Cháy nổ đang thách thức cả Quốc hội
“Trong lúc Quốc hội đang xem xét sửa luật PCCC thì xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ, đặc biệt là tại Hà Nội. Có vẻ như cháy nổ đang thách thức Quốc hội Khoá XIII” – Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc phát biểu.
Trong phiên thảo luận tại hội trường về luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy hôm nay, 12/6, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu thẳng những thông tin thời sự, trong vòng 1 tuần qua, tại Hà Nội, TPHCM, Nghệ An liên tiếp xảy ra 7 vụ cháy nổ. Nguyên nhân của các vụ cháy nổ hầu hết do ý thức chấp hành Luật Phòng cháy, chữa cháy của người dân chưa cao.
Đánh giá đây là con số hết sức bức xúc, đại biểu đặt vấn đề phải xem xét lại công tác phòng cháy một cách thật căn cơ.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội trường.
Tán thành phân tích này, đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) nhấn mạnh, trong lúc Quốc hội đang xem xét sửa luật thì xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ trong thời gian gần đây, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội. Có vẻ như cháy nổ đang thách thức Quốc hội Khoá XIII.
Theo ông Phúc, các vụ cháy nổ cũng là 1 bối cảnh thực tế để Quốc hội bổ sung xem xét ra luật sửa đổi sau 10 năm thực hiện theo quy định hiện hành. Trong bối cảnh cấp thiết như hiện nay, đại biểu đề nghị cần tập trung hoàn chỉnh luật để Quốc hội nhanh chóng thông qua ngay vì thực tế chỉ điều chỉnh 11 điều. Như dự kiến, luật còn được bàn tiếp vào kỳ họp tới và 1/7/2014 mới có hiệu lực, ông Phúc cho là quá lâu.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) trình bày, qua vụ cháy nổ khủng khiếp ở cây xăng trên phố Hà Nội vừa qua, có thể thấy nguy hiểm đến từ hành vi rất đơn giản như bơm xăng mà không để ý để xăng chảy tràn ra ngoài. Vì vậy, theo đại biểu, cần quy định thêm trách nhiệm của những người có mặt, hoạt động ở khu vực có nguy cơ cháy nổ cao mà có hành vi bất cẩn, để xảy ra tai nạn.
Video đang HOT
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại cho rằng, cần quan tâm đến hành vi bị nghiêm cấm vì đây là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Chẳng hạn như bổ sung quy định, đối với hộ gia đình, cơ quan, tổ chức cá nhân cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt cao.
Thực tiễn các vụ cháy nổ gần đây cho thấy, các cây xăng ở gần khu dân cư, các hộ kinh doanh có nguồn lửa thì sẽ có thảm họa cháy nổ xảy ra. Vì vậy, theo đại biểu Khánh cần bổ sung tiêu chí khoảng cách an toàn khi cho phép đăng ký kinh doanh, cấm kinh doanh đối với những người không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
Cũng đi từ vụ việc thực tế gần đây là cháy cây xăng tại Hà Nội, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) gợi ý cơ quan soạn thảo cân nhắc đến nhưng “nguồn nguy cơ” đang tồn tại mà chưa thể thực hiện được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy. Các điểm bán xăng dầu ở các tỉnh, thành phố và khu dân cư, khu công nghiệp được ông Tiến chỉ ra bất cập mà nhiều đối tượng được xây dựng trước khi có Luật PCCC.
Lấy thêm ví dụ về các khu chung cư, nhà lắp ghép trước đây không đảm bảo các tiêu chí về PCCC, đại biểu đặt câu hỏi về hướng xử lý.
Ngoài ra, các khái niệm về khu chung cư cao tầng, siêu cao tầng gắn với quy định PCCC cũng khiến đại biểu băn khoăn. Theo quy định của Chính phủ, khu dân cư cao tầng được xác định là trên 9 tầng nhưng “siêu cao tầng” là bao nhiêu tầng và với độ cao bao nhiêu thì chưa rõ. Ở khu cao tầng, siêu cao tầng, với mật độ dân cư cao, hạ tầng cơ sở phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn như thế nào để khi có sự cố cháy xảy ra, lực lượng PCCC phải có trang thiết bị sử dụng hiệu quả, với ông Tiến, cũng là nội dung cần bàn.
Vụ cháy cây xăng ở Hà Nội được phân tích từ nhiều góc độ, lực lượng PCCC chưa ứng phó tốt cũng như phương tiện chữa cháy quá thiếu thốn.
Bàn đến vấn đề phương tiện, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị phải quy định rõ phương tiện PCCC quan trọng nhất hiện nay là xe cứu hỏa.
“Chúng ta hiện có gần 900 xe nhưng thực ra 20% là xe cũ, 20% xe ở mức độ khá, còn lại chưa có loại tốt. Phương tiện như hiện nay đúng là quá yếu kém và rất lạc hậu so với tình hình yêu cầu hiện nay” – đại biểu đề nghị phải có quy định rõ điểm, cấp nào thì có xe phòng cháy, chữa cháy ở dạng hiện đại để tham gia chữa cháy, để vừa đảm bảo nhiệm vụ, vừa nâng độ an toàn tính mạng cho những người tham gia cứu hỏa.
Đại biểu Trần Thị Dung đề xuất quy định trong luật PCCC sửa đổi lần này các cơ sở phải trang bị thiết bị tự động chữa cháy.
Quy định hiện hành chỉ dừng ở mức yêu cầu có thiết bị “tự chữa cháy”, theo bà Dung, có thể hiểu là chỉ cần trang bị bình chữa cháy hoặc vòi rồng để người sử dụng chữa cháy. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà cao tầng khi có cháy xảy ra, bà Dung lập luận, không ai có thể đứng vào khu vực cháy trong nhà để dùng bình, vòi rồng để chữa cháy vì khói độc, nhiệt độ nóng trong điều kiện chật hẹp, nguy hiểm, phải rút ra thoát nạn nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nữ đại biểu của tỉnh Điện Biên cũng cho rằng, mô hình tổ chức về cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở địa phương cũng cần được quan tâm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công PCCC như xe ô tô có thang chữa cháy ở nhà cao tầng, máy bay trực thăng chữa cháy và các dụng cụ chuyên dụng khác.
Theo Dantri
Bổ sung quyền con người trong Hiến pháp
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, lần sửa đổi hiến pháp này sẽ phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Tại cuộc tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp sáng 23/1, ông Phúc cho biết, dự thảo nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Một vấn đề rất mới, quan trọng của dự thảo là phát huy nhân tố con người, đặc biệt là nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân.
Ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, góp ý dự thảo ngoài khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhà nước thì cần nêu rõ Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. "Dự thảo hiến pháp đã bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp ghi nhận 16 quyền con người, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch", Thứ trưởng cho hay.
Chủ tịch Hội luật gia Phạm Quốc Anh cho rằng quyền con người trong dự thảo lần này đã nói rõ hơn quyền sống, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, quyền được hiến mô, tạng, hiến xác. Đây là điểm mới và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. "Về quyền công dân, ngoài quyền tự do cư trú, đi lại, tự do tín ngưỡng còn có quyền lập hội, quyền biểu tình... đây là những vấn đề mới, bước đầu đã được chúng ta triển khai và khi sửa đổi Hiến pháp sẽ có cơ sở triển khai mạnh mẽ hơn", ông Anh bày tỏ.
Các ông Hoàng Thế Liên, Phạm Quốc Anh, Nguyễn Văn Phúc (từ trái qua) trong buổi tọa đàm. Ảnh: A.Thư
Trả lời nghi vấn của một giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia HCM khi cho rằng sẽ không có một bản hiến pháp dân chủ nếu hoạt động xây dựng hiếp pháp không được tiến hành thực sự dân chủ với các phương thức dân chủ, ông Hoàng Thế Liên cho biết để phát huy dân chủ, theo lịch sử lập hiến, có 3 hình thức. Một là sau khi chuẩn bị xong đưa ra để toàn dân quyết định, gọi là trưng cầu ý dân, không phải nhiều nước làm được vì đòi hỏi nhiều điều kiện.
Thứ hai, cách này được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, sau khi Quốc hội thông qua, Hiến pháp chỉ có giá trị khi toàn dân phúc quyết. Quy định này trong Hiến pháp 1946 không thực hiện được do điều kiện chiến tranh. Thứ ba là tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng Hiến pháp. Trong 3 cách đó, các nhà lập pháp sẽ chọn cách nào phù hợp.
"Tôi cho rằng cách thứ 3 là phù hợp với điều kiện hiện nay", ông Liên bày tỏ quan điểm. Ông cho biết, nghị quyết 38 của Quốc hội quy định không những lấy ý kiến nhân dân trong 3 tháng mà còn làm rõ trách nhiệm của các tổ chức nhà nước, chính trị xã hội và báo chí cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân dân, lắng nghe, tiếp thu tổng hợp đầy đủ ý kiến nhân dân. Sau đó sẽ tổng hợp, phân tích từng ý kiến, nếu không tiếp thu sẽ giải trình.
"Tôi rất mong đợi và hy vọng Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ được nhân dân tham gia đông đảo, đầy đủ, nhất là những thiết chế mới như: quyền công dân, quyền con người... Tất cả những điều đó làm bản Hiến pháp mới sinh động, phản ánh được yêu cầu cuộc sống", ông Phạm Quốc Anh nói.
Theo VNE
Người mẹ liệt và ba đứa con trong ngôi nhà dột nát Người phụ nữ khó nhọc kéo đôi chân bị liệt cho ngay ngắn trước khi ngả lưng xuống giường. Sau tai nạn đường sắt cướp đi sinh mạng của chồng, chị Trần Thị Dung (phường Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị liệt nửa người phải oằn mình mưu sinh nuôi ba đứa con. Cả ngày được các bác hàng xóm bế...