Cháy rừng ở California: Hàng trăm ngàn người phải sơ tán, Tổng thống Mỹ phê duyệt tuyên bố thảm họa
Tính đến ngày 23/8, gần 600 đám cháy rừng đã bùng phát ở California, thiêu rụi hàng ngàn km2, khiến gần 120.000 người phải sơ tán.
Ông Hank Hanson, 81 tuổi chia sẻ về trận cháy rừng như “một cuộc bao vây chớp nhoáng”, khiến ông và vợ phải sơ tán đến thị trấn Fairfield ở Connecticut ngay trong đêm, trước khi ngôi nhà của họ bị ngọn lửa phá hủy hoàn toàn. (Nguồn: AP)
“Ngọn lửa đang tràn về phía chúng tôi như một thác nước”, đó là cảm nhận của Hank Hanson, 81 tuổi khi ông tận mắt chứng kiến trận cháy rừng ở phía Bắc California vào rạng sáng ngày 19/8.
Được mô tả như “một cuộc bao vây chớp nhoáng”, trận cháy rừng mà ông Hanson chứng kiến chỉ là một trong số gần 600 đám cháy rừng đã bùng phát ở khắp bang California trong tuần qua, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người.
Các đám cháy được cho là hậu quả của hàng nghìn vụ sét đánh tiếp diễn trong những ngày gần đây.
Bà Shana Jone, Trưởng đơn vị Sonoma-Lake-Napa trực thuộc Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy bang California cho biết: “Đây là trận cháy mà chúng tôi chưa từng thấy trong lịch sử gần đây”.
Video đang HOT
Hầu hết mọi nguồn lực chữa cháy ở California đều đang chiến đấu với ngọn lửa, trong đó khu vực cháy nghiêm trọng nhất tập trung ở phía Bắc California, phía Tây thành phố Sacramento và phía Đông Vịnh San Francisco.
Theo lời kể của Hank Hanson, ông và vợ đã sơ tán đến thị trấn Fairfield ở Connecticut ngay trong đêm, trước khi ngôi nhà của họ bị ngọn lửa phá hủy hoàn toàn.
Hơn 13.700 nhân viên cứu hỏa đang tham gia khống chế các đám cháy và có ít nhất 10 bang khác tại Mỹ đã điều động lực lượng, cả trên không và trên bộ, hỗ trợ bang California. (Nguồn: AP)
Các đám cháy đã bùng lên nhanh chóng và phá hủy gần 700 ngôi nhà cùng nhiều công trình kiến trúc của bang California. Hầu hết các ngôi nhà bị san bằng hoặc ngọn lửa thiêu rụi. Theo giới chuyên gia, đây là đám cháy rừng lớn thứ hai trong lịch sử của bang, với diện tích bị ảnh hưởng lên đến trên 490 dặm vuông (tương đương 1.270 km2).
Các đám cháy đe dọa cả những khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực. Công viên quốc gia Big Basin Redwoods, nơi có những cây gỗ đỏ thân lớn quý hiếm hơn 500 năm tuổi, đã bị tàn phá trên diện rộng, một số công trình lịch sử của công viên bị hư hỏng nặng do hỏa hoạn.
Khoảng 119.000 người đã được sơ tán nhưng nhiều người trong số này chật vật đi tìm nơi tạm trú hoặc không muốn tới các trung tâm tạm trú được giới chức bố trí sẵn do lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Giới chức bang California cảnh báo công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô và nóng, cùng các đợt sét “tiếp sức” cho các đám cháy mạnh lên.
Theo Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California Thom Porter, California sẽ phải tiếp tục chiến đấu với đợt cháy thảm họa này ít nhất vài ngày nữa, và kêu gọi mọi người phải cố gắng hơn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Hiện có hơn 13.700 nhân viên cứu hỏa đang tham gia khống chế các đám cháy và có ít nhất 10 bang khác tại Mỹ đã điều động lực lượng, cả trên không và trên bộ, hỗ trợ bang California ứng phó với hỏa hoạn.
Thống đốc bang California Gavin Newsom cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ Canada và Australia, những quốc gia mà ông cho là có lực lượng cứu hỏa tinh nhuệ nhất trên thế giới.
Giặc lửa chồng dịch bệnh
Ngày 22-8 là một ngày thật buồn khi Thống đốc bang California Gavin Newsom buộc phải kêu gọi giúp đỡ khắp nơi, từ các bang ở Bờ Đông nước Mỹ cho đến các nước như Canada, Australia, khi 560 đám cháy rừng lớn nhỏ tiếp tục tàn phá bang này.
Trang trại 157 tuổi của Trung tâm Giáo dục nông nghiệp phi lợi nhuận Pie Ranch xơ xác do cháy rừng
Dù đã huy động gần 12.000 lính cứu hỏa trên toàn bang, California vẫn đang vật lộn để kiểm soát cháy rừng ở phía Bắc, vốn đang bùng phát dữ dội hơn dưới đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao kỷ lục, trong đó khu vực thung lũng Death Valley ghi nhận nhiệt độ lên tới 54,4C.
Tính đến ngày 22-8, các đám cháy đã làm ít nhất 6 người thiệt mạng (trong đó có một phi công), 43 lính cứu hỏa và dân thường bị thương, 175.000 người phải sơ tán. Mỗi một giờ trôi qua, người dân lại nghe lệnh yêu cầu sơ tán thêm một số hạt cũng như một số cộng đồng dân cư. Hôm nay đến lượt người dân ở dọc sông Russia, gần TP Santa Rosa, được lệnh đi tránh "bà Hỏa".
Ước tính khoảng 12.000 tia sét đã làm bùng phát các đám cháy tại khu vực miền Bắc và Trung của bang California trong tuần qua buộc Thống đốc Gavin Newsom phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm giải ngân các quỹ cứu trợ để ứng phó với tình hình hỏa hoạn hiện nay.
Big Basin Redwoods - công viên cổ nhất California với những cây gỗ đỏ gần 2.000 năm tuổi - cũng bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn. Hai vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng là Sonoma và Napa, vừa khôi phục hoạt động sau hàng loạt vụ cháy gây thiệt hại nặng nề năm 2018, giờ lại lâm nạn. Nhiều tuyến đường bị phong tỏa, hàng chục công viên và bãi biển phải đóng cửa.
Anh Nghĩa Trần sống ở gần TP San Jose nằm trong Thung lũng Silicon, phía Bắc bang California, cho biết, ở những nơi chưa phải đi di tản, người dân thường dự trữ nước uống trong nhà (vì nhiệt độ cao) và giấy tờ tùy thân luôn bên người chuẩn bị tình huống được lệnh phải đi sơ tán. Khi ngọn lửa có nguy cơ lan đến, cảnh sát địa phương sẽ phải bắt buộc người dân di tản đến những nơi đã được chuẩn bị như trường học, nhà nghỉ...
Chị Ngọc Trang sống ở hạt Santa Clara cho biết, chính quyền cập nhật liên tục lệnh di tản và đã chuẩn bị sẵn nhiều trung tâm di tản. Những ai nếu không có bà con hay người thân nào có thể đến ở nhờ thì đến trung tâm sơ tán. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang rình rập bên ngoài thì việc đến tập trung đông người tại các trung tâm cộng đồng khá nguy hiểm khi bang California trở thành bang đầu tiên của nước Mỹ có số người mắc Covid-19 vượt qua con số 60.000 người vào tuần rồi. Người khá giả có thể thuê khách sạn để trú tạm, trong khi người khó khăn thiệt thòi hơn, vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Trong khi các đám cháy có dấu hiệu mở rộng ở trong và xung quanh khu vực này. Giới chức đã phải ban bố cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe khi giới khoa học dự báo không khí quanh khu vực Vịnh San Francisco sẽ ở mức xấu nghiêm trọng những ngày tới khi hỏa hoạn tiếp tục hoành hành nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Thông tin này làm người dân không khỏi hoang mang. Cũng dễ hiểu thôi, người dân California không những đang chiến đấu với dịch bệnh, mà còn chống chọi với nắng nóng và bây giờ là hỏa hoạn. Giặc lửa chồng dịch bệnh, mấy ai giữ được sự an định khi vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử bang này, hồi tháng 11-2018, cướp đi sinh mạng của 86 người và gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Người dân thắp hương gây cháy rừng Đến 17 giờ chiều 18-7, đám cháy rừng cơ bản được khống chế, tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn đang túc trực tại hiện trường để phòng ngọn lửa bùng phát trở lại . Ngọn lửa bùng phát dữ dội trong nắng nóng và gió mạnh Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 14 giờ chiều 18-7, người dân phát hiện đám...