Cháy rừng lan nhanh ở California
AFP hôm qua đưa tin cháy rừng ở bang California (Mỹ) đã lan ra từ gần 243 ha lên hơn 4.800 ha trong vòng 24 giờ sau khi bùng phát ở khu vực gần Công viên quốc gia Yosemite vào ngày 22.7.
Lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát cháy rừng ở California ngày 22.7. Ảnh REUTERS
Đám cháy, tập trung ở hạt Mariposa, đã phá hủy 10 ngôi nhà và đe dọa hàng nghìn ngôi nhà khác. Thống đốc CaliforniaGavin Newsom ngày 23.7 đã ban bố “tình trạng khẩn cấp” tại hạt Mariposa, viện dẫn “các điều kiện cực kỳ nguy hiểm đối với sự an toàn của người và tài sản”.
Ông Hector Vasquez, quan chức thuộc Sở Lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy California, cho biết hơn 6.000 người đã được sơ tán và trên 500 lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt đám cháy với sự hỗ trợ của máy bay, nhưng tình hình “vẫn đầy thách thức”.
Sóng nhiệt ‘nướng’ nước Mỹ, nhiệt độ cao vượt trội cùng kỳ năm ngoái
Tờ Los Angeles Times dẫn lời giới chức cho hay có thể mất một tuần mới có thể kiểm soát được đám cháy. Cháy rừng ở California xảy ra trong lúc hàng triệu người Mỹ chịu đựng cái nóng như thiêu đốt với nhiệt độ ở một số nơi đã tăng lên mức cao kỷ lục và được dự báo tiếp tục tăng.
Trên 500 lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa tại vườn quốc gia Yosemite
Hàng trăm lính cứu hỏa đang nỗ lực ngăn chặn đám cháy rừng lớn tại Công viên quốc gia Yosemite ở bang California (Mỹ) lan sang khu vực cây cự sam cổ thụ khổng lồ.
Máy bay dập lửa cháy rừng gần Công viên quốc gia Yosemite, California, Mỹ, ngày 21/7/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của công viên, đám cháy Washburn đã thiêu trụi 946 ha vào cuối tuần qua, tăng gấp 2 lần kể từ khi được báo cáo vào ngày 7/7 vừa qua. Hiện 545 nhân viên cứu hỏa đang chiến đấu với "giặc lửa", bao gồm cả việc "chủ động bảo vệ" khu vực Mariposa Grove, nơi tập trung tới 500 cây cự sam trưởng thành khổng lồ.
Hiện các gốc cự sam, trong đó một số cây hơn 3.000 năm tuổi, vẫn an toàn. Các nhân viên cứu hỏa đã thực hiện nhiều biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ các rừng cự sam như dọn sạch các bụi cây giảm nguy cơ cháy, đồng thời triển khai hệ thống phun nước trên mặt đất.
Hiện lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được 25% đám cháy. Tuy nhiên, thời tiết được dự báo vẫn còn nóng và khô trong vài ngày tới, gây khó khăn cho công tác dập lửa. Các máy bay chở dầu và trực thăng cùng các nhân viên mặt đất cũng đã được huy động để tham gia dập lửa. Trong khi đó, tại bang Utah, tính đến ngày 11/7, bốn trận cháy rừng lớn đã bùng phát tại bang này, buộc người dân phải sơ tán.
Theo InciWeb, một hệ thống thông tin sự cố rủi ro liên ngành ở Mỹ, trận cháy Halfway Hill, được báo cáo lần đầu tiên tại Rừng quốc gia Fishlake vào ngày 8/7 đã thiêu rụi 42,2 km2 tính đến đêm 10/7. Cư dân của tiểu khu Virginia Hills đã được sơ tán. Tờ Salt Lake Tribune ngày 11/7 đưa tin 4 người đã bị bắt giữ và bị buộc tội gây ra đám cháy trên.
Trong khi đó, đám cháy rừng ở thành phố Jacob, bùng phát vào chiều 9/7, đã thiêu rụi 15,6 km2. Các bức ảnh và video do người dân thành phố Salt Lake gần đó đăng tải cho thấy những cột khói lớn và biến bầu trời thành màu đỏ và cam.
Trong ngày 11/7, đám cháy Dry Creek và Sardine Canyon vẫn đang bùng cháy nhưng đã được kiểm soát lần lượt là 40 và 80%.
Các nhà khoa học cho biết hiện tượng ấm lên toàn cầu, nguyên nhân chủ yếu là do loài người đốt nhiên liệu hóa thạch, đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ xảy ra hơn. Năm ngoái, California và các khu vực khác của miền Tây nước Mỹ đã bị tàn phá vì những trận cháy rừng lớn. Hai trong số những đám cháy đó ở California đã thiêu rụi 3.600 cây cự sam khổng lồ.
Hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi chỉ trong một ngày tại bang California, Mỹ Theo tin AFP, đã có hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi tại bang California (Mỹ) trong ngày 23/7 do một đám cháy rừng bùng phát ở bang này một ngày trước đó, trong khi hàng triệu người Mỹ phải hứng chịu cái nóng như thiêu đốt và nhiệt độ lên mức kỷ lục dự kiến sẽ còn tăng. Đám cháy rừng tại...