Cháy xe đầu kéo trên cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây
Chiếc xe đầu kéo đang kéo rơ-mooc chở container loại 40 feet lưu thông trên cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy.
Đội chữa cháy chuyên nghiệp xuống hiện trường chữa lửa nhưng đầu kéo chỉ còn trơ khung…
Khoảng 6h ngày 6/10, xe đầu kéo kéo theo rơ-mooc chở con container loại 40 feet lưu thông trên cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (hướng từ TP Hồ Chí Minh đi Đồng Nai).
Khi vừa qua trạm thu phí Long Phước khoảng 200m, thuộc địa bàn phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh thì đầu kéo bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng phát nhanh, tài xế và phụ xe bung cửa thoát ra ngoài hô hoán.
Đám cháy bùng phát mạnh khiến tài xế và phụ xe phải bung cửa thoát ra ngoài.
Một số tài xế điều khiển phương tiện lưu thông trên cao tốc đã đem bình chữa cháy xuống chữa lửa nhưng đám cháy quá lớn không thể không chế.
Ngọn lửa bao trùm đầu kéo và đe dọa container chứa hàng phía sau.
Video đang HOT
Nguy cơ ngọn lửa lan sang thùng hàng rất cao bởi lửa đã bao trùm toàn bộ đầu kéo. Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Thủ Đức phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam đã đưa phương tiện và hàng chục cán bộ chiến sĩ xuống hiện trường triển khai chữa lửa.
Vụ cháy khiến một đoạn cao tốc bị ùn ứ.
Đám cháy được dập tắt, tuy nhiên đầu kéo chỉ còn trơ khung. Các đơn vị liên quan đã phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân. Sự cố cháy trên cao tốc đã khiến ùn ứ giao thông kéo dài trên cao tốc hướng từ TP Hồ Chí Minh đi Đồng Nai
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ An Phú đến Long Thành lên 8 làn xe là cấp bách
Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phương án đầu tư mở rộng đoạn An Phú - Long Thành của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn lên 8 làn xe là hết sức cần thiết và cấp bách.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có 4 làn xe đã trở nên chật chội, riêng đoạn An Phú đến Long Thành (nút giao quốc lộ 51) lượng xe đã vượt 25% so với năng lực thông hành của đường - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định như vậy về việc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề xuất cơ quan này chấp thuận phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trước đó, trong tờ trình xin chấp thuận phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, VEC cho biết cao tốc này đã được đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Trong đó, đoạn An Phú - vành đai 2 (dài 4,5km) nền đường rộng 25,5m; đoạn từ vành đai 2 đến Dầu Giây nền đường rộng 27,5m.
Dự kiến giai đoạn hoàn chỉnh đoạn An Phú - vành đai 2 có quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 36m; đoạn vành đai 2 - Long Thành quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 42,5m; đoạn Long Thành - Dầu Giây quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 35m.
Theo thống kê của VEC, từ khi đưa vào khai thác đến nay, lượng xe qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng (trung bình khoảng 10,45%/năm).
Tính toán của tư vấn cho thấy đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao Long Thành dài gần 24,6km (giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) với quy mô 4 làn xe, hiện nay lượng xe đã vượt 25% so với năng lực thông hành của đường..
Còn đoạn từ nút giao Long Thành đến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với quy mô 4 làn xe như hiện tại vẫn có thể khai thác ổn định đến năm 2030. Đoạn từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến nút giao Dầu Giây với quy mô 4 làn xe như hiện tại vẫn có thể khai thác ổn định đến năm 2040.
Vì vậy, VEC kiến nghị được đầu tư mở rộng 19,9km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe lên 8 làn xe.
Trong đó: đoạn vành đai 2 đến vành đai 3 (km4 đến km8 770) mở mỗi bên rộng 7,5m để đạt quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 41,5m.
Đoạn vành đai 3 tới nút giao quốc lộ 51 (km8 770 đến km23 900) mở rộng thêm mỗi bên 7,5m để đạt quy mô 8 làn xe, bề rộng nền đường 42,5m.
Ngoài các cầu được mở rộng tương đương với đường, VEC đề xuất mở rộng thêm 1 làn xe cho các nhánh rẽ nút giao quốc lộ 51 (hiện các nhánh rẽ quy mô 2 làn xe, rộng 9m) để tăng năng lực lưu thông.
Tổng mức đầu tư để mở rộng 19,9km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn do VEC làm chủ đầu tư (từ km4 đến km23 900) là hơn 14.394 tỉ đồng từ nguồn vốn doanh nghiệp này tự huy động. Thời gian thực hiện từ quý 3 năm 2022 đến quý 3 năm 2026.
VEC kiến nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với UBND TP.HCM để thống nhất phạm vi TP.HCM đầu tư mở rộng 4km đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (từ km0 đến km4) với chi phí 686 tỉ đồng.
Lý do VEC không đầu tư đoạn này vì đây là đường trong đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của TP.HCM. VEC chỉ quản lý, thu phí từ phạm vi trước nút giao vành đai 2 trở đi. Trong khi đó Luật ngân sách không cho dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác nên VEC không thể đầu tư mở rộng đoạn từ km0 đến km4 cùng với nút giao An Phú.
Sau khi xem xét tờ trình của VEC, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu VEC khẩn trương hoàn thành quyết toán dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1; nghiên cứu hoàn thiện phương án mở rộng đoạn An Phú - Long Thành từ 4 làn xe lên 8 làn xe báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.
Giao thông ngày đầu dịp lễ 2-9 tại TP.HCM: Có ùn ứ nhưng vẫn 'dễ thở' Ngày 1-9 (ngày đầu đợt nghỉ lễ), người dân tại TP.HCM tranh thủ về quê và đi du lịch nên xe cộ đông dần về trưa, có xảy ra ùn ứ một vài nơi nhưng tình hình đi lại nhìn chung vẫn ổn định. 12h ngày 1-9, ô tô ùn ứ nhẹ tại khu vực phà Cát Lái (hướng TP.HCM đi Đồng Nai)...