Cháy rụi kho, hàng tấn tài liệu xe buýt ở TP HCM biến thành tro
Sau vài tiếng nổ lớn, nhà kho chứa tài liệu, giấy tờ liên quan đến hoạt động xe buýt của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bốc cháy dữ dội.
Dù cảnh sát PCCC nỗ lực dập lửa nhưng hầu hết giấy tờ, tài liệu xe buýt cháy thành tro, những tài liệu sót lại cũng cháy nham nhở.
Nhà kho rộng khoảng 1.000m2 , nằm trên đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Vụ cháy xảy ra khoảng 21 giờ ngày 2-5 nhưng đến chiều 4-5, chúng tôi trở lại đây ghi nhận nhiều ụ khói vẫn bốc lên. Lo sợ đám cháy có thể bùng phát trở lại, nhiều hộ dân sống gần đó liên tục thăm chừng, dùng vòi nước xịt đám khói.
“Tối 2-5, khi chuyển mưa, trời giông gió rất mạnh, cây cối ngã đổ, giật sập mái tôn của nhà xưởng bên kia đường. Đến 21 giờ, đang ở trong nhà, chúng tôi nghe vài tiếng nổ phát ra từ nhà kho của Trung tâm VTHKCC, chạy ra nhìn thì thấy lửa bốc lên dữ dội phía sau nhà kho. Hoảng quá, chúng tôi đập cửa các hộ dân lân cận rồi ôm con nhỏ chạy ra ngoài, báo cho lực lượng PCCC. Dù dập lửa một ngày một đêm nhưng đến nay, vài ụ khói vẫn bốc lên, cả đêm qua chúng tôi không dám ngủ, thay nhau canh đám khói”- anh N.V. Dũng (hộ dân sát nhà kho) này lo lắng cho biết.
Tại hiện trường, toàn bộ khung sắt, mái tôn của nhà kho bị kéo sập, cả núi tài liệu nhanh chóng biến thành tro, một số cháy nham nhở còn sót lại hiện trường, nhiều tài liệu từ năm 2000, 2013…
Đến chiều 4-5, nhiều đám khói vẫn bốc lên
Bà H, người được chủ kho nhờ dòm ngó nhà kho này chưa hết bàng hoàng, cho biết: “Nhà kho do ông Sang làm chủ, cho Trung tâm VTHKCC thuê từ tháng 11-2018, sau khi nhà kho ở quận 8 bị lấy lại. Rất nhiều tài liệu là cùi vé xe buýt, giấy tờ liên quan như lệnh điều xe, hồ sơ khám sức khỏe lái xe…đều trữ ở đây. Nhà kho không có người trông nom nên mỗi khi mưa lớn, nếu bị dột, chủ kho nhờ tôi sang dời tài liệu phụ. Không ngờ, mới hoạt động hơn 6 tháng mà nó cháy rụi”.
Khi nhận thông tin này, nhiều HTX, doanh nghiệp (DN) xe buýt cho rằng, rất làm tiếc vì nhiều tài liệu của ngành bị cháy nhưng không đáng lo ngại do việc thanh quyết toán tiền trợ giá đã được Trung tâm VTHKCC thanh toán đến năm 2017, riêng quyết toán trợ giá năm 2018 đã được tạm ứng, giấy tờ thông tin liên quan đều được Trung tâm và các HTX, DN lưu trữ trên máy tính. Tồn đọng duy nhất đối với các HTX, DN là số tiền khoảng 11 tỉ đồng vé tập giả bị “treo” từ năm 2012 đến nay, tuy nhiên giấy tờ liên quan đã được Trung tâm ghi nhận đủ.
Tài liệu xe buýt như lệnh điều xe…cháy nham nhở sót lại hiện trường
Video đang HOT
Xác nhận vụ việc, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm VTHKCC, cho biết ngay khi vụ cháy xảy ra, Trung tâm đã có báo cáo cho UBND TP HCM và Sở Giao thông Vận tải, đồng thời chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Theo ông Trung, nhà kho này được Trung tâm ký hợp đồng thuê với một công ty có chức năng cho thuê kho bãi, có giấy phép đăng ký kinh doanh và phương án phòng cháy chữa cháy. Trước đó, do không có quỹ đất nên Trung tâm phải thuê nhà kho tận Đồng Nai, do di chuyển xa nên từ năm 2017, Trung tâm về quận 8 (TP HCM) thuê nhà kho trên đường Âu Dương Lân, cuối năm 2018 mặt bằng bị lấy lại nên phải thuê nhà kho khác tại xã Lê Minh Xuân.
Liên quan đến số tài liệu bị cháy, ông Trung cho rằng hầu hết là tài liệu chi tiết, công văn đi- đến từ năm 1997 đến những năm 2015, riêng hồ sơ chính liên quan đến hoạt động xe buýt đều được Trung tâm lưu trữ trên hệ thống máy tính nên không đáng lo ngại. Ngoài ra, Trung tâm vừa thuê kiểm toán độc lập kiểm toán toàn bộ hồ sơ thanh quyết toán trợ giá từ năm 2011 đến 2016, kết quả cũng vừa xong và đã được chuyển giao cho Trung tâm ngày 12-4.
Theo Danviet
Cô gái trốn khỏi đám cưới, theo người đàn ông lạ 54 năm trước giờ ra sao?
Được người đàn ông cứu khi đi xin ăn và bị đánh ở ga tàu, bà Bốn (TP.HCM) chấp nhận theo ông về làm vợ lẽ.
Bà Mai Thị Bốn (tên gọi khác là Ba, 75 tuổi, ở phường 2, quận 4, TP.HCM). Hiện bà đang làm cửu vạn ở chợ đầu mối quận Thủ Đức. 11 giờ khuya bà đi xe buýt đến chỗ làm. 9 giờ sáng hôm sau bà mới về nhà.
Đã tranh thủ ngủ trên xe buýt, vì thế, về đến nhà, tắm rửa xong bà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị nấu bữa trưa cho con trai và con dâu đi làm về ăn.
Khi mọi việc xong hết, bà đi rửa tay, thắp nén hương cho người chồng quá cố. Ông mất đến nay đã hơn 30 năm.
'Tôi là vợ thứ ba của ông ấy. Chúng tôi gặp nhau rồi sống chung, có với nhau ba con, không đám cưới, không đăng ký kết hôn', nhìn vào di ảnh chồng trên bàn thờ, cụ bà nói.
Bà Bốn. Ảnh: Thảo Nguyên.
Bà Bốn quê huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Năm bà 5 tuổi mẹ qua đời. Nhà đông anh em, cuộc sống khó khăn, 9 tuổi bà nghỉ học đi làm giúp việc cho một gia đình ở Đà Nẵng.
Năm 1965, bà nhận được thư của bố bảo về nhà gấp để lấy chồng. Bố bà và gia đình làng bên đã gả con cho nhau.
Nhà bên kia làm nghề chăn nuôi heo, có nhiều ruộng vườn, lại đông anh em. Người bà lấy làm chồng là con trai đầu. Phía sau, 9 người em đang tuổi đi học.
Không đồng ý nhưng bà vẫn bỏ việc về nhà theo ý bố. Tuy nhiên, bà vạch kế hoạch sẽ bỏ trốn để phản đối quyết định của bố.
'Đi làm giúp việc từ nhỏ, tôi chỉ làm những công việc: nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo, trông em bé. Nhà họ đông con, còn nuôi heo nhiều, tôi sợ mình sẽ khổ', cụ bà giải thích về quyết định hủy hôn của mình.
Hằng ngày, bà Bốn đi làm lúc 11 giờ khuya, trở về nhà vào 9 giờ sáng hôm sau. Ảnh: Thảo Nguyên.
Ở quê, gia đình bà Bốn và chú rể chia nhau đi tìm cô dâu nhưng chẳng thấy, phải thông báo cho khách mời dừng đám cưới. 'Bố tôi rất giận. Ông đã từ tôi luôn. Lúc nhắm mắt, ông ấy dặn các con, không cho tôi để tang', bà Bốn hối hận vì làm bố buồn.
Trước đó, chỉ còn mấy hôm nữa đám cưới diễn ra, bà nói dối gia đình đến nhà bạn chơi rồi bắt tàu vào TP.HCM trốn. 'Tôi chưa đi Sài Gòn bao giờ. Tôi cũng không có bạn bè, người thân ở đó, nhưng tôi vẫn vào một mình. Phải đi thật xa mới không bị bố bắt về lại', bà Bốn nhớ lại.
Đến ga tàu TP.HCM, bà bị mất toàn bộ hành lý, giấy tờ tuỳ thân và tiền phòng thân. Đói, không có chỗ ở, cô gái trẻ phải đi xin ăn, tối ngủ ở ga tàu. Xin ăn ngày thứ nhất, ngày thứ hai bà bị đánh vì dám tranh địa bàn.
'Người ta vu cho tôi trộm đồ. Họ đánh cho tôi phải khai. Nhưng tôi đâu có lấy mà thừa nhận', bà Bốn kể.
Lúc đó, ông Bình đang có hai người vợ. Khi đến ga tàu gặp bạn, ông thấy một cô gái là bà Bốn tay bị trói, đang bị một nhóm người 'ăn hiếp'. Hỏi những người xung quanh, ông biết được cô gái mới từ nơi khác đến nên giải cứu.
Bà Bốn cho biết, dù tuổi cao, nhưng được đi làm bà thấy thoải mái, sức khỏe tốt hơn. Ảnh: Thảo Nguyên.
Sau đó, ông thuê phòng cho bà ở, đưa tiền để bà trang trải cuộc sống. Cảm động trước lòng tốt của người đàn ông lạ, bà theo ông về làm vợ lẽ khi mới đến thành phố hơn một tuần. 'Đến với ông ấy là do tôi tự nguyện', bà Bốn nói.
Chồng mất sớm, phải một mình làm nghề cửu vạn nuôi ba con nhỏ, cuộc sống người phụ nữ quê Quảng Nam cứ thiếu trước hụt sau. Hơn 45 năm kể từ ngày tha phương, bà chỉ về quê khoảng 3-4 lần.
'Nhiều lúc, tôi muốn về quê để xin lỗi bố, các anh chị trong nhà nhưng cứ phải lo cái ăn cho các con, tôi không thực hiện được dự định. Bố mất rồi, tôi mới về. Chắc có lẽ, ông ấy giận tôi nhiều lắm', cụ bà năm nay bước qua tuổi 75 nói buồn.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân (Tổ phó Tổ 2, Khu phố 1, P.2 Q.4, TP.HCM) cho biết, bà Bốn là người sống vui vẻ, hòa đồng với hàng xóm và những người xung quanh. Hơn 30 năm qua, mất chồng sớm nhưng bà vẫn ở vậy nuôi con.
Bà Vân cũng cho biết, hiện gia đình bà Bốn đang là hộ cận nghèo của phường. Phía ủy ban phường đang có chương trình hỗ trợ để bà Bốn sửa lại căn nhà đang ở.
*Tên người chồng đã thay đổi
Diệu Thuần
Theo VNN
TP.HCM : Tăng giá vé xe buýt chất lượng phục vụ có tốt hơn? Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách. Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, việc điều chỉnh tăng giá vé xe buýt lần này là cần thiết và khá phù hợp với tình hình thu nhập bình quân của...