Chạy thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong năm 2020
Chính phủ chỉ đạo cuối tháng 12/2020 sẽ hoàn thành công tác vận hành thử, hoàn thành chứng nhận an toàn đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện 6 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM, trong đó có dự án Cát Linh – Hà Đông.
Theo đó, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo Bộ GTVT và Ban quản lý dự án đường sắt tập trung nghiệm thu, thanh toán để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho tổng thầu.
Chính phủ cũng phối hợp chỉ đạo tổng thầu, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống sớm đưa nhân sự sang Việt Nam thực hiện các công việc còn lại.
Hiện nay tồn tại vướng mắc chủ yếu của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là công tác đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Về công tác đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống được thực hiện bởi đơn vị tư vấn của Pháp (Liên danh Apave – Certifer – Trice) hiện không có nhiều tiến triển.
Video đang HOT
Tàu sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm.
Tổng thầu chưa cung cấp được các chứng chỉ mức độ an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu và chưa thể hoàn tất báo cáo cuối cùng về đánh giá an toàn hệ thống.
Vì vậy, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đã đưa ra giải pháp sẽ thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, quá trình vận hành thử toàn hệ thống sẽ đánh giá khả năng thành thục của nhân sự trực tiếp vận hành và khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp.
Do đó, nếu không giải quyết triệt để các tồn tại sẽ ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu và có khả năng phải kéo dài thời gian hoàn thành đưa vào khai thác.
“Phấn đấu cuối tháng 12/2020 sẽ hoàn thành công tác vận hành thử, diễn tập các tình huống để tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống, đánh giá theo quy định. Tháng 1/2021 bắt đầu nghiệm thu tổng thể bàn giao dự án cho Hà Nội”, báo cáo nêu và cho biết công tác bàn giao sẽ hoàn thành trong quý 1/2021.
Việc dự án Cát Linh – Hà Đông nhiều lần chậm tiến độ được Chính phủ cho biết do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện, đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên tổng thầu, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống chưa huy động đủ nhân sự sang Việt Nam để thực hiện các công việc còn lại.
Đến nay dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng gồm 13,05km cầu cạn cho tuyến đường sắt trên cao; toàn bộ đường ray, các bộ ghi chạy tàu; toàn bộ 12 nhà ga kèm theo hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành; 16 khu đơn thể depot kèm theo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh. Đã hoàn thành việc mua sắm 13 đoàn tàu lắp đặt tại dự án.
Tổng thầu cũng đã cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh toàn bộ 11 chuyên ngành thiết bị. Hiện còn 7/11 chuyên ngành thiết bị đang hoàn thiện các bước nghiệm thu để vận hành thử toàn hệ thống và nghiệm thu bàn giao gồm: Thu soát vé tự động, cảnh báo cháy, điều hòa thông gió, thang máy thang cuốn, chiếu sáng động lực, biển chỉ dẫn nhà ga, công nghệ depot.
Được biết, theo kế hoạch ban đầu của dự án, cuối tháng 7/2017 sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị. Từ tháng 10/2017, Dự án Cát Linh – Hà Đông bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống, thời gian chạy thử khoảng từ 3 – 6 tháng. Dự kiến, quý II/2018 Dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Nhưng sau đó, dự án này hơn 8 lần vỡ tiến độ.
Đoàn tàu đầu tiên tuyến đường sắt đô thị số 3 đã về khu đề-pô Nhổn
Vào 3h sáng 20/10, đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đã được vận chuyển về Hà Nội và cẩu vào đề - pô (depot) Nhổn. Tại đây đoàn tàu sẽ được hoàn thiện các khâu kỹ thuật để chuẩn bị ngày lăn bánh kỹ thuật.
Sau gần 2 ngày cập cảng ở Hải Phòng và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ, sáng sớm nay, đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đã có mặt tại Hà Nội.
Địa điểm "cán đích" cuối cùng là khu kỹ thuật đề - pô Nhổn (Bắc Từ Liêm).
Để về đến trạm đề-pô, đoàn tàu đã được vận chuyển trên xe siêu trường siêu trọng 80 bánh, trọng tải 250 tấn và di chuyển trên quãng đường 180km (Hà Phòng - Hưng Yên - Hà Nam - Hà Nội).
Hành trình tàu được vận chuyển trên các tuyến phố ở Hà Nội đêm qua gồm: QL1 cũ- Linh đường (pháp vân)- Nguyễn Hữu Thọ kéo dài- Nguyễn Xiển- Phạm Hùng- Nguyễn Hoàng - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Tây Tựu - đề-pô.
Khi về đến đề-pô, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các công việc chuẩn bị để cẩu lên ray, di chuyển tiếp đến khu vực tập kết để tiến hành công tác lắp ráp và thử nghiệm kỹ thuật.
Với các đoàn tàu tiếp theo (9 đoàn), Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội - MRB cho biết, đang tiếp tục được sản xuất tại Pháp, dự kiến sẽ đưa về Hà Nội bắt đầu từ đầu năm 2021.
Hành trình đoàn xe siêu trường siêu trọng vận chuyển đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Các tuyến đường di chuyển là QL10 - QL1 cũ, trung tâm Hà Nội.
Khởi công hầm chui nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 Sáng 2/10, UBND thành phố khởi công dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tổng đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng. Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trực thông theo hướng đường Lê Văn Lương. Tổng chiều dài hầm và gờ chắn 2 đầu là 475 m, trong...