Cháy rừng ở Indonesia, các nước láng giềng nghẹt thở
Người dân ở Malaysia và Singapore đang nghẹt thở do khói bụi từ những vụ cháy rừng ở Indonesia tràn sang.
Tình hình cháy rừng ở Indonesia, đặc biệt ở Sumatra và đảo Borneo, trở nên nghiêm trọng từ hai tuần qua do người dân địa phương thường đốt rừng để trồng cọ.
Hôm 14/9, Bộ trưởng Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakar ban bố tình trạng khẩn cấp tại tỉnh Riau do khói ngày một dày đặc.
Nhà chức trách Indonesia đang nỗ lực triển khai máy bay cứu hỏa và phun hóa chất vào mây tạo mưa để dập tắt những đám cháy. Ảnh: Một trực thăng cứu hỏa thả nước xuống đám cháy ở Ogan Komering Ilir, tỉnh Nam Sumatra.
Người lính cứu hỏa đang chật vật “chiến đấu” với ngọn lửa ngùn ngụt.
Nhóm cứu hỏa túc trực dập lửa ở tỉnh Nam Sumatra hồi cuối tuần qua.
Video đang HOT
Một hình ảnh tương tự trên cánh đồng ở Timbangan.
Trực thăng Mi-17 múc nước từ một con kênh để dập tắt một đám cháy rừng đang hoành hành ở khu vực Ogan Komering Ulu.
Bầu trời trên sông Musi mù mịt vì khói bụi. Ảnh chụp lúc các em học sinh ở Palembang, đảo Sumatra ngồi thuyền đến trường học.
Nhóm công nhân khuân ống nước qua một khu đồn điền trồng cọ bị thiêu rụi ở tỉnh Nam Sumatra, Indonesia.
Người dân khẩn trương chạy đi lấy nước dập tắt ngọn lửa đang lan nhanh gần phía nhà dân ở ngôi làng Pal 7, huyện Ogan Ilir, tỉnh Nam Sumatra.
Khói bụi từ những đám cháy rừng trên lãnh thổ Indonesia đã lan sang các nước Đông Nam Á khác như Singapore và Malaysia. Ảnh: Du khách đang ngồi đọc sách gần bể bơi. Khung cảnh mờ mịt vì bụi khói từ cháy rừng Indonesia ở đằng sau lưng anh ta.
Màn khói đen bao trùm cả tòa nhà Văn phòng Thủ tướng Malaysia.
Hôm 15/9, chính quyền Malaysia đã ra chỉ thị đóng cửa một số trường học ở Thủ đô Kuala Lumpur và các vùng phụ cận do khói bụi từ cháy rừng Indonesia đang có chiều hướng xấu.
Còn tại Singapore, chỉ số ô nhiễm môi trường ở nước này đã tăng cao nhất trong vòng một năm qua.
Bầu trởi đêm mù mịt khói ở trung tâm Singapore.
Theo_Kiến Thức
Cuộc gặp Bộ trưởng Nội vụ EU sẽ đưa ra được quyết định mới về vấn đề người tị nạn?
Liên hiệp châu Âu (EU) rối bời trước dòng người tị nạn đang ồ ạt tràn tới. Trong bối cảnh ấy, các nhà chức trách EU vẫn chưa tìm ra được những điểm chung cho toàn khối để giải quyết tận gốc vấn đề. Liệu Bộ trưởng Nội vụ các nước EU có đưa ra được những quyết định quan trọng trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn?
Dòng người tị nạn đang đổ dồn tới biên giới EU. (Nguồn: LeFigaro/AP)
Tại cuộc họp Bộ trưởng Nội vụ EU diễn ra ngày 14-9 ở Brussels (Bỉ), nhiều nội dung thời sự được đưa ra bàn thảo. Song, điều quan trọng hàng đầu là tìm giải pháp để có thể nhanh chóng thu hẹp các bất đồng trong chính sách đối với người tị nạn.
Hiện nay, bốn nước Đông Âu là Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc và Slovakia (thuộc nhóm Visgrad) vẫn kiên quyết bác bỏ chủ trương phân bổ định mức tiếp nhận người tị nạn mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, mới đề nghị, theo sáng kiến của Đức, và với sự hưởng ứng của Pháp. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc, Lubomi Zaoralek, các nước EU tiếp đón người tị nạncó quyền kiểm soát số lượng người tị nạn mà họ tiếp nhận và hỗ trợ.
Thủ tướng Hungari, Viktor Orban, đã đưa ra nhiều tuyên bố kêu gọi ngăn chặn dòng người nhập cư tại khu vực biên giới nước này, đồng thời tiếp tục cho triển khai hàng rào kẽm gai cao 1,5 nm và xây lớp tường thứ hai cao 4 m, cùng với việc cho triển khai quân đội bảo vệ đường biên giới để ngăn dòng người tị nạn (Hungari là cửa ngõ vào khối Schengen-đi lại tự do - và là trạm trung chuyển của dòng người di cư từ Trung Đông). Chính sách này nhận được sự ủng hộ của 2/3 người dân Hungari.
Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, thì tuyên bố, các nước không thể quy phục và chấp nhận tất cả mọi điều khi Đức hay Pháp đưa ra. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Frank-Walter Steinmeier, lý giải, EU không nên chia rẽ trước vấn đề chung của toàn khối. Nếu bất đồng kéo dài sẽ khó có thể kiểm soát được tình hình và hậu quả sẽ khó lường.
Cùng với bốn nước Đông Âu, Rumani và Đan Mạch cũng phản đối chính sách phân bổ người tị nạn cho mỗi nước thành viên EU. Bộ trưởng Nội vụ Đan Mạch cho biết, nước này đã tiếp nhận gần 15 nghìn đơn xin tị nạn năm 2014. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), từ đầu năm đến nay, Đan Mạch đứng thứ năm trong danh sách các nước EU tiếp đón người tị nạn.
Điều đáng chú ý là, thực trạng di cư ồ ạt đã và đang ảnh hưởng tới các nước Đông Âu là Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc và Slovakia. Bởi vậy, bốn quốc gia này, cho dù đã được Đức ủng hộ mạnh mẽ trong tiến trình gia nhập EU năm 2004, nhưng vẫn phản đối quan điểm về vấn đề người tị nạn của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, đã tuyên bố, các nước thành viên EU cần chia sẻ việc đón tiếp 160 nghìn người tị nạn ngay từ tuần này.
Thực tế đang đặt mỗi nước thành viên EU vào thế bí. Tiếp nhận hay không tiếp nhận người tị nạn và tiếp nhận ở mức độ nào? Trong khi chính sách nhập cư của mỗi nước đều chịu sức ép của các đảng phái cực hữu, bài ngoại. Bài toán khó đang đặt ra trước làn sóng tị nạn đang đổ dồn tới EU.
THĂNG LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Pháp kêu gọi các nước EU tôn trọng đầy đủ thỏa thuận Schengen Chính phủ Pháp hôm qua (13/9) kêu gọi các nước trong Liên minh châu Âu tôn trọng đầy đủ các quy tắc thiết lập khu vực miễn thị thực Schengen. Lời kêu gọi đưa ra sau khi Đức quyết định kiểm soát tạm thời các cửa khẩu biên giới, trong bối cảnh làn sóng kỷ lục người tị nạn đồ về nước này....