Cháy rừng đe dọa ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi
Trưa 14/7, ngọn lửa cao hơn 5 m và khói bao trùm chân núi rồi lan rộng suốt 4 ha gần sát ngôi chùa cổ Thiên Ấn 300 tuổi ở xã Tịnh An ( Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Cảnh sát PCCC dập lửa cháy rừng trồng trên núi gần sát ngôi chùa cổ Thiên Ấn hơn 300 tuổi. Ảnh: Trí Tín.
Khoảng 12h, ngọn lửa bốc cao tại chân núi Thiên Ấn rồi theo gió lan nhanh về hướng Tây Bắc thuộc thị trấn Sơn Tịnh. Lửa sau đó lan rộng, thiêu cháy 4 ha rừng trồng bạch đàn, lau lách rồi tiến gần ngôi chùa Thiên Ấn.
Công an tỉnh Quảng Ngãi đã điều động 5 xe chuyên dụng cùng hơn 60 chiến sĩ PCCC đến dập lửa. Phải mất 3 tiếng lực lượng chức năng mới có thể khống chế được ngọn lửa đã lan rộng, chỉ cách ngôi chùa cổ 300 năm tuổi vài trăm mét. Mảng cây xanh rộng lớn từ dưới chân lên gần đến đỉnh núi Thiên Ấn bị thiêu rụi.
Núi Thiên Ấn là đệ nhất thắng cảnh và là “núi thiêng” trong tâm thức người dân Quảng Ngãi. Năm 1990 núi Thiên Ấn (gồm ngôi chùa cổ 300 tuổi) cùng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích và thắng cảnh quốc gia.
Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, một một người rất sùng đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Năm 1830, ngọn núi được khắc vào dinh tự và năm 1850, vua Tự Đức đưa núi vào hàng danh sơn của đất nước và ghi vào tự điển.
Video đang HOT
Theo VNE
Nghề làm giá đỗ độc nhất vô nhị
Khác với cả trăm làng quê ủ giá trong chum, vại, thùng xốp..., người dân Thọ Lộc (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) làm theo cách độc nhất vô nhị - chôn ở bãi cát. Cũng vì thế giá đỗ nơi này rất ngon và ngọt.
Bà Lệ gắn bó với nghề làm giá trong cát 30 năm nay. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Tháng 6, TP Quảng Ngãi nắng như đổ lửa. Làng Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) nằm ven sông Trà Khúc, nhà cửa mọc san sát nhưng đều đóng im ỉm dù là 15h chiều. Dân làng đang tập trung tại bãi bồi Xóm Vạn, người đào hố cát, kẻ vãi đỗ làm giá.
Về làm dâu ở Thọ Lộc hơn 30 năm nay, bà Trương Thị Lệ gắn bó với việc đào cát chôn đỗ và dường như không có ngày nào rời xa bãi cát Xóm Vạn. "Làm giá để giàu thì không đúng, nó là nghề giúp mọi người thoát nghèo", bà Lệ giải thích.
Không giống bà Lệ chọn bãi cát cao cách xa bờ sông, vợ chồng chị Phạm Thị Văn và anh Thái Văn Hùng chọn bãi cát gần sông. Mỗi ngày hai vợ chồng chôn 25 kg đậu vào trong cát, sau 5 ngày thu khoảng 170 kg giá.
Chị Văn hoạch toán, cứ 1 kg hạt đậu sẽ cho 7 kg giá. Hiện giá bán với mức 7.000-8.000 đồng/kg, chi phí mua hạt đậu hết 750.000 đồng. Như vậy mỗi ngày kiếm được hơn 500.000 đồng, trừ tiền xăng xe chở giá, tiền điện bơm nước, vợ chồng chị Văn bỏ túi được 400.000 đồng một ngày.
Gia đình chị Văn đang đào hố, vãi đậu. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Gia đình chị Văn có 3 người làm giá. Chồng đi trước dùng cào san phẳng bãi cát, còn chị đào những hố tròn trịa để cho hạt đậu xuống. Đứa con của chị dùng rổ sàng cát loại sỏi, đá để cho mẹ lấp xuống.
Chị Văn chia sẻ: "Để có giá bán tôi phải làm liên tục. Cây giá thích sống ở nơi cát ẩm ướt, sạch sẽ, do đó phải chọn những bãi không có đất, rác thải trộn lẫn. Nếu không giá không mọc được hoặc nẩy mầm rồi thối hết".
Chị Văn cho biết, đêm nào cũng vậy, vợ chồng chị phải làm từ 12h đêm. Đầu tiên bới cát lấy giá, tiếp đến sàng, rồi rửa giá, riêng việc đó đã đến tận 3h sáng. Sau đó, chồng thì chạy xe ra chợ đầu mối giao hàng, chị đưa đến các chợ, quán ăn. Ngày nào họ cũng về nhà lúc trời sáng.
Người dân Thọ Lộc ruộng ít trong khi muốn làm thêm thì không kiếm ra việc. Ngày trước, Thọ Lộc ít hộ làm giá nên bán được giá cao nhưng mấy năm trở lại đây nhiều người làm, thương lái thường o ép nên giá hạ.
Theo người dân, có thời điểm làng giá đứng bên bờ "diệt vong". Đó là năm 1998, một doanh nghiệp được các cơ quan chức năng cấp phép khai thác cát. Chỉ trong vòng hai 2 năm bãi cát Xóm Vạn bị lấy đi hàng nghìn khối cát đẩy gần 100 hộ dân làm giá không có chỗ hành nghề.
Trời nắng nóng, người dân phải tiếp nước cho giá. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Theo cam kết doanh nghiệp khai thác cát trong 2 năm và chỉ lấy một khu vực cạnh sông, nhưng họ cứ chọn chỗ nào cát sạch là xúc. Quá bức xúc, người dân đã ngăn cản bảo vệ bãi cát giữ lấy làng nghề thì bị lực lượng công an ngăn cản. Người dân đã làm đơn gửi các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Ngãi nhằm cứu làng giá, nhưng rất nhiều đơn thư không có hồi âm.
Năm 2002, ông Trần Văn Nam đứng ra đại diện viết đơn gửi ra Trung ương. Lập tức Thủ tướng Phan Văn Khải đã có công văn chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi xem xét, sau đó doanh nghiệp khai thác cát đã dừng khai thác cát.
Ông Nam cho biết, sắp tới có doanh nghiệp khai thác cát ở bãi Xóm Vạn, người dân sẽ đồng ý cho lấy. Tuy nhiên phải có quy hoạch, họ chỉ lấy một khu vực còn lại để cho bà con làm giá, nếu không với tốc độ khai thác bằng máy móc hiện đại thì chỉ vài năm nữa bãi cát sẽ bị "hốt" đi hết, bà con không còn chỗ để làm nghề.
Theo VNE
Chuyện Thái Bình "trảm tướng": Việc công cứ phép công mà làm! Sau những vụ "trảm tướng" của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, dư luận lại một lần nữa nóng lên với vụ việc tương tự vừa xảy ra tại quê lúa Thái Bình. Cũng còn đó sự bán tín bán nghi, nhưng đa số ủng hộ động thái mạnh mẽ trúng người, trúng tội này. (minh họa: Ngọc Diệp) Câu hỏi về công...