Chạy trời không khỏi… trạm thu phí!
Tuy không dày đặc như ở hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai nhưng các trạm thu phí ở TPHCM đều “trấn thủ” ở các tuyến đường cửa ngõ. Ngoài 6 trạm hiện hữu, sắp tới đây thành phố sẽ có thêm 4 trạm thu phí nhằm hoàn vốn các dự án giao thông.
Trạm thu phí dày đặc
UBND TPHCM vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải số trạm thu phí, dự án BOT trên địa bàn thành phố. Theo đó, hiện nay trên địa bàn thành phố có 6 trạm thu phí, trong đó có 4 trạm thu phí hoàn vốn đầu tư theo hợp đồng BOT và 2 trạm thu phí phục vụ công tác bảo trì công trình.
Trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội
Cụ thể, tại cửa ngõ Đông Bắc thành phố có trạm thu phí xa lộ Hà Nội(quận 9 và Thủ Đức) hoàn vốn đầu tư dự án xây dựng cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội và dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, dự kiến thu phí đến năm 2045; trạm thu phí cầu Bình Triệu, hoàn vốn đầu tư dự án BOT cầu Bình Triệu 2, dự kiến thu phí đến năm 2032.
Còn cửa ngõ Tây Nam thành phố có trạm thu phí An Sương – An Lạc, dự kiến thu phí đến năm 2033; trạm thu phí cầu Phú Mỹ, hiện chưa xác lập thời điểm kết thúc thu phí. Ngoài ra, có trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh dự kiến thu phí đến năm 2027; trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn (chưa bắt đầu thu phí).
Video đang HOT
Dự kiến từ năm 2016, thành phố sẽ bổ sung thêm 4 khu vực đặt trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư các dự án gồm đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9); đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương; nút giao thông đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và trạm thu phí dự án đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 22.
Ngoài ra, trên các trục đường cửa ngõ kết nối mạng lưới giao thông thành phố với các tỉnh lân cận cũng dày đặc các trạm thu phí. Trên quốc lộ 1K, nối TPHCM với Đồng Nai có 3 trạm thu phí. Trên quốc lộ 13, nối TPHCM với Bình Dương có 2 trạm thu phí được bố trí cách nhau 20 km là trạm Vĩnh Phú và Suối Giữa, trong đó trạm Suối Giữa cách thành phố 3 km.
Trên quốc lộ 1, nối TPHCM với Đồng Nai có trạm thu phí BOT cầu Đồng Nai. Trạm này cách TPHCM khoảng 4,4 km và cách trạm thu phí xa lộ Hà Nội 13,6 km. Ngoài ra, trên các trục đường cửa ngõ thành phố còn có các trạm thu phí thuộc tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Phí đè nặng lên vai người dân
Chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho biết, việc xã hội hóa đầu tư và khai thác hệ thống hạ tầng giao thông là chủ trương hết sức đúng đắn, bởi ngân sách có hạn. Hiện không chỉ TPHCM mà các địa phương khác cũng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Theo ông Sanh, đặc điểm đầu tư BOT phát triển hạ tầng giao thông ở nước ta là vốn đầu tư lớn và hầu như chỉ có nhà đầu tư trong nước tham gia thông qua vay vốn lãi suất cao, thời gian hoàn vốn chậm. Nhà đầu tư có xu hướng chia nhỏ tuyến đường hoặc chỉ chọn các dự án BOT cầu, hầm,… để mau thu phí hoàn vốn. Chính điều này góp phần hình thành các trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km giữa 2 trạm trên cùng một tuyến đường.
Theo ông Sanh, để xảy ra tình trạng trên là do quy định còn mập mờ. Theo Thông tư 90/2004 và 159/2013 của Bộ Tài chính chỉ quy định khoảng cách tối thiểu 70 km giữa 2 trạm trên một tuyến đường chứ không nói trên nhiều tuyến đường của địa phương hoặc của các địa phương lân cận, cũng chưa nói về BOT công trình cầu, hầm.
Lỗ hổng ở các Thông tư của Bộ Tài chính đã “mở lối” cho các dự án BOT dù không đảm bảo khoảng cách đặt trạm thu phí theo quy định song vẫn được thực hiện nếu được Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương thông qua. Việc mở rộng hệ thống thu phí như thời gian vừa qua là quá tùy tiện, thiếu quy hoạch.
Ông Sanh nhấn mạnh: “Một chiếc xe đã phải cõng đủ loại thuế, phí. Người dân cũng đã đóng phí bảo trì đường bộ, song đi tới đâu cũng phải mua đường tới đó. Các doanh nghiệp vận tải chịu thiệt hại khi chi phí vận tải tăng, rồi dẫn đến giá cả hàng hóa tăng. Cuối cùng, người dân sẽ lãnh đủ”.
Theo ông Sanh, Bộ GTVT cần kiến nghị Chính phủ sớm có quy hoạch mạng lưới trạm thu phí trên cả nước theo kịch bản phát triển bền vững. Cần tính toán vĩ mô hơn, không thể để công trình giao thông nào cũng đầu tư theo hình thức BOT, về lâu dài sẽ gây tổn hại cho xã hội và tăng gánh nặng cho người dân.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hà Nội kiến nghị xử phạt chủ xe máy không đóng phí bảo trì
Trong khi HĐND Hà Nội ủng hộ quan điểm bỏ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy thì UBND thành phố lại kiến nghị bổ sung các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không đóng.
UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo HĐND về tình hình và kết quả thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô trong thời gian qua. Theo đó, thành phố thừa nhận, kết quả thu phí sử dụng đường bộ tính theo đầu phương tiện đối với xe môtô trong hai năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả chưa cao.
Thành phố Hà Nội muốn bổ sung các chế tài xử phạt những trường hợp không đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Ảnh: Giang Huy.
Cụ thể, số thu năm 2013 của thành phố chỉ đạt 14% so với dự kiến (55 tỷ/378 tỷ đồng). Mức thu năm 2014 còn thấp hơn khi chỉ đạt 36 ti đông (đạt 13,28% kế hoạch giao). Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội mới thu được gần 3 ti đông, do toàn bộ số thu của các huyện đều được để lại còn các quận đang bắt đầu triển khai công tác thống kê, thu phí.
Nguyên nhân quan trọng của việc thu phí bảo trì đường bộ đối với môtô không đạt chỉ tiêu được thành phố cho là do chưa có chê tai cu thê đôi vơi các trường hợp cố tình chây ỳ không đong phi. "Theo phản ánh của các quận, huyện, thị xã, nhiều người tham gia nộp phí thấy người không chấp hành không bị phạt nên lần sau rất khó thu", thành phố Hà Nội phản ánh.
Từ thực tế trên, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ, các Bộ nghiên cứu ban hành mẫu tem dán vào phương tiện đã nộp phí bảo trì đường bộ để thuận lợi trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, bổ sung các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không đóng phí.
Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố sáng 6/7, Chủ tịch HĐND, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy và triển khai thu rất nghiêm túc. Tuy nhiên từ thực tế những bất cập trong quá trình thu, Chủ tịch HĐND Hà Nội nêu quan điểm: "Thẩm quyền cho thu như thế nào là của Chính phủ, còn mức thu thế nào thì là của HĐND thành phố. Nhưng nếu Chính phủ bỏ thu phí đường bộ với xe máy thì HĐND Hà Nội, cử tri Hà Nội rất ủng hộ".
Từ ngày 21/7/2013, Hà Nội tiến hành thu phí bảo trì đường bộ với xe máy. Theo đó, mức phí với loại xe có dung tích xi lanh đến 100 cm3 là 50.000 đồng/năm; xe có dung tích xi lanh trên 100 cm3 là 100.000 đồng/năm.
Võ Hải
Theo VNE
TPHCM sẽ thu phí bảo trì đường bộ xe máy ở mức 0 đồng Sáng 18-6, nhận được sự khẳng định của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc không quy định mức tối thiểu thu phí bảo trì đường bộ, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết TPHCM sẽ áp dụng mức thu phí 0 đồng với xe máy. Cuộc chất vấn "lịch sử" bên hành lang Quốc hội của ĐB Nguyễn...