Cháy rừng vẫn tiếp tục lan rộng tại Bolivia
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 13/9, chính phủ Bolivia cho biết các vụ cháy ở khu vực rừng Amazon trên lãnh thổ quốc gia Nam Mỹ này vẫn đang tiếp tục lan rộng sau gần 2 tháng bùng phát và đến nay đã thiêu trụi khoảng 2 triệu hécta rừng và đồng cỏ, gây thiệt hại nặng nề cho hệ động thực vật trong vùng.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Robore, tỉnh Santa Cruz, Bolivia, ngày 19/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỉnh miền đông Santa Cruz, trung tâm nông nghiệp của Bolivia, là địa phương bị tàn phá nặng nề nhất bởi đợt cháy rừng nghiêm trọng lần này. Kể từ sau khi ban bố cảnh báo đỏ hồi đầu tháng 8 chính phủ của Tổng thống Evo Morales đã phải chi hơn 11 triệu USD từ ngân sách quốc gia cho các hoạt động đối phó với cháy rừng, trong đó có việc huy động hơn 5.000 nhân viên cảnh sát, quân đội và cứu hỏa tham gia dập lửa, cùng với hàng chục lượt máy bay chở nước để đổ xuống các khu vực bị “bà hỏa” tấn công.
Theo thông báo của chính phủ Bolivia, nước này cũng đã phải thuê các loại máy bay cứu hỏa hiện đại nhất hiện nay là SuperTanker Boeing 747 của Mỹ và Ilyushin của Nga để tham gia cùng với các máy bay Chinook và Sikorsky của quân đội Bolivia trong chiến dịch dập lửa vừa qua. Ngoài ra, Argentina và Pháp cũng hỗ trợ Boliva bằng cách gửi hàng trăm nhân viên cứu hỏa tới tham gia hoạt động chữa cháy.
Video đang HOT
Một nhóm chuyên gia được Mỹ gửi tới hỗ trợ cho Bolivia cho biết những đám cháy rừng tại Bolivia thuộc “thế hệ thứ 6″ và một trong những đặc điểm của loại này là các đám lửa có tốc độ thiêu đốt tới 4.000 hécta/giờ. Tư lệnh lực lượng vũ trang Bolivia, tướng Williams Kaliman cảnh báo điều kiện khí hậu bất lợi với nhiệt độ lên tới hơn 30 độ C và tốc độ gió hơn 30km/giờ có thể khiến cho công tác đối phó với các đám cháy tiếp tục gặp khó khăn.
Theo Hoài Nam (TTXVN)
Thiên tai hoành hành khắp thế giới
Hơn 100 đám cháy đã được ghi nhận tại bang Queensland và New South Wales - Úc do hạn hán và ít mưa thời gian vừa qua.
Lực lượng cứu hỏa Úc đã nỗ lực khống chế đám cháy trong điều kiện gió mạnh ngày 7-9 khi các vụ cháy rừng ngoài tầm kiểm soát đã thiêu rụi ít nhất 21 ngôi nhà trên khắp 2 bang ở bờ biển phía Đông nước này. Tại bang Queensland, đã có 51 vụ cháy rừng xảy ra ngày 7-9, khiến 17 ngôi nhà bị phá hủy và nguy cơ đám cháy còn tiếp tục lan rộng trong những ngày tới. Còn tại bang New South Wales, hơn 65 đám cháy được ghi nhận. Lực lượng cứu hỏa nông thôn bang New South Wales (RFS) cho biết hơn 500 lính cứu hỏa tiếp tục khống chế đám cháy trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để bảo vệ những ngôi nhà khác.
Cháy rừng hoành hành ở thị trấn Canungra, bang Queensland - Úc hôm 7-9 Ảnh: PERTH NOW
Tại Brazil, Bô trương Môi trương Ricardo Salles cho biêt nươc nay không co đu nguôn lưc tai chinh đê thuê lực lượng thường trực nhăm đôi pho tinh trang chay rưng ơ Amazon nhưng se ky hơp đông lao đông ngăn han vơi lưc lương canh sat môi trương đia phương. Theo hãng tin Reuters, Bô trương Salles cho rằng với kê hoach nay, canh sat môi trương đia phương sẽ được thuê lam viêc trong ngay nghi phep đê hô trơ cac nô lưc chưa chay cua lực lượng chính phủ. Bô Môi trương Brazil đăt muc tiêu đat thoa thuân vơi cac bang đê kê hoach nay co thê đươc thưc thi trươc khi bươc vao mua cao điêm pha rưng va chay rưng trong năm 2020, thương băt đâu vao thang 5 hoăc 6.
Năm 2019, rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận số vụ cháy cao nhất kể từ năm 2010, dẫn đến sự phản đối của cộng đồng quốc tế khi cho rằng nước này hành động chưa đủ bảo vệ rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Số liệu của Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE) cho thấy tính từ đầu năm tới tháng 8-2019, rừng Amazon bị tàn phá đã tăng 92%, lên 6.404 km2 - lớn hơn diện tích của bang Delaware ở Mỹ. Chỉ tính riêng trong tháng 8, diện tích rừng bị phá đã tăng gấp 3 lần, lên 1.700 km2.
Trước khủng hoảng cháy rừng, 7 nước vùng Amazon - gồm: Colombia, Bolivia, Ecuador, Peru, Brazil, Guyana, Cộng hòa Suriname - hôm 6-9 đã ký thỏa thuận bảo vệ rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới thông qua thiết lập cơ chế điều phối các biện pháp ứng phó thảm họa và giám sát qua vệ tinh. Lãnh đạo 7 nước này dự kiến gặp lại nhau tại Hội nghị Chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra vào tháng 12 tới.
Theo hiệp ước, các nước sẽ tạo ra mạng lưới ứng phó thiên tai để có thể hợp tác tốt hơn khi đối mặt các thảm họa như cháy rừng quy mô lớn. Nhóm này cũng đề ra các sáng kiến chống phá rừng, tăng cường nỗ lực giám sát qua vệ tinh, phát triển các sáng kiến tuyên truyền, tăng vai trò của cộng đồng thổ dân trong phát triển bền vững, chia sẻ thông tin về các hoạt động như khai khoáng bất hợp pháp.
Hàn Quốc gồng mình chống bão
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 31.000 ngôi nhà mất điện trong ngày 7-9 khi bão Lingling đổ bộ Hàn Quốc kèm theo mưa lớn, gió to. Hàng trăm sự cố nhỏ khác, đa số là ngã cây, được ghi nhận trên toàn quốc cùng với gần 300 chuyến bay bị hủy. Cơn bão dự kiến tiếp tục di chuyển về phía Bắc, hướng đến Triều Tiên vào cuối ngày - theo Hiệp hội Khí tượng Hàn Quốc. Giới chức trách đang khẩn trương tiến hành các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Trước đó, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm thảo luận các nỗ lực phòng chống thiên tai trước khi bão đổ bộ.
Xuân Mai
Theo Nguoilaodong
Cháy rừng bất thường tại Australia Ngày 10/9 cháy rừng vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và gây nhiều thiệt hại tại các bang New South Wales và Queensland của Australia. Từ nhiều ngày nay, các đám cháy rừng vẫn đang tàn phá khu vực rộng lớn nằm giữa phía Bắc bang New South Wales và phía Nam bang Queensland của Australia. Lực lượng cứu hỏa đang...