Cháy Spa, hàng chục nữ nhân viên bỏ chạy
Lửa bùng lên dữ dội tại căn nhà kinh doanh nhiều dịch vụ như Spa, quán bar và nhà hàng Nhật trên đường Ngô Đức Kế (quận 1, TP HCM) khiến hàng chục nhân viên đang làm việc phải bỏ chạy.
Hỏa hoạn bùng lên ở lầu 2 – nơi kinh doanh Spa. Ảnh: An Nhơn.
17h40 ngày 23/1, lửa bùng lên ở căn phòng trên lầu 2 – kinh doanh dịch vụ Spa Lena. Khói nghi nghút tỏa ra khiến hàng chục nữ nhân viên nữ đang làm việc vội chạy theo thang bộ xuống đất. Nhân viên ở nhà hàng, quán bar ở phía dưới cũng hốt hoảng tìm đường tháo chạy.
Đường Ngô Đức Kế bị phong tỏa, hàng chục cảnh sát cùng 3 xe chữa cháy tới ứng cứu và vài phút sau đám cháy được dập tắt. Hỏa hoạn không gây thương vong về người, nhưng đã thiêu rụi một phần lầu 2.
Các nhân viên chạy ra ngoài. Ảnh: An Nhơn.
Căn nhà một trệt, 2 lầu nằm giữa ở trung tâm TP HCM này kinh doanh nhiều dịch vụ như nhà hàng Nhật, quán bar và Spa. Sau vụ hỏa hoạn, các nhân viên trở lại làm việc bình thường. Nguyên nhân ban đầu được xác định do ổ điện rơi xuống giường Spa khiến lửa bùng lên.
Theo VNE
Video đang HOT
Dân bức xúc vì sự cố điện xảy ra "như cơm bữa"
Không phải chỉ đến khi xảy ra vụ cháy ki ốt tạp hóa, người dân khối Chế biến lâm sản mới thấp thỏm nỗi lo chập, cháy điện, bởi từ lâu, chuyện điện chập chờn ở đây xảy ra "như cơm bữa".
Không dám vào dập lửa vì điện chưa cắt
Trong đơn gửi đến Dân trí, chị Đồng Thị Thanh Nga (SN 1980, trú tại cụm 4, Khối Chế biến lâm sản, phường Quang Phong, TX Thái Hòa, Nghệ An) trình bày, vào khoảng 21h ngày 6/11/2012, sau khi tắt hết các thiết bị điện trong cửa hàng, chị trở về nhà. Đến 21h30 phút cùng ngày, chị nhận được tin từ người hàng xóm báo cửa hàng bị cháy. Lúc lên đến nơi thì chị thấy người dân đang đứng cách xa cửa hàng, không ai dám đến dập lửa vì cột điện sát cửa hàng của chị bốc cháy dữ dội kèm theo tiếng nổ lớn.
Chị Nga cho biết: "Chị tôi có nhờ người gọi điện cho nhân viên điện lực cắt điện để chữa cháy nhưng không thấy họ cắt điện kịp thời nên không ai vào dập lửa được".
Hiện trường vụ cháy cửa hàng chị Nga (Ảnh chụp sáng ngày 7/11)
Theo quan sát của chúng tôi sau hôm xảy ra cháy, ngay sát cửa hàng của chị Nga có hai cột điện với dây điện chằng chịt đủ loại, không đảm bảo an toàn hành lang về lưới điện. Tại vị trí cột điện bên phải cửa hàng vẫn còn nham nhở vết cháy, một số dây điện bị cháy hết lớp vỏ bên ngoài chỉ còn trơ lại sợi nhôm bên trong.
Điều khiến người dân ở đây bất bình là việc chậm trễ trong việc xử lý tình huống của nhân viên điện lực Nghĩa Đàn. Chị Phan Thị Sương - người chứng kiến vụ cháy cửa hàng - kể lại: "Lúc đó, tôi và mọi người chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy tiếng nổ từ cột điện sát cửa hàng chị Hương. Khi chạy ra thì thấy lửa bùng lên, mọi người không ai dám đến gần vì sợ điện giật".
Cột điện sát cửa hàng, không đảm bảo khoảng cách an toàn hành lang lưới điện
Cũng theo chị Sương, khi xảy ra cháy chị đã gọi điện thông báo anh Nguyễn Văn Vượng - Đội trưởng đội quản lý tổng hợp, Chi nhánh điện lực huyện Nghĩa Đàn cắt điện để mọi người vào chữa cháy. "Tôi gọi 4 cuộc cho anh Vượng thì có 2 cuộc gọi anh Vượng nghe máy và trả lời là sẽ cắt điện nhưng không hiểu vì sao mãi sau khi lửa đã bùng cháy gần hết cửa hàng thì mới thấy điện được cắt", chị Sương cho biết.
Khoảng 40 phút sau, khi điện lưới được cắt người dân mới dám lao vào dập lửa nhưng tất cả hàng hóa bên trong đã cháy thành than, ước tính thiệt hại trên 300 triệu đồng. Sau vụ cháy, bà con trong khối đã cùng nhau quyên góp được số tiền nhỏ hỗ trợ cho chị Nga sửa lại cửa hàng để tiếp tục buôn bán, kiếm kế sinh nhai. Bản thân chị Nga bị tàn tật, nguồn thu nhập chính dựa và bán hàng. "Bao nhiêu năm tích cóp buôn bán của gia đình đều bị cháy sạch, giờ thì tôi trắng tay không biết lấy gì để buôn bán tiếp", chị Nga nói trong nước mắt.
Trạm 320KVA "gánh" không nổi 520 hộ dân
Không phải đến vụ cháy cửa hàng của chị Nga người dân trong khối Chế biến lâm sản mới sống thấp thỏm nỗi lo chập, cháy điện bởi từ lâu chuyện điện chập chờn ở đây xảy ra "như cơm bữa". Được biết, khối Chế biến lâm sản - Phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa có 520 hộ với gần 2000 nhân khẩu. Đa số các hộ dân trong khối đều sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ, sử dụng nhiều loại máy cỡ lớn nên cần lượng điện lớn.
"Chuyện điện chập chờn ở đây xảy ra như cơm bữa do quá tải", ông Nguyễn Văn Đính - Khối trưởng Khối Chế biến lâm sản nói
Trước đây, toàn khối sử dụng trạm biến áp 250KVA (trạm biến áp số 1) do nhân dân trong khối đóng góp. Năm 2010, thực hiện chương trình bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện, HTX khối Chế biến lâm sản đã bàn giao trạm biến áp 250KVA cho điện lực Nghĩa Đàn quản lý và khai thác. Đồng thời điện lực Nghĩa Đàn cũng đầu tư nâng cấp trạm biến áp số 2 từ 160KVA lên 320KVA cho khối.
Thế nhưng, chỉ với 1 trạm biến áp 320KVA này lại không "gánh" nổi lượng tiêu thụ điện của khối. Ông Nguyễn Văn Đính - Khối trưởng Khối chế biến lâm sản cho hay: "Chuyện điện chập chờn trong khối thường xuyên xảy ra do điện quá tải, hoặc mỗi khi điện yếu lại làm hỏng các máy móc, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của nhân dân".
Trạm biến áp 250KVA vẫn đang nằm "đắp chiếu" trong khi người dân lại thiếu điện
Thấy trạm biến áp 250KVA đang nằm "phơi nắng, phơi mưa" và hoen rỉ từng ngày nên ngày 20/2/2011, khối Chế biến lâm sản đã có tờ trình gửi UBND thị xã Thái Hòa và chi nhánh điện lực huyện Nghĩa Đàn "xin" nối điện cho trạm biến áp này. Tuy nhiên, đã gần 2 năm trôi qua thì "tờ trình" khẩn thiết của nhân dân trong khối vẫn chỉ nằm trên giấy. "Chúng tôi đã nhiều lần gửi tờ trình cũng như các cuộc tiếp xúc cử tri trình bày vấn đề này nhưng chưa thấy bên điện lực có hướng giải quyết cho bà con được yên tâm sản xuất. Trạm biến áp thì để không còn nhân dân trong khối thì vẫn thiếu điện", ông Nguyễn Văn Đính - Khối trưởng khối Chế biến lâm sản nói.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Sơn - Giám đốc Chi nhánh điện lực huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, đặc thù của khối Chế biến lâm sản, phường Quang Phong, (TX Thái Hòa) có 3/4 hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ nên lượng tiêu thụ điện rất lớn. "Điện ở khu vực này luôn ở trong tình trạng quá tải do có nhiều hộ sản xuất kinh doanh. Sau khi vụ cháy xảy ở cửa hàng gia đình chị Nga, chúng tôi đã xuống hiện trường khắc phục sự cố điện và cùng với cơ quan công an làm việc để xác định nguyên nhân vụ cháy", ông Sơn nói.
Ông Hoàng Sơn - Giám đốc Chi nhánh điện lực huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) trao đổi với PV
Cũng theo ông Sơn, để giải bài toán quá tải điện năng cho Khối chế biến lâm sản, Chi nhánh điện lực huyện Nghĩa Đàn đang tiến hành nối lại trạm biến áp 250KVA mà HTX khối Chế biến lâm sản đã bàn giao trước đây. "Chúng tôi và UBND thị xã Thái Hòa đã khảo sát xong vị trí đặt các cột điện để nối dây điện trạm biến áp số 1 tuy nhiên hiện nay vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc công tác đền bù cho người dân bởi một số hộ dân có đường điện đi qua đòi mức đền bù quá cao so với quy định của UBND tỉnh", ông Sơn cho hay.
Trong khi chờ tiếng nói chung giữa ngành điện lực và người dân thì trạm biến áp số 1 vẫn đang "đắp chiếu", còn người dân sống trong cảnh điện chập chờn, thấp thỏm nỗi lo cháy nổ từng ngày.
Theo Dantri
Hà Nội: Hoảng hốt vì dây điện bốc cháy ngùn ngụt trong mưa Vụ việc xảy ra khoảng 7h sáng nay, 28/11, tại trước cửa nhà số 60 Hàng Bồ, Hà Nội. Búi dây điện chạy ngang nhà đột nhiên phát hỏa khiến nhiều người hoảng hốt. Theo một số người dân, vào khoảng thời gian trên, họ nghe thấy tiếng nổ lẹt đẹt phát ra từ búi dây điện loằng ngoằng trước cửa nhà số...