‘Chạy nước rút’ hưởng giảm lệ phí trước bạ, doanh số ô tô lắp ráp trong nước tăng mạnh hơn xe nhập khẩu
Trong tháng 4, doanh số tiêu thụ xe lắp ráp trong nước đạt 25.269 chiếc, xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 17.090 chiếc, tăng lần lượt là 16% và 13% so với tháng 3. Lũy kế 4 tháng, xe lắp ráp trong nước đạt 79.442 chiếc, tăng 38%; xe nhập khẩu đạt 53.423 chiếc, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố báo cáo bán hàng tháng 4/2022, cho thấy toàn thị trường tiêu thụ 42.359 xe, tăng 14% so với tháng trước và tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh số bán xe lắp ráp tăng trưởng mạnh hơn xe nhập khẩu do được hưởng chính sách giảm lệ phí trước bạ (Ảnh: Int)
Trong đó có 33.588 xe du lịch, tăng 18% so với tháng 3; 7.795 xe thương mại, tăng 2,6%; 776 xe chuyên dụng, tăng 15%.
Về nguồn gốc, sản lượng xe lắp ráp trong nước là 25.269 chiếc, nhập khẩu đạt 17.090 chiếc, tăng lần lượt 16% và 13% so với tháng trước. Con số này chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự tham gia của các thương hiệu Volvo, Audi, Subaru, Volkswagen, Mercedes-Benz… không tiết lộ thông tin.
Cụ thể, trong tháng 4, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cho biết, tổng doanh số bán hàng trong tháng của hãng đạt 8.925 xe (bao gồm cả xe Lexus), tăng 57% so với cùng kỳ năm trước và đứng đầu toàn thị trường.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA có tổng doanh số bán 132.865 xe các loại, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh số của xe du lịch đạt 104.899 chiếc, tăng 47%; xe thương mại là 25.748 chiếc, tăng 8%; 2.218 xe chuyên dụng, tăng 19%..
Trong đó, doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 79.442 chiếc, tăng 38%; xe nhập khẩu nguyên chiếc là 53.423 chiếc, tăng 22% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Số liệu bán hàng tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022 cho thấy sức tiêu thụ ô tô của các đơn vị thành viên VAMA đều có mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, mức tăng trưởng của xe sản xuất lắp ráp trong nước trong tháng 4 và cả 4 tháng đầu năm 2022 đều tăng cao hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng đang tận dụng “cơ hội vàng” để chọn mua xe “nội” nhằm được hưởng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi hết hiệu lực vào cuối tháng 5 này.
Dự báo, việc nhiều mẫu ô tô đang trong tình trạng thiếu linh kiện, cộng với việc chính sách giảm lệ phí trước bạ có hiệu lực đến hết 31/5 sẽ khiến thị trường có nhiều biến động trong thời gian tới.
Thị trường ô tô nội sẽ tái bùng nổ nếu giảm lệ phí trước bạ
Trong quý II/2021, mỗi tháng các hãng xe "Made in Vietnam" còn bán được 30.329 xe, song đến quý III, mỗi tháng chỉ bán được 16.169 xe, ngược lại xe nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan tăng mạnh.
6 tháng cuối năm 2020, ngân sách nhà nước thu 32.481 tỷ đồng từ sản xuất, lắp ráp ô tô, tăng 14.110 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm.
Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước.
Giảm lệ phí, ngân sách vẫn tăng thu
Năm 2020, trước khó khăn của hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung, ngành ô tô nói riêng, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe ô tô sản xuất trong nước.
Vào đầu năm 2021, mặc dù đã có nhiều kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách này ít nhất hết năm 2021 vì tại thời điểm đầu năm, làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 3 chưa tràn vào, hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt đầu phục hồi, nhưng vẫn còn rất khó khăn do "tàn dư" của đại dịch năm 2020. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã không "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu", với lý do ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã hứng chịu 2 đợt bùng phát dịch bệnh với mức độ nguy hiểm hơn năm 2020 rất nhiều lần, cuối cùng buộc Bộ Tài chính phải tính đến phương án giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cho những tháng còn lại của năm 2021 và kéo dài sang năm 2022.
Thực ra, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô, ngân sách nhà nước không mất gì, ngược lại còn tăng thu. Trong khi đó, người tiêu dùng được hưởng lợi nhờ giảm được giá mua "xế hộp"; doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp này được hưởng lợi.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2020 (trước khi thực hiện giảm lệ phí trước bạ), tổng số xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần dầu là 102.924 xe, nhưng 6 tháng cuối năm, đã tăng vọt lên 209.584 xe, bình quân mỗi tháng có 34.930 gia đình thỏa mãn ước mơ sở hữu "xế hộp", gấp hơn 2 lần so với bình quân 6 tháng đầu năm.
Trong khi đó, đối với nhà sản xuất, theo số liệu của VAMA (Hiệp hội Các nhà Sản xuất ô tô Việt Nam), ngay sau khi giảm 50% lệ phí trước bạ, sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh, tháng sau tăng cao hơn tháng trước, đặc biệt là 2 tháng cuối năm 2020 - thời điểm người người, nhà nhà đều muốn sở hữu ô tô để... đi chơi Tết: sản lượng sản xuất ô tô tháng 11/1021 tăng 14,7% so với tháng trước và tháng 12/2021 tăng 25% so sới tháng trước.
"Cùng với việc thực hiện các chính sách khác để hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đã tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Từ đó, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và có tác dụng làm lan tỏa sang các ngành kinh tế khác", Bộ Tài chính đánh giá.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tổng số thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 6 tháng cuối năm 2020 là 7.314 tỷ đồng, tương ứng với việc ngân sách nhà nước đã giảm thu 7.314 tỷ đồng do giảm 50% lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân sách nhà nước không giảm thu, ngược lại còn tăng thu trên 1.600 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm do sản lượng xe bán ra 6 tháng cuối năm gấp 2 lần đầu năm.
Ngân sách nhà nước không chỉ tăng thu ở lệ phí trước bạ mà còn tăng th ở các sắc thuế khác đánh vào ô tô như thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt vì giảm 50% lệ phí trước bạ nên số lượng xe ô tô bán ra tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong 6 tháng cuối năm 2020, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đóng góp vào ngân sách nhà nước qua thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt 25.167 tỷ đồng, tăng 12.500 tỷ so với 6 tháng đầu năm.
Về tổng thể, việc giảm lệ phí trước bạ cho xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, năm 2020, ngân sách nhà nước thu được 50.852 tỷ đồng, trong đó, 6 tháng cuối năm thu 32.481 tỷ đồng, tăng 14.110 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm.
Chậm chân sẽ có xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia
"Một phần số tiền ngân sách thu từ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được thu trong quý I/2021, nhờ đó, số thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm đạt rất cao so với cùng kỳ và so với dự toán, nhưng kể từ tháng 5 trở lại đây, tốc độ tăng thu đã giảm dần, tháng sau thu thấp hơn tháng trước nên dự kiến năm nay, số thu ngân sách sẽ giảm so với năm 2020. Nếu không có chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ năm 2020, thì ngân sách năm nay còn giảm mạnh hơn rất nhiều", ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết.
Tuy nhiên, do không còn được giảm 50% lệ phí trước bạ nên sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 9 tháng đầu năm đã giảm mạnh. Cụ thể, theo số liệu của VAMA, trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ xuất xưởng được 160.095 xe, giảm 24% so với 6 tháng cuối năm 2020, còn trong bình quân 9 tháng đầu năm, mỗi tháng chỉ xuất xưởng 23.178 xe, giảm rất mạnh so với nhiều năm trở lại đây. Nếu như trong quý II/2021, mỗi tháng các hãng xe "Made in Vietnam" còn bán được 30.329 xe thì đến quý III, mỗi tháng chỉ bán được 16.169 xe, giảm hơn 47%, đặc biệt, trong tháng 8/2021, chỉ cso 8.805 người dân được sở hữu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Sản lượng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước giảm không phải nguyên nhân do đại dịch Covid-19, ngược lại, nhu cầu sử dụng "xe bốn bánh" trong nước vẫn tăng mạnh, sản lượng sản xuất trong nước sụt giảm, ngay lập tức đã được bù đắp từ nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, bất chấp dịch bệnh, giãn cách xã hội, trong 9 tháng đầu năm, tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 114.400 chiếc, trị giá là 2,55 tỷ USD, tăng 71,5% về lượng và tăng 71,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam đã biến thành thị trường tiêu thụ ô tô sản xuất tại Thái Lan và Indonesia. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu từ Thái Lan 57.300 ô tô nguyên chiếc, tăng 82% với trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Indonesia 33.970 ô tô nguyên chiếc, trị giá 426 triệu USD, tăng 36,8% về lượng và tăng 37,5% về trị giá.
Đứng trước thực tế ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước bị đình đốn trong khi nhập khẩu tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, Bộ Tài chính đã cân nhắc đến việc tái áp dụng Nghị định 70/2020.
Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đến Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 - nhu cầu mua xe ô tô của người dân tăng đột biến, hy vọng chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sớm được thông qua, nếu không các nhà sản xuất ô tô Thái Lan, Indonesia sẵn sàng đáp ứng nhu cầu "xài xế hộp" đi chơi xuân của người Việt.
Xpander dẫn đầu phân khúc MPV tháng 1/2022, sắp áp lực trước loạt xe mới Mitsubishi Xpander tiếp tục là xe đa dụng (MPV) 7 chỗ có doanh số tốt nhất tại Việt Nam, song thị trường được nhận định là sẽ thêm cạnh tranh khi Toyota lên kế hoạch làm mới dải sản phẩm. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đã có 1.419 chiếc Xpander giao tới tay...