Cháy rừng tràm Đá Mái đang mùa thu hoạch, người dân trắng tay
Theo thống kê của lãnh đạo huyện, đã có hơn 100ha rừng tràm đang độ tuổi thu hoạch đã bị bà hỏa thiêu rụi.
Khoảng 14h ngày 20/8 đến trưa 21/8, tại cánh rừng Đá Mái (trải dài theo địa phận của hai xã Duy Trung và xã Duy Sơn – huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng. Nhiều hộ dân trồng keo lá tràm trên cánh rừng này đã phải khóc ròng khi nhìn những rừng cây lá tràm của mình sau 7 năm trồng, chăm sóc, giờ trở thành tro than.
Theo các nhân chứng kiến vụ cháy, bắt đầu vào lúc 14h ngày 20/8, ngọn lửa bắt đầu bùng phát dữ dội từ hướng sườn đồi Đá Mái thuộc địa phận xã Duy Trung, rồi sau đó nhanh chóng lan nhanh qua phía rừng của xã Duy Sơn.
Ngay từ khi ngọn lửa bắt đầu, khói bốc lên nghi ngút, bụi tung như hỏa mù tấp xuống nhà dân, nhưng người dân ở đây phải bó tay vì không cách nào chặn được ngọn lửa.
Ông Lưu Văn Hải (50 tuổi, đội 2, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn) cho biết: “Chiều hôm qua, thời tiết nóng cộng với gió thổi mạnh đã làm cho ngọn lửa lan nhanh khủng khiếp. Phát hiện sự việc, chúng tôi đã báo UBND xã Sơn”.
Rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân bị cháy trụi
Sau khi được dân thông báo vụ việc, UBND huyện Duy Xuyên, UBND xã Duy Sơn, UBND xã Duy Trung đã huy động lực lượng dân quân tự vệ, công an huyện, huyện đội đến để khống chế đám cháy.
Vào lúc 20h cùng ngày, đám cháy đã lụi dần, chỉ còn cháy ở phần rừng của xã Duy Trung. Tuy nhiên, ông Trần Ba – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn, lo lắng: “Tại núi Đá Mái bên phía xã Duy Trung, đám lửa vẫn còn bùng phát. Tôi sợ rằng trong ngày 21/8, trời nắng nóng như thế này đám cháy sẽ bùng phát trở lại”.
Núi Đá Mái là nơi có đường truyền tải điện 550 KV khu vực 2 đi ngang qua. Ngay từ đêm 20/8, đội truyền tải điện Tam Kỳ (Quảng Nam) đã có mặt tại hiện trường để đề phòng sự cố.
Video đang HOT
Việc cháy rừng đã làm thiệt hại rất nhiều đến rừng kèo lá tràm của các hộ dân ở hai xã Duy Trung, Duy Sơn. Đặc biệt, lúc này là mùa thu hoạch keo lá tràm của người dân. Ngoài những hộ đã thu hoạch, những hộ chưa thu hoạch thì hầu như trắng tay.
Nhìn đám rừng keo lá tràm nham nhở mà ông đã bỏ ra biết bao công sức để trồng, bây giờ thân cây đã biến thành than, ông Nguyễn Phước Thọ (tổ 2, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn) khóc tức tưởi: “Tôi có tổng cộng hơn 3ha rừng. Tôi đã thục bì rồi và chuẩn bị bán, nhưng bây giờ đã cháy trụi hết trơn rồi. Đây là tiền và công sức mà tôi đã bỏ 7 năm nay để rồi rừng bị cháy. Số tiền tôi dành cho 3 đứa con tôi trong độ tuổi ăn học tiêu tan mất rồi”.
Còn ông Nguyễn Hải (đội 3, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn), chua chát: “Tôi có hơn 1ha keo lá tràm. Bây giờ cháy hết trơn rồi, tôi cũng đành bán lấy củi thôi. Nhưng công làm vận chuyển, công thuê thợ để đốn làm củi cũng tốn rất nhiều”.
Theo ông Nguyễn Thế Hởi – Trưởng phòng TNMT huyện Duy Xuyên, cho tới trưa 21/8, vụ cháy đã thiêu trụi hơn 100ha rừng ở rừng Đá Mái.
Theo ông Hởi, khả năng gây cháy có thể là do đang mùa khai thác lá tràm, một số hộ dân đã sơ ý để cháy rừng.
Đến trưa 21/8, đám lửa vẫn còn bùng phát một số nơi ở rừng thuộc địa phận xã Duy Trung. Lực lượng dân quân tự vệ, huyện đội, tỉnh đội Quảng Nam vẫn đang có mặt tại rừng Đá Mái để khống chế đám cháy./.
Theo VNE
Không nguôi nỗi nhớ trùng khơi
Sau những vụ tai nạn trên biển, bỗng chốc họ trắng tay nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ nghề, nhớ biển
Theo số liệu của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, mỗi năm tỉnh này có 5 - 7 ngư dân bị mất tích trên biển, từ 9 đến 15 lượt tàu gặp nạn, trong đó có chuyến chỉ còn người trở về, toàn bộ tàu và tài sản đều nằm lại dưới biển sâu.
Trắng tay sau một đêm
Ông Trần Thịnh (SN 1971, ở phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa buông câu trên chiếc ghe nhỏ nơi cửa sông vừa nghĩ về đêm định mệnh đối với chiếc tàu PY-96284-TS của gia đình mình. Nghe đài báo cơn bão số 1 hình thành trên vùng biển Trường Sa, ông Thịnh cùng 9 ngư dân vội đưa tàu về đảo Đá Lớn (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trú ẩn.
câu cá trên chiếc ghe nhỏ nơi cửa biển, ông Trần Thịnh càng khát khao lại được ra khơi
Bốn giờ ngày 28-3-2012, khi tàu vừa đến đảo Đá Lớn, chưa kịp neo đã bị một con sóng to đập mạnh, đẩy tàu vào bãi đá ngầm. Tàu PY-22005-TS của ông Nguyễn Đức (SN 1955, cùng ngụ phường 6, TP Tuy Hòa) neo đậu gần đó phát hiện vội nhổ neo, nổ máy để cứu tàu người đồng hương. "Nhưng sợi dây thừng to bằng bắp tay dùng để cứu hộ tàu của chúng tôi cũng không giữ được tàu của Thịnh.
Liên tục những con sóng to đánh đứt dây thừng, đập tàu của Thịnh vỡ tan nát"- ông Đức kể. "Toàn bộ tài sản không lấy lại được thứ gì. Hơn 750 triệu đồng trị giá chiếc tàu cùng ngư cụ và lưới cả đời dành dụm mới sắm được bỗng chốc mất sạch"- ông Thịnh chùn giọng.
Vừa nghe tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, ông Nguyễn Văn Thành (SN 1976, ngụ khu phố Trần Hưng Đạo, phường 6, TP Tuy Hòa) đang cùng 6 thuyền viên đánh bắt cá ngừ đại dương trên tàu PY-2825-TS ở quần đảo Trường Sa vội chạy vào bờ tránh bão. Nhưng đến chiều 24-3, khi vào cửa biển Đà Rằng thì gặp lúc cửa biển cạn nên tàu mắc kẹt.
Những đợt sóng to liên tục bổ xuống con tàu. Suốt đêm, hàng trăm ngư dân cùng lực lượng bộ đội biên phònghuy động cả xe ủi để kéo tàu nhưng bất thành. Đến sáng hôm sau, con tàu đã bị sóng đánh vỡ từng mảnh. "Cũng may 7 anh em chúng tôi đều thoátnạn dù có người bị thương phải cấp cứu nhưng tài sản, con tàu cùng máy móc trị giá hơn 300 triệu đồng thì không lấy lại được"- ông Thành ngậm ngùi.
Mơ một ngày đạp sóng vươn khơi
Sau vụ tai nạn trắng tay, ông Trần Thịnh đành ở nhà phụ giúp vợ bán quán. "Nhưng trông ảnh buồn lắm. Cứ chiều chiều lại ra bến ngóng về biển. Tối cứ thức giấc giữa đêm. Hỏi thì ảnh bảo: Ngủ trên tàu quen rồi" -bà Trương Thị Mỵ,vợ ông Thịnh, nói. Để giúp chồng đỡ nhớ biển, bà Mỵ sắm chiếc ghe nhỏ để chồng ra cửa biển câu cá vừa có cái ăn vừa có tiền chạy chợ.
Tàu cá của ông Nguyễn Văn Thành bị nạn vỡ nát trên cửa biển Đà Rằng
"Nhưng tôi vẫn chỉ muốn ra tận khơi xa để khai thác. Bao thế hệ gia đình tôi đều làm được điều ấy nhưng sao tôi lại không làm được" - ông Thịnh nói. Vợ chồng ông Thịnh mang 2 sổ đỏ của gia đình và của người em đi vay 330 triệu đồng cùng với số tiền 300 triệu đồng bảo hiểm bồi thường và 20 triệu đồng còn lại ở nhà để mua lại một chiếc tàu với giá 650 triệu đồng.
Nhưng để sắm lưới, ngư cụ, các thiết bị như máy tầm ngư, theo ông Thịnh, cần thêm ít nhất 200 triệu đồng nên con tàu vẫn chưa thể ra khơi. "Dù vậy, tôi tin rằng sẽ có một ngày tôi lái con tàu này đạp sóng ra khơi. Tôi nhớ biển lắm rồi"- mắt ông Thịnh bỗng chốc sáng lên khi nghĩ về một ngày lại vươn khơi xa.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thành không thể sắm lại tàu mới sau vụ tai nạn vỡ tàu tại cửa biển Đà Rằng. Bà Trần Thị Tốt (62 tuổi, mẹ của ông Thành)cho biết: "Sau vụ tai nạn, Thành buồn lắm, để đỡ nhớ nghề, nó xin đi biển cho một tàu cá khai thác gần bờ".
Theo bà Tốt, cũng đã có lần bà cầm sổ đỏ lên ngân hàng xin vay tiền với những mong mượn thêm tiền hàng xóm mua chiếc tàu nhỏ cho con ra khơi nhưng ngân hàng không cho vay vì nhà nghèo, vẫn còn nợ ngân hàng, trong khi giá đất nơi gia đình bà ở quá thấp.Mơ ước trở lại trùng khơi vẫn canh cánh bên lòng nhưng ông Thành cứ thắt ruột một nỗi vô vọng mơ hồ...
Lỗ chuyến biển để cứu người nước ngoài
Sáng 30-4-2012, trong khi khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Trường Sa, tàu cá PY- 92647-TS do ông Trần Văn Lực (37 tuổi, ở phường 6, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng, phát hiện và cứu 7 người nước ngoài bị nạn đang trôi dạt trên biển. Mặc dù mới xuất bến, chưa khai thác được nhiều cá nhưng vì những người nước ngoài yêu cầu được vào bờ gấp, thuyền trưởng cũng là chủ tàu Trần Văn Lực đành chấp nhận lỗ chuyến biển hơn 200 triệu đồng để vào bờ.
"Khi biết trên tàu có 2 người Malaysia, tôi chợt nhớ đến chuyện người cháu là Ngô Ngọc Cẩn bị Malaysia bắt ở từ 6 tháng vì vào vùng biển của họ để tránh áp thấp nhiệt đới vào tháng 7-2009. Nhưng rồi tôi lại gạt qua suy nghĩ ấy để lo cứu người"- ông Lực bày tỏ.
Theo NLD
Cá độ bóng đá mùa Euro -Kỳ cuối: Cá cược bóng đá và những hệ lụy Một vài tay cờ bạc đã phải chọn con đường quyên sinh và rất nhiều kẻ khác phải ngóng Euro trong song sắt nhà tù vì tội trộm cắp để có tiền cá độ. Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua. Mỗi lần trái bóng lăn trên sân cỏ là hàng triệu con tim thổn thức. Trong số đó có...