Chạy xe 106km/h, tông chết 7 người, lãnh 11 năm tù giam
Sau hơn 1 buổi xét xử, 12h30 trưa ngày 28/1, Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tuyên phạt tài xế Lê Nhật Phương (SN 1973, trú phường 5, TP Đông Hà, Quảng Trị) 11 năm tù giam và đền bù cho gia đình bị hại hơn 2 tỉ đồng.
Đây là vụ tai nạn giao thông đặt biệt nghiêm trọng gây chấn động dư luận xảy ra vào ngày 29/4/2015 trên địa bàn Đà Nẵng làm 7 người trong hai gia đình sui gia tử vong, trong đó có phụ nữ và em nhỏ.
Bị cáo Phương tại phiên tòa
Theo cáo trạng, khoảng 10h ngày 29/4/2015, Phương điều khiển xe khách mang BKS 74B-002.37 chở theo 28 hành khách từ Quảng Trị vào TPHCM, khi đến ngã 4 đường tránh Nam Hải Vân và Hoàng Văn Thái (xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) thì va chạm với xe ô tô Camry mang BKS 43A-123.15 do anh Nguyễn Chí Hoàng Anh (SN 1987, trú phường Thanh Bình, Hải Châu Đà Nẵng).
Hậu quả, tài xế Nguyễn Chí Hoàng Anh, bà Nguyễn Thị Bảy (SN 1965, mẹ tài xế), cháu Nguyễn Chí Hoàng Nguyên (SN 2014, con của tài xế, tất cả cùng trú phường Thanh Bình, Hải Châu Đà Nẵng), ông Nguyễn Văn Bình (SN 1956, trú huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tử vong tại chỗ.
Video đang HOT
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc
Bà Phan Thị Bích Huế (SN 1962, trú huyện Bố Trạch, Quảng Bình) và chị Nguyễn Thị Hương Trang (SN 1995, trú huyện Bố Trạch, Quảng Bình) bị thương nặng và tử vong cùng ngày 29/4/2015 tại bệnh viện.
Chị Nguyễn Thị Hương Mai (SN 1991, trú phường Thanh Bình, Hải Châu Đà Nẵng) bị thương nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đến ngày 6/5/2015 thì tử vong. Hai xe ô tô mang BKS 74B-002.37 và 43A-123.15 hư hỏng nặng.
Cáo trạng của VKS nhân dân huyện Hòa Vang nêu rõ, hành vi của Lê Nhật Phương đã vi phạm vào Khoản 1 Điều 12 Luật giao thông đường bộ, vi phạm Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 13 ngày 17/7/2009 của Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoản cách của xe cơ giới.
Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do tài xế Lê Nhật Phương chạy với tốc độ 106 km/giờ nên không kịp xử lý khi phát hiện ô tô con đang vào ngã tư.
Tại phiên tòa, bị cáo Phương đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hành vi của mình. Sau quá trình xét hỏi, chủ tọa cho nói lời sau cùng trước khi nghị án, tài xế Phương đã quay đầu xuống dưới, nơi đại diện gia đình bị hại đang ngồi và xin lỗi gia đình, mong gia đình tha lỗi cho bị cáo. Bị cáo Phương cũng mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt vì hoàn cảnh khó khăn, được thi hành án tại quê nhà…
Kết quả, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phương 11 năm tù giam. Ngoài ra bị cáo Phương cùng nhà xe Tiến Thành phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân với tổng số tiền hơn 2 tỉ đồng.
Công Bính
Theo Dantri
Hòa giải bất thành, Keangnam Vina lại xin hoãn phiên tòa
Sau phiên hòa giải bất thành, Keangnam Vina tiếp tục xin hoãn phiên tòa, lý do, để luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Keangnam Vina có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Tòa nhà Keangnam Landmark
Bị đơn Keangnam Vina vừa mời luật sư Đỗ Trọng Hải, Chủ tịch Công ty Luật TNHH Bizlink tham gia bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ với các khách hàng.
Trước đó, quá trình tham gia tố tụng, Keangnam Vina có 3 người đại diện theo ủy quyền gồm ông Nguyễn Đức Mạnh, ông Đặng Duy Dũng và ông Song Jong Ha và không có luật sư tham gia bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp. Ông Nguyễn Đức Mạnh và ông Đặng Duy Dũng đều công tác tại Công ty Luật TNHH Bizlink.
Tranh chấp giữa Keangnam Vina và một nhóm khách hàng xảy ra từ năm 2011, nội dung tranh chấp gồm 2 vấn đề trọng yếu là diện tích căn hộ bàn giao thiếu và việc thanh toán bằng ngoại tệ USD là vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam.
10 căn hộ xảy ra tranh chấp và các khách hàng đã khởi kiện, được giải quyết thành 7 vụ án riêng biệt. Các vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm từ giữa năm 2015 và hiện đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm do cả nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo.
Quá trình xét xử phúc thẩm, bị đơn Keangnam Vina đã vắng mặt trong lần đầu tiên mở phiên tòa. Lần thứ hai, Keangnam Vina xin hoãn phiên tòa để hòa giải với các khách hàng. Tuy nhiên, đề nghị của Keangnam Vina được khách hàng cho là "không thể chấp nhận được". Hòa giải bất thành, đại diện nguyên đơn cho hay sẽ không hòa giải và đề nghị Tòa án xét xử.
Sau đó, phiên tòa được triệu tập lần thứ 3, lần này, đại diện Keangnam Vina và Luật sư Đỗ Trọng Hải xin hoãn phiên tòa để luật sư có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án do Luật sư Đỗ Trọng Hải vừa mới được Keangnam Vina mời tham gia với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lơi ích. Do đó, trong các ngày 25, 26/1, chuỗi các phiên tòa liên quan đến tranh chấp này đều bị hoãn. Với việc Tết nguyên đán đã cận kề, phiên tòa sẽ bị hoãn lại sau thời điểm đón năm mới năm Bính Thân.
Được biết, trong số 7 vụ kiện này, có 1 vụ kiện đã có bản án có hiệu lực pháp luật, theo đó, bản án phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của khách hàng, tuyên hợp đồng mua bán vô hiệu. Theo đó, Keangnam Vina phải trả lại khách hàng 781 triệu đồng.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giấu ma túy trong hàng hóa vận chuyển về Việt Nam Ngày 26/01/2015, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thị Kim Chi (SN 1968, quê Hải Dương) về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy". Chi là mắt xích quan trọng của đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Kim Chi quen biết với một người đàn ông...