Chạy thử tàu metro số 1 TP.HCM
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) hôm nay 30.8 tổ chức Lễ chạy thử đoàn tàu metro đầu tiên tại depot Long Bình thuộc dự án tuyến metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên).
Đoàn tàu metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được vận hành chạy thử nội bộ trên đường ray W1 trong Depot Long Bình (TP.Thủ Đức). Đây là sự kiện đánh dấu thêm một cột mốc mới trong quá trình triển khai dự án.
Depot Long Bình – nơi chạy thử đoàn tàu metro đầu tiên của TP.HCM
Tại buổi lễ chạy thử tàu, Lãnh đạo MAUR cho biết, trong hai năm qua, dự án tuyến metro số 1 chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19 nhưng tập thể Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM và các nhà thầu đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong công tác thi công dự án, đạt được các cột mốc như: thi công lắp đặt thiết bị hệ thống cung cấp điện; nhập khẩu 17 đoàn tàu về Việt Nam; thi công hệ thống đường ray; thi công hệ thống tiếp điện trên cao…
Lãnh đạo MAUR tham gia chạy thử tàu
Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Bùi Xuân Cường trên đoàn tàu metro đầu tiên của TP.HCM
Sau buổi chạy thử, các kỹ sư kết luận máy điều hòa hoạt động tốt; hệ thống hãm hoạt động đáp ứng theo yêu cầu thiết kế; hệ thống thông tin liên lạc, hiển thị thông tin trên màn hình đầy đủ và chính xác; động cơ hoạt động trơn tru
Trong thời gian tới, Nhà thầu Hitachi thuộc Gói thầu số 3 ( Mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) sẽ tiếp tục hoàn chỉnh tất cả các hệ thống hệ thống còn lại như tín hiệu, viễn thông, các thiết bị ở OCC, để tiến hành thử nghiệm trên toàn tuyến
Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng cộng 17 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 3 toa xe với chiều dài đoàn xe là 61,5m, tốc độ thiết kế 110km/h (đoạn trên cao), 80km/h (đoạn hầm)
Metro số 1 chạy thử
Dự án metro số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP.Thủ Đức) với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Dự án khởi công năm 2012 và hiện đạt 91,8% tổng khối lượng, dự kiến chạy thương mại cuối năm 2023.
Người vẽ bậy lên tàu metro có thể bị xử lý hình sự
Liên quan việc 2 toa tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang ở depot Long Bình (TP Thủ Đức) bị xịt sơn, vẽ bậy, các chuyên gia pháp lý cho rằng người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Hình ảnh toa tàu metro số 1 bị xịt sơn vẽ bậy - Ảnh: C.T.V
Về pháp lý, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc dùng sơn vẽ làm cho hình ảnh của những toa tàu này bị ảnh hưởng.
Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại điều 178 Bộ luật hình sự, có mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng. Thậm chí thiệt hại về tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn có thể xử lý vì hành vi này nếu gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Nếu trong quá trình điều tra mà chứng minh được động cơ, mục đích của người vi phạm "nhằm chống chính quyền nhân dân" thì có thể bị xử lý về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 114 hoặc tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo điều 303 Bộ luật hình sự
Trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể bị xử lý hành chính theo điều 15 nghị định 144/2021, có mức phạt đến 5 triệu đồng
Còn theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc vẽ lên tàu hay những công trình công cộng thì tùy theo tính chất, mức độ, hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính, hình sự.
Tuy nhiên, theo luật sư Hùng, vụ việc có người vẽ lên tàu tại nơi công cộng cần xem xét về tính chất hành vi, ý chí chủ quan của người vẽ vì có thể họ không nhận thức được hành vi hủy hoại tài sản, ý thức khi họ vẽ cũng chỉ có mục đích cho đẹp, không có mục đích tư lợi, gây thù hay cố ý hủy hoại tài sản của cá nhân hay tổ chức nào.
Trừ khi tại các tàu, bức tường, nơi công cộng đã có bảng cấm vẽ lên nhưng vẫn cố tình vẽ thì mới cân nhắc xử lý hình sự...
Cơ quan bị thiệt hại có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Tháo lô cốt metro án ngữ 6 năm trước cổng chợ Bến Thành Bùng binh Quách Thị Trang (trước cổng chợ Bến Thành) chuẩn bị được trở về diện mạo như trước khi chưa có công trường thi công ga ngầm metro số 1. Lúc 9 giờ sáng nay (27.8), Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) bắt đầu tháo gỡ hàng rào đường Lê Lợi trước chợ Bến Thành. Đây là phần rào...