Cháy nhà máy hóa chất ở Ấn Độ, ít nhất 5 người thiệt mạng
Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy hóa chất ở bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ, ngày 23/3.
Theo cảnh sát địa phương, vụ việc xảy ra tại nhà máy hóa chất Shalimar ở khu vực Bassi gần thành phố Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan. Đám cháy bùng phát sau vụ nổ ở một trong các nồi hơi của nhà máy.
Những người bị thương đã được kịp thời đưa đến bệnh viện chữa trị. Tất cả nạn nhân đều là công nhân làm việc tại nhà máy hóa chất. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Lý do các vụ tạt axit vẫn phổ biến ở Ấn Độ bất chấp lệnh cấm
Bất chấp lệnh cấm từ năm 2013, những chai axit được đong theo lít - có thể huỷ hoại và làm biến dạng cơ thể của bất kỳ ai - vẫn được bày bán phổ biến với giá rẻ ở hầu hết các cửa hàng tạp hoá trên khắp thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Video đang HOT
Nạn nhân trong các vụ tạt axit ở Ấn Độ. Ảnh: AFP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, chỉ với khoảng 0,012 USD, người dân ở Delhi có thể mua 1 lít axit rất dễ dàng mà không gặp phải khó khăn gì. Sau khi Ấn Độ thông qua luật cấm bán axit không kê đơn cho người dân vào năm 2013 để ngăn chặn các vụ tấn công tiềm tàng, chỉ những người có giấy phép mới được mua loại chất hoá học nguy hiểm này. Nhưng qua các đợt thanh tra bất ngờ, Ủy ban Phụ nữ Delhi đã phát hiện ra axit vẫn được bày bán tự do như chưa từng có lệnh cấm.
Bà Swati Maliwal, Chủ tịch Uỷ ban, cho biết: "Axit vẫn được bán tự do ở thủ đô. Điều đáng tiếc là các quận, huyện không kiểm soát một cách hợp lý việc bày bán axit không được".
Mỗi năm, Ấn Độ ghi nhận khoảng từ 250 đến 300 vụ tạt axit. Tuy nhiên, con số trên thực tế có thể còn cao hơn do một số vụ việc không được báo cáo. Tòa án tối cao Ấn Độ mô tả các vụ tấn công axit là "tồi tệ hơn cả hành vi giết người", vì khả năng nạn nhân quay lại cuộc sống như trước đó là rất hiếm .
Vào năm 2013, Ấn Độ đã ban hành luật coi các vụ tấn công axit là tội hình sự. Đến năm 2015, Tòa án Tối cao của nước này cũng ra phán quyết các nạn nhân phải được điều trị y tế miễn phí và đền bù tối thiểu 4.500 USD.
Trong vụ việc mới đây, ngày 1/10, hai phụ nữ ở thành phố Jaipur, bang Rajasthan, đã bị những người đàn ông đi xe máy tạt axit vào cơ thể. Chỉ sau đó vào ngày, nước này lại ghi nhận vụ 3 thanh niên đã tạt axit vào một phụ nữ trẻ tại một lễ hội ở Bhopal, bang Madhya Pradesh. Nạn nhân bị bỏng nặng vùng mặt.
Trong tuần này, Ủy ban Phụ nữ Delhi đã ra thông báo sẽ phạt các quan chức địa phương nếu họ không thực thi lệnh cấm bán axit. Theo đó, giới chức sẽ phải thanh tra các cơ sở vẫn kinh doanh mặt hàng này và người vi phạm sẽ bị phạt 606 USD. Các nghiên cứu của ủy ban cho thấy, hai trong số 11 quận ở New Delhi đã không tiến hành bất kỳ cuộc thanh tra nào kể từ năm 2017 và 5 quận đã không áp dụng một khoản phạt nào.
Từ khi lệnh cấm có hiệu lực, giới chức cũng thu được số tiền phạt ít ỏi, chỉ 438 USD từ khoảng 13 triệu cửa hàng kinh doanh axit do các gia đình tự quản. Đây là minh chứng cho thấy việc thực thi lệnh cấm ở quốc gia Nam Á đã thất bại gần như hoàn toàn. Số tiền phạt sau đó sẽ được chuyển đến hỗ trợ cho các cuộc phẫu thuật nhiều lần, đau đớn và tốn kém mà các nạn nhân phải chịu đựng.
Chỉ với 0,012 USD, người dân ở Delhi có thể mua 1 lít axit mà không cần thắc mắc. Ảnh: AP
Sau khi trải qua vụ tạt axit kinh hoàng ở Delhi hồi năm 1990, cô Laxmi Agarwal, 32 tuổi, đang nỗ lực vận động chống lại việc bán axit. Agarwal cho biết cô không ngạc nhiên trước kết quả thanh tra của ủy ban. Hầu hết các chủ cửa hàng mà cô đã nói chuyện thậm chí còn không biết về lệnh cấm này.
"Những người bán hàng đều nói rằng axit rất loãng, không nguy hiểm. Họ tích trữ axit vì nhiều người dân muốn mua nó để tẩy rửa nhà vệ sinh, mặc dù việc tích trữ axit trong nhà cho mục đích đó cũng là một mối đe doạ", cô chia sẻ.
Ông Ashish Verma, chủ cửa hàng ở New Friends Colony, phía nam Delhi, cho biết dù không tích trữ axit nhưng nhiều khách hàng của ông vẫn hỏi mua. Ông nói: "Đối với hầu hết người dân Ấn Độ, mua thứ gì đó như chất tẩy rửa của thương hiệu Harpic quá đắt đỏ, nên họ sử dụng axit để tẩy rửa nhà vệ sinh và sàn nhà vì nó rẻ và hiệu quả".
Anh Alok Dixit, người sáng lập Stop Acid Attacks, cũng không ngạc nhiên về dữ liệu mới nhất. Dixit cho biết anh vẫn thường thấy axit được bán công khai tại nhiều cửa hàng trên khắp Ấn Độ. Anh cũng hoan nghênh những phát hiện của ủy ban vì điều đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của những rủi ro liên quan đến loại chất hoá học này.
"Axit không chỉ được bày bán ở thủ đô mà trên khắp Ấn Độ. Đơn giản vì người dân chưa có nhận rõ ràng về mức độ nguy hiểm của nó. Tòa án tối cao có thể thông qua luật nhưng chúng không đem lại ích lợi gì. Do đó, các cuộc tấn công bằng axit vẫn tiếp diễn", Dixit nói
Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới Công ty Adani Green Energy Limited (AGEL) - thuộc tập đoàn nhập khẩu và khai thác than lớn nhất Ấn Độ Adani, đang triển khai dự án xây dựng công viên năng lượng tái tạo Khavda với kinh phí khoảng 20 tỷ USD ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Công viên năng lượng tái tạo Khavda sẽ là nhà máy điện gió...