh Kiên
Suốt đêm, hàng trăm cảnh sát, bộ đội tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum thay nhau tuần tra và bám nhà dân để nắm thông tin. Nhiều chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường để tìm dấu vết. Do địa hình hiểm trở, lãnh đạo địa phương đã cử người thông thuộc đường rừng để hỗ trợ, đồng thời chuyển gấp hàng trăm hộp cơm và bánh mì để tiếp sức cho lực lượng truy bắt.
Sáng 28.3, sau 20 giờ vụ án xảy ra, khi cảnh sát đang bố ráp thì nghe tiếng động và tiếng ho. Tại một chòi canh rẫy của người dân, họ phát hiện bếp lửa vẫn còn tro nóng. Phán đoán các nghi can chưa đi xa, mọi người tiếp tục truy lùng thì thấy hai tên đang núp trong bụi rậm, một người mặc áo đen, người kia mặt áo trắng.
"Nghe tiếng loa kêu gọi đầu hàng, cả hai tiếp tục trốn chạy", thượng úy Đinh Văn Hút, Trợ lý Chính trị - Ban Chỉ huy quân sự huyện Sơn Hà kể.
Ba nghi can bị bắt. Ảnh: Phạm Linh
Theo thượng úy Hút, tổ truy bắt chia làm hai nhóm đuổi theo, bắn chỉ thiên hai lần nhưng Chung và Nhật vẫn cố chạy cho đến khi không còn lối thoát. "Các nghi can bị bắt cách nhau khoảng 30 phút trong vườn keo khi không có súng hay vũ khí trong người", thượng úy Hút kể.
Theo Phạm Linh (VNE)
Diễn biến mới nhất vụ truy bắt 3 đối tượng xả súng tại Kon Tum Sáng 28.3, Công an huyện Sơn Hà đã có văn bản hỏa tốc báo cáo cho Công an tỉnh Quảng Ngãi và các ngành chức năng về việc truy bắt nhóm đối tượng xả súng bắn chết người tại tỉnh Kon Tum trước đó. Đối tượng bỏ chạy và hiện đang lẩn trốn tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Ba của huyện...