Chạy theo mẹ vào nhà vệ sinh, bé gái bị bỏng nước sôi cả 2 chân khiến ai nấy đều xót xa
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến chị T.N không kịp trở tay và hậu quả là con gái chị bị bỏng nặng cả hai chân.
Có con nhỏ trong nhà cha mẹ buộc lòng phải vô cùng cẩn thận, bởi mọi đồ đạc xung quanh đều có khả năng gây sát thương cho trẻ. Thêm nữa, các bé lại vô cùng hiếu động, nghịch ngợm và thích chạy nhảy, chỉ cần cha mẹ xao nhãng 1 giây thôi thì rất có thể có chuyện đau lòng sẽ xảy ra.
Mới đây trên 1 group kín dành cho mẹ bé, 1 người mẹ đã chia sẻ lại câu chuyện kinh hoàng về việc con gái mình bị bỏng nước sôi. Theo như chị T.N sự việc xảy ra khi chị đi vệ sinh và để bé chơi ở ngoài, nhưng bé lại chạy theo chị vào, đến lúc đi ra thì bị vướng vào chậu khiến toàn bộ nước nóng đổ xuống chân gây bỏng nặng. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến chị T.N không kịp trở tay, nhìn con gái đau đớn vì vết bỏng mà lòng chị quặn thắt lại.
Nguyên văn đoạn chia sẻ của chị T. N trong group kín như sau:
“Chỉ vì mình bất cẩn để xảy ra việc ngày hôm nay. Mình đi vệ sinh để bé chơi ở ngoài, vừa cắm nước nóng để tắm cho con, sợ con ở ngoài nghịch chả may động vào nên mang nước vào nhà tắm để trên ghế. Nhưng con lại theo mẹ vào, trong lúc ra vướng vào chậu gây đổ ghế và làm đổ nước nóng lên chân khiến bé bỏng nặng. Đã 3 hôm nhìn con đau mà ruột quặn thắt, mình đăng lên đây mong các mẹ để ý con mình một chút, không bất cẩn như mình mà hối hận đã muộn”.
Dưới bài đăng của chị T.N nhiều mẹ cũng đã để lại những bình luận đồng cảm, xót xa trước những gì mà con gái chị đang phải chịu:
“Thương quá con ơi, mong con mau lành”.
“Nhìn mà xé ruột luôn đó mom. Chúc con mau lành vết thương. Đồng thời nhắc mình phải cẩn thận hơn với nước sôi về sau”.
“Muốn rớt nước mắt. Mong con mau khỏi”….
Video đang HOT
Hình ảnh cho thấy 2 chân bé bị bỏng nặng vô cùng đáng thương.
Chị T.N sau đó đã đưa con vào Viện Bỏng Quốc Gia để chữa trị.
Trên đây là một câu chuyện hết sức đau lòng cũng là lời cảnh báo đến các bậc cha mẹ khác, hãy giữ con tránh xa những chỗ có nước sôi, và đừng để trẻ chạy vào nhà vệ sinh một mình nếu như trong đấy đang có chậu hay phích nước nóng, bởi nguy cơ trẻ bị bỏng nước sôi sẽ xảy đến bất cứ lúc nào, nhất là khi các bé không ý thức được nguy hiểm.
Biện pháp phòng tránh bỏng đối với trẻ nhỏ cha mẹ cần nhớ:
- Khi tắm cho trẻ, phải kiểm tra nhiệt độ của nước.
- Không để những thứ phích nước nóng, vòi hoa sen nóng lạnh… trong tầm với của trẻ.
- Khi ủi áo quần, không nên để trẻ nhỏ đến gần.
- Không hút thuốc trên giường.
- Không để trẻ nhỏ chạm vào đồ đựng thức ăn nóng.
- Không để khăn trải bàn quá dài, tránh tình trạng trẻ vô tình kéo khăn, khiến đồ đựng thức ăn nóng đổ ập vào người trẻ.
- Nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ cần ưu tiên chọn những đồ vật không có tính bắt lửa hay gây ra cháy nổ.
- Đảm bảo bếp lò, bếp gas đã tắt khi nhấc nồi xuống bếp.
Theo Helino
Người đàn ông bị bỏng nặng vì chườm "cặp đá kỳ diệu"
Tham gia một câu lạc bộ dưỡng sinh tại Hà Nội, được giới thiệu về công dụng thần kỳ của "cặp đá kỳ diệu" giúp lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay, người nhà bệnh nhân đã mua về. Kết cục bệnh nhân phải nhập viện do vết bỏng trầm trọng do cặp đá kỳ diệu gây nên.
Ông Nguyễn Xuân T. (82 tuổi - Hà Nam) đã được chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường 27 năm. Bệnh tình của ông được kiểm soát tốt, tuy nhiên cảm giác tê bì tay chân của bệnh nhân tiểu đường lâu năm khiến bệnh nhân khó chịu.
Hai chân bệnh nhân bị bỏng nặng do không cảm nhận được độ nóng của đá gây nên.
Thời gian gần đây, ông T. được anh trai mình ở Hà Nội mua tặng một "cặp đá kỳ diệu" đang được quảng bá rộng rãi trên mạng internet, với tác dụng giảm tê bì chân tay, lưu thông khí huyết.
Người nhà bệnh nhân cho biết, có "cặp đá kỳ diệu" trong tay, khi chân ông T. bị sưng, vợ ông đã lấy cặp đá nói trên cho vào lò vi sóng quay nóng lên với nhiệt độ cao trong thời gian 5 phút. Sau khi chườm 30 phút, ông xảy ra tình trạng huyết áp tăng, mặt đỏ lựng. Khi con trai ông phát hiện, chân ông đã bị bỏng nặng, xuất hiện những mảng phồng rộp lớn.
Bệnh nhân được chuyển đến BV Nội tiết Trung ương cấp cứu và điều trị. Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Nội tiết trung ương. Bệnh nhân đã được cắt lọc, rửa vết thương hàng ngày. Tuy nhiên, tổn thương bỏng sâu hai chân lan rộng nên việc điều trị gặp khó khăn và kéo dài.
Chuyên gia BV Nội tiết cảnh báo, cặp đá nóng kỳ diệu này rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bởi bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh ngoại vi khiến bệnh nhân tê bì, mất cảm giác nóng lạnh. Vì vậy, khi sử dụng đá chườm, người bệnh không cảm nhận được sức nóng của đá. Đó là nguyên nhân dù hòn đá nóng với nhiệt độ cao áp da, gây bỏng bệnh nhân vẫn không cảm nhận được.
Tương tự nhiều trường hợp mùa đông sưởi ấm bằng đèn sưởi với khoảng cách gần, đèn sấy gây bỏng bệnh nhân cũng không tự nhận biết được. Các ca bỏng ở bệnh nhân đái tháo đường do chườm, sưởi thường được người ngoài phát hiện, bệnh nhân mất cảm giác nóng - lạnh nên không tự nhận thấy mình bị bỏng.
Cặp đá kỳ diệu mà bệnh nhân mang theo được quảng cáo là đá bazan, được gia công dưới dạng thỏi phẳng, một đôi găng tay, một chiếc khăn mặt bông.
Chườm nóng bằng đá đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
Trên thị trường, sản phẩm được bán từ 260k đến 700 nghìn đồng. Giá thành rẻ, quảng cáo hấp dẫn như công dụng: "chườm gan, chườm thận, chườm đa năng, giúp đả thông bế tắc mao mạch ngoại vi, lưu thông máu huyết..." khiến không ít người ham dùng, trong đó có bệnh nhân tiểu đường.
Để sử dụng sản phẩm, người ta luộc trong nước sôi 20 phút hoặc hâm nóng bằng nhiẹt độ cao 2-5 phút trong lò vi sóng rồi chườm vào các bộ phận trên cơ thể.
Các chuyên gia cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng của "cặp đá thần kỳ" đối với việc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhưng rất nhiều người "truyền tai" tin dùng. Với bệnh nhân tiểu đường cặp đá nóng kỳ diệu này cực kỳ nguy hiểm do biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Các bác sĩ cảnh báo: đây không phải trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân đái tháo đường tự ý chườm nóng bằng các nguyên liệu khác nhau: đắp lá, chườm đá, dùng đá muối Hymalaya,... Việc chườm nóng, dùng nhiệt điều trị chứng tê bì cần hết sức thận trọng và phải được kiểm soát. Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Trẻ bỏng nặng do sự vô ý của cha mẹ Vì sự bất cẩn của người lớn, nhiều đứa trẻ bị bỏng nặng, nguy hiểm tính mạng. Trong đó, việc sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét là hay gây tai nạn nhất. Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bỏng nặng sẽ phải chữa trị lâu dài, tốn kém, thậm chí có thể gây...