Cháy sau tòa nhà Keangnam lộ… kinh doanh sai mục đích
Sau vụ hỏa hoạn tại ô đất 13, lô E5, khu vực bố trí trụ sở các Tổng công ty tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, đoàn liên ngành đã tiến hành rà roát, kiểm tra và phát hiện các lô đất E3, E4, E5 thuộc khu vực trên đều có hiện tượng xây dựng, kinh doanh sai so với mục đích sử dụng.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa có công văn đề nghị Công ty Điện lực quận Cầu Giấy ngừng cấp điện tại khu đất E3, E4, E5,…thuộc phường Yên Hòa để phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng lập biên bản, xử lý các vi phạm tại các khu đất này.
Lô đất E5 bị cháy. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Ngày 29/10, lãnh đạo quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, quận này đã gửi công văn số 961/UBND-QLĐT tới Công ty Điện lực Cầu Giấy yêu cầu ngừng cấp điện tại khu đất E3, E4, E5, khu vực bố trí trụ sở các Tổng công ty tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).
Công văn ghi rõ: Tối ngày 18/10/2014, trên địa bàn quận Cầu Giấy xảy ra vụ hỏa hoạn tại ô đất 13, lô E5, khu vực bố trí trụ sở các Tổng công ty tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa.
Video đang HOT
Trước vụ việc nghiêm trọng này, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng của Quận thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra thực trạng các khu đất nêu trên.
Lô đất này do Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) quản lý để lập dự án bố trí xây dựng trụ sở các Tổng công ty.
Ngày 21/10/2014, đoàn liên ngành đã tiến hành rà roát, kiểm tra thực trạng hoạt động kinh doanh và quy hoạch sử dụng đất tại Khu đất E3, E4, E5, Khu vực bố trí trụ sở các Tổng công ty tại khu đô thị mới Cầu Giấy. Qua kiểm tra, các lô đất đều xây dựng, kinh doanh sai so với mục đích sử dụng.
Theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy và UBND phường Yên Hòa đang phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản và xử lý các vi phạm trên.
Ngày 27/10, ông Trần Việt Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã ký Công văn số 961/UBND-QLĐT gửi Công ty Điện lực Cầu Giấy đề nghị ngừng cấp điện tại các khu đất trên và chỉ cấp điện khi có ý kiến chính thức của UBND quận.
Như Tiền Phong đã đưa tin, vào khoảng 20h30 ngày 18/10, một vụ cháy lớn đã xảy ra ở hệ thống nhà xưởng, gara ô tô, quán ăn tại lô E5, đường Dương Đình Nghệ (phía sau tòa nhà Keangnam), thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ước tính thiệt hại của vụ cháy lên tới 5 tỷ đồng.
Theo Tuấn Nguyễn (Tiền Phong)
Hà Nội: Di dời chợ xe máy cũ Dịch Vọng?
Trước tình trạng chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng đã quá tải, ông Dương Cao Thanh - Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã kiến nghị với thành phố cho di dời sang quận Bắc Từ Liêm.
Từ năm 2001, thành phố Hà Nội chuyển chợ xe máy - đồ cũ từ Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) về Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Trải qua 13 năm hoạt động đến nay chợ xe máy Dịch Vọng phát triển với quy mô lớn nhất miền Bắc. Mỗi ngày có hàng trăm phương tiện được mua bán trong chợ.
Chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng bị đề xuất di dời sang nơi khác
Đại diện Ban quản lý chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng cho biết, hiện nay chợ này có 88 ki ốt bán hàng, với gần 400 hộ kinh doanh trên diện tích khu đất khoảng 6.700 m2. Đây là chợ xe máy - đồ cũ duy nhất của Hà Nội hiện nay.
Sau 13 năm hoạt động, ông Dương Cao Thanh - Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng đến nay chợ xe máy cũ Dịch Vọng đã quá tải. Do vậy, ông Thanh đề nghị với thành phố cho phép di dời sang quận Bắc Từ Liêm.
Trước đề xuất trên của quận cầu Giấy, ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho rằng, quận này phải xem xét kỹ phương án vì chợ xe máy là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
Theo ông Thăng, nếu quả thật chợ chật hẹp, hệ thống hạ tầng không đáp ứng được thì nên di chuyển. Nhưng nếu quận Cầu Giấy còn bố trí được đất thì không nên đưa chợ xe máy - đồ cũ sang quận Bắc Từ Liêm. Tuy nhiên, trước đề xuất của quận, lãnh đạo Sở Công thương sẽ cho cán bộ xuống làm việc cụ thể.
Trước kế hoạch trên, đại diện Ban quản lý chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng cho rằng, UBND quận Cầu Giấy cần họp với các hộ kinh doanh để cùng bàn bạc và xem xét tâm tư, nguyện vọng của bà con đang kinh doanh tại chợ.
Cách đây vài năm các hộ kinh doanh ở đây cũng nhận được thông tin di dời chợ xuống huyện Đan Phương nhưng sau đó lại lắng xuống. "Bây giờ nói di dời chợ xe máy xuống Bắc Từ Liêm vậy sắp tới sẽ phải bố trí, sắp xếp kinh doanh cho bà con như thế nào? Khu đất hiện nay nếu không làm chợ thì sẽ làm gì? Không thể đùng một cái nói đi là đi ngay được...", đại diện Ban quản lý chợ băn khoăn.
Trước đó, UBND quận Hai Bà Trưng cũng có đề xuất di dời chợ Trời sang khu vực khác và đã được thành phố chấp thuận. Tuy nhiên, sau 2 năm (từ năm 2012) thành phố chấp thuận chủ trương đến nay chợ Trời vẫn hoạt động.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhiều hộ dân không muốn về Bắc Từ Liêm Theo UBND thành phố Hà Nội, đã có nhiều cử tri đề nghị Thành phố xem xét cho 9 tổ dân số của khu Bắc Nghĩa Tân được điều chỉnh địa giới hành chính thuộc quận Cầu Giấy mà không chuyển sang khu Bắc Từ Liêm. Trả lời yêu cầu này, UBND Thành phố cho biết, trước đây, giữa xã Cổ Nhuế, huyện...