Cháy rừng tạo mây lửa cao 10 km
Đám cháy rừng ở đông nam bang Oregon tạo ra cột mây khổng lồ có thể được nhìn thấy ở khoảng cách tới 160 km.
Bootleg, đám cháy rừng lớn nhất đang diễn ra trên lãnh thổ Mỹ, đang tạo ra cột “mây đứng” gồm khói và tro bụi có độ cao 10.000 m. Đây là một trong những biểu hiện cực đoan và nguy hiểm nhất của cháy rừng, còn được gọi là “mây lửa”.
Tính đến ngày 16/7, đám cháy rừng Bootleg đã bao trùm khu vực khoảng 976 km2, lớn hơn diện tích thành phố New York. Đám cháy bùng phát vào thời điểm khu vực phía tây nước Mỹ đang trải qua đợt hạn hán lịch sử.
“Mây lửa” bốc lên từ đám cháy rừng Bootleg ở Oregon ngày 16/7. Ảnh: AFP .
Quy mô của đám cháy rừng làm dấy lên nhiều quan ngại. Các nhà khí tượng học tuần này còn phát hiện một dạng mây lửa mới lớn hơn, dữ dội hơn, có thể tạo ra hình thái thời tiết riêng của nó, bao gồm “vòi rồng lửa”.
Ít nhất 70 vụ cháy rừng đang diễn ra cùng lúc trên toàn nước Mỹ. Canada cũng ghi nhận hàng chục vụ cháy khác. Nhiệt độ vùng phía tây Bắc Mỹ tiếp tục ở mức nguy hiểm trong cuối tuần này, từ trung phần dãy Rocky đến phía nam Canada.
Toàn khu vực sẽ đón đợt sóng nhiệt thứ 4 liên tiếp chỉ trong vòng 5 tuần qua. Nhiệt độ nhiều nơi tiếp tục cao hơn mức trung bình năm.
Điều kiện thời tiết khiến nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa cháy rừng thêm phức tạp. Được tiếp sức liên tục bởi gió lớn, đám cháy rừng Bootleg lan ra nhiều km mỗi ngày. Chính quyền địa phương liên tục phát lệnh di tản mới đến người dân, lo ngại các đám cháy sẽ hợp nhất và tăng mức độ tàn phá. Ít nhất 21 căn nhà ở Oregon đã bị lửa thiêu rụi.
Video đang HOT
Theo cơ quan chức năng, các đám mây lửa được hình thành liên tiếp trong 4 ngày qua, từ khoảng 15h đến 17h mỗi ngày, khi ánh nắng xuyên qua lớp khói và tăng nhiệt độ mặt đất. Luồng khí nóng đưa tro và khói bốc lên cao gần 10.000 m, có thể nhìn thấy được ở khoảng cách 160 km.
Trong kịch bản xấu nhất, đám cháy có thể tạo ra cả hình thái mây cực đoan hơn vì nhiệt độ quá cao. Lính cứu hỏa trên thực địa sẽ phải đương đầu với hiện tượng sét khô và gió cực nóng do những đám mây này gây nên. Tro tàn từ đám cháy có thể được đám mây phóng đến độ cao hơn 16.000 m.
California điều động dê chống cháy rừng giữa nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ
Các bầy dê trở thành "vũ khí" đặc biệt để chống cháy rừng ở bang California, Mỹ giữa lúc khu vực Bắc Mỹ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục.
Đàn dê đang trở thành một "vũ khí" để California chống cháy rừng (Ảnh: AFP).
AFP đưa tin, các đàn dê đang trở thành "vũ khí" ngày càng phổ biến trong cuộc chiến chống cháy rừng ở bang California.
Vào một buổi sáng tháng 7 nóng nực gần đây, một đàn 80 con dê đã được "điều động" đến một khu đất đồi ở thành phố Glendale, ngoại ô hạt Los Angeles. Các con vật này có nhiệm vụ ăn trong suốt nhiều ngày liền để loại bỏ các đám cỏ khô, vốn có thể dễ dàng bén lửa nếu cháy rừng xảy ra, gây nguy hại tới các khu vực nhà cửa lân cận.
Do biến đổi khí hậu và tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ, các quan chức bang này lo ngại rằng viễn cảnh cháy rừng quy mô lớn sẽ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, mọi sự đóng góp đều được ghi nhận.
"Chúng tôi bắt đầu nghe mọi người bàn tán về dê, từ các thành viên trong cộng đồng tới các đội cứu hỏa lân cận. Càng tìm hiểu về dê, chúng tôi càng nhận ra rằng loài vật này có thể mang lại giải pháp hiệu quả và bảo vệ môi trường tốt thế nào", người đứng đầu cơ quan cứu hỏa Glendale Jeffrey Ragusa cho hay.
Ngoài việc "dọn dẹp" đám cỏ khô có thể kích hoạt cháy rừng, việc dê ăn bớt cây cối cũng tạo ra lối đi thuận lợi để lực lượng cứu hỏa có thể di chuyển và hoạt động khi cháy rừng xảy ra.
Khu vực Bắc Mxy đang hứng chịu thời tiết nắng nóng kỷ lục (Ảnh: AFP).
Việc sử dụng dê chỉ là một cách trong nỗ lực chống lại mối đe dọa cháy rừng. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của con vật này có giá trị khi chúng hỗ trợ công việc cho những người phải dọn dẹp các thảm thực vật để làm vùng đệm chống cháy rừng trong thời tiết nóng oi bức và tại địa hình nguy hiểm.
"Luôn luôn xảy ra mối đe dọa con người bị chấn thương (khi dọn cỏ), nhưng tôi chưa thấy con dê bị trượt chân bao giờ", ông Ragusa nói.
Sage Environmental, đơn vị cung cấp đàn dê cho hạt Glendale, hiện có 400 con. Họ sẽ theo dõi các con dê làm việc và điều hướng khi cần thiết. Bà Cope tiết lộ rằng, chi phí thuê những con dê này tương đương với tiền mà chính quyền sẽ trả cho con người làm nhiệm vụ dọn cỏ khô tương tự.
alifornia năm ngoái ghi nhận đợt cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của bang, với hơn 1,6 triệu héc-ta bị thiêu rụi.
Nắng nóng nguy hiểm chết người ở Bắc Mỹ
Thung lũng chết ở California ghi nhận nhiệt độ 56 độ C (Ảnh: Reuters).
Nắng nóng khắc nghiệt đang đẩy một phần nước Mỹ và Canada rơi vào nguy cơ có thể xảy ra cháy rừng nghiêm trọng. Tính tới ngày 11/7, khu vực miền tây nước Mỹ đã trải qua nhiều ngày sống trong sóng nhiệt kỷ lục. Tại Thung lũng Chết ở California, nhiệt độ đã tăng lên mức 56 độ C, biến nơi đây trở thành một trong những khu vực nóng nhất hành tinh.
Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) phát đi cảnh báo nắng nóng trên khắp khu vực và khuyến cáo người dân rằng nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Nhiệt độ nóng cực đoan mở rộng từ khu vực tây bắc Thái Bình Dương, đang gây áp lực lên hệ thống lưới điện và rủi ro châm ngòi cho các vụ cháy rừng quy mô lớn.
Hiện trường tan hoang sau một vụ cháy rừng ở Canada (Ảnh: Reuters).
Tại Canada, cháy rừng tiếp tục lan rộng, thêm 50 vụ bùng phát trong 2 ngày qua. Chính phủ nước này phải công bố biện pháp khẩn cấp để phòng cháy rừng.
Sóng nhiệt kỷ lục ở Bắc Mỹ thời gian qua được cho đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tháng trước là tháng 6 nóng nhất mà khu vực Bắc Mỹ từng ghi nhận. Giới chuyên gia cảnh báo, hoạt động của con người đang đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và gây nguy hiểm nghiêm trọng.
Nắng nóng, cháy rừng tại Mỹ và Canada: Hậu quả rõ ràng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan không chỉ tại Mỹ hay Canada mà còn nhiều nơi trên thế giới. Sau một tuần nắng nóng kỷ lục, Mỹ và Canada tiếp tục phải đương đầu với nạn cháy rừng. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan không...