Chạy xe dưới trời mưa bão, xử lý thế nào cho an toàn?
Mùa bão đã đến và nếu phải lái ô tô dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió mạnh, mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng, tài xế cần lưu ý một số kỹ năng mang tính sống còn.
Bạn nên làm gì nếu bị kẹt trong cơn bão đang đổ bộ vào đất liền với mưa to và gió lớn. Theo BBC, nếu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải lái xe, cần lưu ý một số điều sống còn sau.
Đi chậm
Trong cơn bão luôn kèm mưa lớn và có rất nhiều nước đọng trên đường. Khi đó lốp ô tô dễ bị trượt trên mặt nước đọng, gây mất khả năng bám đường và khả năng kiểm soát tay lái. Vì vậy nên chạy chậm và kiểm soát tốc độ.
Chạy xe dưới trời mưa bão nên tiết chế tốc độ
Bob Burns, chuyên gia đào tạo lái xe, cho biết: “Tình huống mà hầu hết mọi người gặp phải khi đang chạy nhanh và nhìn thấy một vũng nước lớn trên làn đường của mình. Ở tốc độ 100 km/h, vũng nước đó có thể chỉ sâu vài cm, nhưng đủ để bánh xe mất kiểm soát. Cũng cái vũng nước đó ở tốc độ 30 km/h sẽ chỉ là một cảm hơi ồn ào chút”.
Để ý tốc độ gió
Pete Williams, người phát ngôn của RAC, tổ chức dịch vụ ô tô có trụ sở tại Anh nhận định, tốc độ cũng rất quan trọng khi đối mặt với gió mạnh. “Gió lớn có thể chui vào gầm ô tô và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xử lý và phanh.” Williams cũng khuyên nên giữ vững tay lái, vì gió mạnh không liên tục và có thể khiến tài xế mất cảnh giác.
Tốc độ gió, nhất là gió tạt ngang trong cơn bão khi vượt xe tải sẽ rất bất ngờ và nguy hiểm
Cho dù thời điểm lái xe đang có gió lớn cũng không nên hoảng sợ và đánh lái quá nhiều vì chiếc xe lúc này đang ở bề mặt trơn trượt. Cần giảm tốc độ đáng kể, càng đi nhanh, rủi ro sẽ càng lớn.
Biết tình trạng lốp xe
Sarah Robinson, một chuyên gia lái xe thử nghiệm tại Laurens Proving Grounds ở Hoa Kỳ, cho biết: “Lốp xe không chỉ là một bộ phận trên xe hơi mà chúng còn là nguồn an toàn và giúp xe hoạt động hiệu quả. Các rãnh trên lốp xe được thiết kế một cách cẩn thận để có thể thoát nước tốt nhất, hoặc đẩy bùn ra ngoài”.
Kiểm tra rãnh trên mặt lốp bằng đồng xu
Video đang HOT
Ngoài việc kiểm tra độ sâu gai lốp thường xuyên-bạn càng lái xe nhiều thì thời gian thay lốp sẽ sớm hơn, Robinson chia sẻ: “Khoảng một tháng một lần, nên dành khoảng 5 phút để tìm hiểu về tình trạng lốp xe”. Hãy thử kiểm tra bằng đồng xu, di chuyển trong những rãnh gai của các lốp còn lại và nếu độ sâu của chúng là như nhau thì không có gì đáng ngại với tình trạng lốp xe ô tô của bạn. Nếu thấy độ sâu của gai lốp dưới 1,6mm thì đây chính là thời điểm cần phải thay lốpvì nó đã bị mòn và có thể gây mất an toàn khi di chuyển trên đường.
Sử dụng đèn phù hợp
William Van Tassel, người quản lý các chương trình đào tạo lái xe tại Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ, cho biết về quy tắc giúp an toàn khi đi đường thời tiết xấu như sau: “Bật đèn mỗi khi lái xe. Bằng cách này, người đi đường sẽ dễ thấy bạn hơn.
Chạy xe dưới trời mưa bão cần bật đèn nhưng không nên để chế độ chiếu xa
Tuy nhiên, các chùm sáng cao (bật pha) sẽ bị mờ đi khi có phương tiện giao thông đang đến gần vì ánh sáng bị phản chiếu các giọt nước trong sương mù, mưa làm giảm tầm nhìn của bạn. Vì vậy nên bật đèn cos (sáng gần) và đèn sương mù trông tình huống mưa và sương mù”.
Giãn cách với xe phía trước
Tổ chức RAC đề xuất tăng khoảng cách với xe phía trước khi thời tiết khắc nghiệt, bao gồm gió giật và mưa lớn. Ví dụ, trên cao tốc thường có quy tắc phản ứng 3 giây thì trong thời tiết mưa lớn sẽ tăng quy tắc thêm thành 4 giây- tức là tài xế có khoảng thời gian 4 giây để xử lý tránh va chạm.
Chạy xe dưới trời mưa bão nên tăng khoảng cách với xe phía trước
Pete Williams nói: “Chiếc xe dễ bị thổi bay bởi những cơn gió thổi ngang. Đừng cố vượt lên trước những phương tiện cao lớn như xe tải vì điều đó có thể dẫn đến một luồng gió bất ngờ từ bên hông”.
Ở lại trên xe và bật đèn khẩn cấp
Nếu điều tồi tệ nhất đến với bạn như bị kẹt giữa đường ngập nước, bị bùn vây quanh. Đừng cố bỏ lại chiếc xe nếu không chắc thứ gì đón chờ mình bên ngoài. Chuyên gia Bob Burns nói: “Những người cứu hộ không thể nhìn thấy bạn dưới nước, nhưng chắc chắn họ sẽ kiểm tra chiếc xe. Và khi bạn đang ở trong xe, hãy đóng cửa và mở hé cửa sổ, đồng thời đảm bảo luôn có sẵn dụng cụ phá cửa sổ khẩn cấp”.
Không liều lĩnh đi qua đập tràn
Vào thời tiết bình thường, việc lái xe qua đập tràn có thể là một khoảnh khắc thơ mộng nhưng đừng dại dột làm điều đó giữa trời mưa bão. Các cơn bão thường đem theo lượng mưa lớn, chỉ cần lượng mưa này duy trì thời gian ngắn cũng đủ tạo ra cơn lũ quét xuyên qua các đập tràn.
Một chiếc xe tải bị nước lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn. Ảnh: SGGP
Sức mạnh từ các cơn lũ quét qua đập tràn đủ mạnh để cuốn trôi moi thứ, ngay cả những chiếc xe tải nặng cũng khó có thể trụ vững. Vì vậy, trước khi đến đập tràn cần quan sát kỹ, nếu mực nước lên cao và xuất hiện nước chảy xiết tốt nhất là dừng lại hoặc quay đầu xe.
Những chi tiết trên ôtô tự hỏng nếu để xe lâu ngày không sử dụng
Những chi tiết như lốp xe, bình ắc quy, dầu bôi trơn, hệ thống bơm nhiên liệu... rất dễ bị hỏng nếu xe ô tô lâu ngày không sử dụng.
Chi tiết nhựa, cao su
Các chi tiết này thường ít bị chú ý tới, nhưng cũng rất dễ bị hư hỏng sau một thời gian dài không sử dụng. Tài xế cần kiểm tra các chi tiết như đường ống dẫn nhiên liệu, đường ống điều hòa, đường ống dầu trợ lực... xem có vết rò rỉ, vết nứt hay bị chuột cắn không.
Nếu có cần có phương án thay thế và khắc phục để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển. Tốt hơn, khi xe để tồn kho lâu ngày, tài xế nên mang xe đến các cơ sở bảo dưỡng để bộ phận kỹ thuật đánh giá mức độ hư hại và bảo dưỡng lại toàn bộ các chi tiết.
Hư hỏng nhiên liệu và bơm nhiên liệu
Theo cartimes.vn, cả xăng hay dầu (diesel) nếu để lâu ngày có thể bị biến chất, dẫn đến quá trình đốt cháy diễn ra không hiệu quả. Nếu xe vẫn khởi động được, bạn nên mang xe đi đến các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng để xúc rửa lại bình nhiên liệu.
Nếu không khởi động được máy, bạn nên gọi xe cứu hộ đến trung tâm bảo dưỡng để nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ hơn. Có thể bạn cũng sẽ phải thay một số bộ phận khác nếu chúng có nguy cơ gây mất an toàn.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, nếu xe để quá lâu không sử dụng, chúng ta nên rút bớt nhiên liệu trong bình, chỉ để khoảng 10-15 lít. Điều này giúp xe tránh gặp hiện tượng chết bơm nhiên liệu và nguy cơ cháy nổ.
Hư hỏng lốp xe
Lốp xe dù không sử dụng cũng sẽ bị thoát hơi một cách tự động đồng thời làm giảm áp suất lốp
Khi lốp không sử dụng lâu ngày sẽ bị thoát hơi một cách tự nhiên và làm giảm áp suất lốp. Sau đó, lốp sẽ bị biến dạng nếu để lưu kho trong thời gian dài. Ngay cả khi bơm lại, lốp xe sẽ không thể tròn đều như trước được nữa. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhảy lốp và khiến xe không còn êm ái.
Ngoài ra, nếu xe để lưu kho lâu ngày, đặc biệt để xe ngoài trời thì các chất phụ gia làm mềm, dẻo ở trong cao su sẽ bị biến chất dẫn đến hiện tượng lốp sẽ bị chai cứng và rất dễ bị nứt gãy. Điều này sẽ rất dễ gây nổ lốp khi di chuyển trên đường cao tốc.
Do vậy, tài xế nên thay lốp mới nếu để xe lưu kho từ 2 năm trở lên, vì lốp xe không còn giữ được những đặc tính cần thiết để di chuyển an toàn trên đường.
Hư hỏng hệ thống phanh
Theo banxehoi.com, hệ thống phanh và hệ thống đánh lái là một bộ phận liên quan trực tiếp đến điều khiển và vận hành của xe. Vì vậy, tài xế cần kiểm tra hai chi tiết này để quá trình vận hành luôn mượt mà, trơn tru và đảm bảo an toàn.
Nếu để lâu ngày, hệ thống pít-tông bên trong má phanh có thể bị kẹt, gây hiện tượng bó phanh. Dầu trợ lực trên xe cũng có thể bị cạn hoặc mất tác dụng sau thời gian dài không sử dụng. Do vậy, tài xế phải kiểm tra kỹ các bộ phận này trước khi mang xe sử dụng trở lại.
Biến chất dầu bôi trơn động cơ
Dầu bôi trơn động cơ lâu ngày không được sử dụng cũng sẽ bị biến chất đồng thời khả năng bôi trơn cũng không còn hiệu quả
Dầu bôi trơn lâu ngày sẽ không được sử dụng sẽ bị mất tác dụng và khả năng bôi trơn sẽ không còn hiệu quả. Cũng theo chuyên gia khuyến cáo, dầu bôi trơn nên được thay thế sau 6 tháng ngay cả khi xe không hoạt động. Nếu dầu bôi trơn không có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ hao mòn của máy.
Nội thất
Nội thất của xe cũng rất dễ bị hư hỏng, nấm mốc và gây mùi khó chịu nếu xe không được thường xuyên lau chùi, chăm sóc thường xuyên. Hơi nước hay sức nóng làm bong tróc các chi tiết bằng da hoặc nỉ. Đối với nội thất bằng da nên dưỡng hoặc thay mới đối với nội thất bằng nỉ.
Kẹt séc-măng, hở buồng đốt
Nếu dầu động cơ lâu ngày không được thay thế sẽ bị đóng cặn và làm kẹt séc-măng, khiến séc-măng không thể làm kín pít-tông. Chính vì vậy khiến dầu lọt từ động cơ chui vào buồng đốt, điều này sẽ làm cháy dầu trong quá trình hoạt động. Khi dầu bị cháy sẽ tạo ra khói màu xanh và có mùi khét. Do vậy, một trong những công việc quan trọng nhất khi xe lâu ngày không sử dụng là thay dầu động cơ.
Hư hỏng bình ắc quy
Mặc dù xe không chạy thì ắc quy vẫn có thể hết điện bởi có nhiều chi tiết bên trong xe sẽ làm tiêu hao nhiên liệu của ắc-quy. Khi ắc-quy hết sạch pin thì khả năng chết máy sẽ rất cao, đặc biệt khi để xe thường xuyên dưới trời nắng gắt. Trong trường hợp nếu ắc quy chết hẳn thì chúng ta phải thay bình ắc quy mới.
Nắng nóng, lái xe cần chú ý những mẹo sau để tránh nổ lốp giữa đường Nổ lốp xe ô tô khi đang di chuyển không phải là sự cố hiếm gặp, thậm chí nó còn rất hay xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Trong điều kiện nắng nóng cộng với khói bụi ô nhiễm khiến cho thời tiết càng thêm oi bức ngột ngạt, nhiệt độ ở bề mặt đường nhựa tăng cao. Là bộ phận...