Chạy theo sự việc, chưa triệt tận gốc
Hàng loạt câu hỏi thẳng thắn của đại biểu đã được gửi tới các thành viên Ban chỉ đạo 127/TW trong phiên họp giải trình về “Thực trạng, giải pháp phòng, chống buôn lậu qua biên giới, góp phần ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức sáng qua, 7-1.
Hải quan Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Công an bắt giữ gia cầm nhập lậu
Chế tài chưa đủ sức răn đe
Mở đầu phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, từ năm 2010 đến nay, các lực lượng chức năng đã xử lý 828.488 vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu trên 23.300 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính hơn 10.000 tỷ đồng, phạt truy thu thuế gần 9.000 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 4.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, cần khắc phục, tình hình buôn lậu vẫn diễn ra phức tạp, lực lượng chức năng mỏng và chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Video đang HOT
Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các lực lượng chức năng trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sỹ Cương đã bày tỏ băn khoăn khi nhiều vụ việc buôn lậu diễn ra ngang nhiên nhưng không bị xử lý. Điển hình là vụ việc buôn lậu 2.600m3 dầu DO của công ty Hoàng Sơn (Thanh Hóa). Điểm đáng chú ý của vụ việc là tàu buôn lậu này từng bị bắt, sau đó được thanh lý cho đúng công ty Hoàng Sơn và công ty tiếp tục thực hiện hành vi buôn lậu.
Theo đại biểu Trần Du Lịch- Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, báo cáo của Ban chỉ đạo 127/TW chưa đánh giá hết hệ quả của tình trạng buôn lậu qua biên giới, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. “Theo tôi, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng… đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam, làm mất niềm tin ở doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phải chăng, tiêu cực trong nội bộ lực lượng chức năng là nguyên nhân, là gốc rễ vấn đề chứ không phải do cơ chế nên tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa xử lý được?”- ông Trần Du Lịch thắc mắc. Cũng theo đại biểu này, muốn giải quyết tận gốc tình trạng buôn lậu qua biên giới, cần phải bắt được các đầu nậu. Việc này lực lượng chức năng hoàn toàn có thể làm được.
Cần xử phạt nghiêm khắc hơn
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “Chắc chắn không thể không có hiện tượng tiêu cực trong các lực lượng tham gia công tác chống buôn lậu. Tuy nhiên, tiêu cực trong lực lượng quản lý thị trường chỉ là thiểu số”. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, lực lượng quản lý thị trường cả nước hiện có 5.200 người nhưng so với tính chất phức tạp của công việc thì lực lượng này rất mỏng, có tỉnh chỉ có 5-6 cán bộ quản lý thị trường. Lãnh đạo Bộ Công Thương thừa nhận công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay còn có lúc bị động, chạy theo sự việc, giải quyết chưa căn cơ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước.
Theo Trung tướng Nguyễn Tiến Lực- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), sở dĩ tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp là do chế tài chưa đủ sức răn đe. Ví dụ, Nghị định 06/NĐ-CP ngày 6-1-2008 của Chính phủ quy định, hành vi buôn lậu bị phạt tiền từ 300.000 – 10 triệu đồng. “Hiện tại, nhiều chuyến hàng lậu trị giá hàng chục tỷ đồng mà xử phạt như thế là quá nhẹ. Cần nâng mức xử phạt lên” – Trung tướng Nguyễn Tiến Lực kiến nghị.
Các đại biểu cũng lưu ý lực lượng chức năng về tình trạng lạm dụng chính sách biên mậu cho cư dân biên giới, chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín… để thực hiện hành vi buôn lậu, đưa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào nước ta. Các đại biểu nhất trí cho rằng, việc tăng biên chế cho lực lượng quản lý thị trường là cần thiết nếu như công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng này đem lại hiệu quả.
Theo ANTD
Cảnh sát 113 ngăn chặn hỗn chiến nơi giao lộ
Trên đường tuần tra, cảnh sát 113 phát hiện 2 nhóm lăm lăm hung khí chuẩn bị lao vào nhau ẩu đả. 3 nghi can bị bắt, nhiều mã tấu, côn... và ma túy bị thu giữ.
Ảnh minh họa
Rạng sáng 23/12, tổ tuần tra Đội 3 thuộc Phòng cảnh sát phản ứng nhanh 113 Công an TP HCM tuần trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình), phát hiện 2 nhóm thanh niên lăm lăm gậy, côn sắt... tại khu vực giao lộ Tân Kỳ Tân Quý (phường 13).
Khi hai bên chuẩn bị lao vào nhau ẩu đả thì các cảnh sát phóng xuống, khống chế được 3 người, thu giữ dao, gậy và côn sắt. Những thanh niên còn lại chạy tán loạn. Bị truy đuổi gắt gao, một người chạy vào căn nhà gần đó nhưng khi công an phường đến nơi phối hợp truy bắt thì thanh niên 23 tuổi này đã bỏ trốn. Kiểm tra phòng trọ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều mã tấu, côn 3 khúc, 2 bộ dùng hút ma túy đá, cân tiểu ly, 18 túi nhỏ chứa chất bột màu trắng nghi là ma túy tổng hợp.
Tại cơ quan điều tra, 3 thanh niên bị bắt khai tên Vũ Huy Hoàng (24 tuổi), Ngô Chí Thịnh (23 tuổi) và Huỳnh Lê Phát (17 tuổi). Những người này thừa nhận có mâu thuẫn với nhóm khác nên mang hung khí hẹn nhau "huyết chiến" thì bị phát hiện.
Vụ việc đang được điều tra, mở rộng.
Q. Thắng
Theo VNE
Tham nhũng nhỏ, "nhũng nhiễu" đang diễn ra nhiều nơi Đại diện ban tổ chức Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam cho biết, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Đặc biệt, tham nhũng nhỏ, "nhũng nhiễu", "chi phí không chính thức" diễn ra nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhằm tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình để giảm thiểu tham...