Cháy rừng liên tiếp xảy ra tại tỉnh Quảng Nam
Các vụ cháy rừng quy mô lớn xảy ra tại các huyện Duy Xuyên, huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam.
Liên tiếp các vụ cháy rừng quy mô lớn xảy ra tại địa bàn 2 xã Duy Sơn và Duy Trinh, huyện Duy Xuyên và xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Thống kê sơ bộ, hơn 80 ha rừng keo lá tràm ở huyện Duy Xuyên bị ảnh hưởng. Trong khi tại huyện Nam Trà My, do mới phát hiện đám cháy vào ban đêm, trên núi cao nên công tác chữa cháy vẫn đang tiếp tục.
Trước đó, khoảng 6h sáng qua (17/8), người dân địa phương phát hiện ngọn lửa bùng cháy tại khu vực rừng keo lá tràm thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên nên hô hoán nhau dập lửa. Do địa hình núi cao, có gió mạnh nên công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn. Ngọn lửa cháy lan sang khu vực rừng keo tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên.
Nhiều diện tích keo ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên bị thiêu rụi.
Để khống chế đám cháy, chính quyền địa phương đã huy động khoảng 300 người gồm công an, quân sự, kiểm lâm và người dân địa phương vào cuộc. Đến khoảng 9 giờ sáng nay, ngọn lửa mới được khống chế.
Video đang HOT
Còn tại huyện Nam Trà My, thông tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được, ngọn lửa bùng phát dữ dội tại khu vực núi cao thuộc thôn 1, xã Trà Tập. Chính quyền địa phương đang huy động tối đa lực lượng đến hiện trường dập lửa.
Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được xác định là do người dân đốt rẫy dẫn đến cháy lan.
“Lực lượng công an, quân sự, dân quân xã và tổ bảo vệ rừng đang có mặt tại hiện trường và tập trung mọi phương tiện để tiến hành công tác dập lửa”, ông Mẫn cho biết./.
Theo Hoài Nam/VOV-Miền Trung
Vay vốn Agribank nuôi tôm lót bạt, dân vùng cát trắng đổi đời
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam) để nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát, anh Trần Văn Hận đã phất lên, thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
Quyết làm giàu trên vùng cát trắng
Về xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hỏi nhà anh Trần Văn Hận (32 tuổi), ai cũng biết, cũng trầm trồ và thán phục về một người trẻ tuổi, kiên trì, chịu khó và đặc biệt làm kinh tế rất giỏi.
Trò chuyện cùng phóng viên, anh Hận chia sẻ: Trước đây anh bươn chải đủ nghề để kiếm sống, ai thuê gì làm đó, sau đó chuyển sang làm lái xe được một thời gian nhưng thu nhập từ nghề lái xe khá bấp bênh. Tình cờ một lần đọc báo, anh thấy nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát cho thu nhập cao, từ đó anh bắt đầu nghiên cứu học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ mạng internet, đồng thời đi tham quan một số mô hình thực tế. Sau đó, anh quyết định đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, coi đó là bước đi khởi nghiệp cho bản thân.
Nhờ vay vốn của Agribank để đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát, anh Trần Văn Hận đã có thu nhập khá hàng năm. Ảnh: Đ.N
Anh Hận sinh ra trên vùng đất cát trắng, đầy nắng gió, đời sống của bà con nhân dân phụ thuộc làm ruộng, thu nhập không ổn định. Vì thế, anh càng nung nấu và quyết tâm xây dựng trang trại nuôi tôm để vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương Duy Vinh.
Với nhiệt huyết, cùng sự mạnh dạn của tuổi trẻ, năm 2015 với nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Phước, cộng với số tiền tích góp được hơn 200 triệu đồng, anh Hận bắt đầu xây dựng trang trại nuôi tôm, diện tích 1.000m2.
"Lứa đầu tiên, do kinh nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả chưa thật cao, nhưng dấu hiệu thành công đã thôi thúc tôi quyết tâm mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư trang trại để nuôi tôm" - anh Hận chia sẻ.
"Năm đầu tiên số tiền lãi thu được từ nuôi tôm trên 60 triệu đồng, một con số đáng mơ ước đối với nhiều người trong xã Duy Vinh lúc đó. Hiện nay, với diện tích ao nuôi hơn 2.500m2, mỗi năm tôi nuôi 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, bán ra thị trường với giá từ 90-100 triệu đồng/tấn. Sau khi trừ chi phí thức ăn, giống, nhân công..., tôi có thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng/năm" - anh Hận phấn khởi cho hay.
Tiếp tục mở rộng quy mô
Chia sẻ kinh nghiệm về nghề nuôi tôm của mình, anh Hận cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt từ đơn vị cung cấp giống có uy tín. Trong khâu chăm sóc thì phải chú trọng khoảng thời gian 1 tháng đầu vì đây là lúc tôm nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ dịch bệnh do thay đổi môi trường sống, thức ăn, nên phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước để có vấn đề gì thì xử lý cho kịp thời.
"Diện tích ao lắng phải tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp đầy đủ nước vào ao nuôi và thay nước kịp thời khi xảy ra vấn đề bất lợi. Độ sâu mực nước dao động từ 0,8 - 1,5m. Các yếu tố môi trường đảm bảo như: Nhiệt độ nước từ 25 - 30 độ C, độ mặn từ 5 - 15%, độ pH dao động từ 7,5 - 8,5; hàm lượng oxy hòa tan> 5mg/l, độ trong từ 35 - 45cm..." - anh Hận cho biết.
Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên chú ý đến mật độ thả, phải đảm bảo phù hợp với mức độ đầu tư cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc và kinh nghiệm. Nếu thả nuôi tôm ở mật độ cao sẽ khiến nền đáy bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại lớn. Mật độ thích hợp là từ 150 - 200 con/m2.
Theo anh Hận, quá trình nuôi cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh đặc biệt quan trọng; hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị được tôm cũng chậm lớn, dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí thua lỗ...
Theo Danviet
Giàu nhất vùng, tỷ phú Cadong trồng 10ha sâm Ngọc Linh trên rừng Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 Nguyễn Văn Lượng đã mạnh dạn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà gia đình anh Lượng từng bước thoát nghèo và vươn lên trở thành một trong những nông dân tỷ phú của xã Trà Linh, huyện...