Cháy rừng gần Chernobyl, hàm lượng phóng xạ tăng 16 lần so với bình thường
Hàm lượng phóng xạ tăng 16 lần so với bình thường sau vụ cháy rừng gần với địa điểm xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới tại Chernobyl ở Ukraine.
Ukraine vừa ghi nhận hàm lượng phóng xạ tăng gấp 16 lần so với mức bình thường do vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực cấm xung quanh Chernobyl, nơi xảy ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986.
“Tin xấu là hàm lượng phóng xạ cao trên mức bình thường ở trung tâm đám cháy”, Yegor Firsov, người đứng đầu Cơ quan Đăng kiểm sinh thái quốc gia Ukraine cho biết hôm 5/4.
Hàm lượng phóng xạ tăng 16 lần so với bình thường sau vụ cháy rừng gần Chernobyl. (Ảnh: AP)
Thông tin đăng tải trên Facebook của ông Yegor Firsov có kèm video quay thiết bị đo Geiger cho thấy, mức phóng xạ cao gấp 16 lần so với bình thường.
Video đang HOT
Theo ông Yegor Firsov, tính đến ngày 5/4 vụ cháy đã lan khắp 100 hecta rừng xung quanh khu vực Chernobyl.
Chính quyền Kiev đã huy động 2 máy bay, 1 trực thăng và khoảng 100 lính cứu hỏa để khống chế đám cháy, sau khi ngọn lửa bùng phát vào hôm 4/4. Tại thời điểm đó, 20 hecta rừng ở gần nhà máy điện Chernobyl đã bị thiêu trụi.
Lực lượng tình trạng khẩn cấp khu vực cho biết, hàm lượng bức xạ tăng mạnh tại một số khu vực đã gây khó khăn cho công tác cứu hỏa, đồng thời nhấn mạnh cộng đồng cư dân sống gần đó không đối mặt bất cứ nguy hiểm nào đến từ vụ cháy rừng trên.
Thấng 4/1986, thảm họa Chernobyl đã gây ô nhiễm phóng xạ trên phạm vi rộng lớn ở châu Âu, khi lò phản ứng thứ 4 của nhà máy phát nổ.
Khu vực xung quanh nhà máy vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề. Kể từ đó đến nay, người dân không được phép sống trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy Chernobyl.
KÔNG ANH
Mức phóng xạ tăng sau cháy rừng gần Chernobyl ở Ukraine
Cháy rừng gần Chernobyl (Ukraine) đã khiến mức độ phóng xạ tại đây tăng gấp 16 lần mức bình thường.
Thiết bị đo cho thấy mức phóng xạ tăng gần Chernobyl. Ảnh: AP
Cháy rừng từ ngày 4/4 khiến Ukraine ghi nhận mức tăng phóng xạ mạnh tại khu vực cấm gần Chernobyl.
Ngày 26/4/1986, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl, Ukraine (khi đó thuộc Liên Xô) phát nổ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005 ước tính rằng có 4.000 người có khả năng tử vong do mắc các bệnh liên quan tới phóng xạ từ Chernobyl. Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, một khu vực cấm rộng hơn 4.000 km vuông đã được thiết lập.
Người đứng đầu cơ quan giám sát sinh thái học Ukraine - ông Yegor Firsov vào ngày 5/5 thông báo: "Có một tin xấu, mức phóng xạ tại trung tâm vụ cháy rừng đã tăng hơn mức bình thường".
Ông Yegor Firsov đồng thời đăng lên mạng xã hội video máy đo cho thấy phóng xạ đã cao gấp 16 lần mức bình thường. Cháy rừng đã lan ra một khu vực rộng 100 ha.
Tờ Guardian (Anh) cho biết hai máy bay, một trực thăng và khoảng 100 lính cứu hỏa được huy động tham gia dập lửa bùng phát từ 4/4. Đến sáng 5/4, lực lượng chức năng đã khống chế được ngọn lửa còn mức phóng xạ trong không khí lại không tăng.
Tuy nhiên, trong ngày 4/4, lực lượng cứu hỏa thừa nhận mức phóng xạ tăng ở một số khu vực đã kéo theo "khó khăn" trong dập lửa. Giới chức trách nhấn mạnh rằng người dân sống gần khu vực này không gặp nguy hiểm.
Một mái vòm khổng lồ đã được đặt trên lò phản ứng thứ tư của nhà máy Chernobyl vào năm 2016.
Hà Linh
Úc vinh danh 25 nạn nhân của vụ cháy rừng ở bang New South Wales Hôm nay, các gia đình, lính cứu hỏa và chính trị gia đã tập trung trong một buổi lễ long trọng tại Sydney để tưởng nhớ 25 người thiệt mạng trong các vụ cháy rừng đã tàn phá tiểu bang đông dân nhất nước Úc. Lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ cháy rừng được tổ chức long trọng tại đấu trường rộng...