Cháy nhà khiến 8 người chết ở TP.HCM: Công an xem xét dấu hiệu tội phạm
Công an quận 11, TP.HCM cho biết đơn vị đã khám nghiệm hiện trường kỹ lưỡng, ghi nhận từng dấu vết và sẽ khởi tố nếu thấy vụ cháy 8 người chết có dấu hiệu tội phạm.
Liên quan đến vụ cháy nhà làm 8 người thiệt mạng, ngày 10/5, Công an quận 11 (TP.HCM) cho biết, những ngày qua, các đơn vị nghiệp vụ nhiều lần khám nghiệm hiện trường một cách kỹ lưỡng, ghi nhận từng dấu vết, các vật dụng trong ngôi nhà bị cháy.
Theo Công an quận 11, sau khi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát đã thu thập một số dấu vết, vật dụng trong căn nhà để phục vụ công tác điều tra. Lực lượng chức năng đang xem xét dấu hiệu tội phạm, thu thập tài liệu cần thiết để có phương hướng xử lý.
“Khi có dấu hiệu tội phạm, chúng tôi sẽ khởi tố vụ án để điều tra. Hiện tại công tác điều tra ban đầu có thể đưa ra đánh giá là nguyên nhân khách quan “, đại diện Công an quận 11 nói.
Nhiều người bàng hoàng trước hậu quả vụ cháy.
Sau khi xảy ra vụ cháy làm 8 người chết, cơ quan chức năng đã thành lập nhiều tổ công tác đi kiểm tra các hộ kinh doanh kết hợp nhà ở.
Video đang HOT
Công an kêu gọi người dân chủ động phản ánh, tố giác những cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể có hoạt động lưu giữ, sản xuất hàng hóa, vật liệu dễ cháy nổ vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy.
” Trong sinh hoạt tổ dân phố, người dân cần mạnh dạn tố giác, kiến nghị những cơ sở sản xuất mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý”, đại diện Công an quận 11 nói.
Cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường vụ cháy
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào chiều muộn 7/5 tại số nhà 47/58/2 đường Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, TP.HCM.
Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nhiều người có mặt tại căn nhà này. Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân ở tầng trệt, 4 thi thể được phát hiện trong nhà vệ sinh ở lầu 2 và 1 thi thể dưới chân cầu thang.
Đến 22h đêm 7/5, công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hoàn tất, các thi thể được đưa ra khỏi hiện trường.
Ngôi nhà xảy ra cháy là cơ sở sản xuất keo sáp, đèn cầy. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do anh Hồ Đình Thắng (đã chết) và anh Nguyễn Thành Tựu (nạn nhân sống sót) trong lúc bê thùng sáp đã nấu vô ý làm đổ xuống sàn nhà. Sáp từ thùng bắt vào bếp lửa.
'Hộ kinh doanh' không phải 'hộ gia đình'
Trước ý kiến cho rằng Dự thảo Thông tư mới quy định phạm vi áp dụng đối với "hộ kinh doanh" và "cá nhân kinh doanh" là rất phức tạp, chỉ cần xây dựng quy chế quản lý thuế cho hộ kinh doanh nói chung.
Trước ý kiến này, Tổng cục Thuế cho biết đây là 2 khái niệm khác nhau.
Một hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng). Ảnh: Nhật Minh.
Sau khi Bộ Tài chính đăng tải và lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về hướng dẫn thuế và quản lý thuế với hộ kinh doanh, trong đó đã thay thế đối tượng áp dụng và chịu thuế là hộ kinh doanh thay vì hộ gia đình. Có ý kiến cho rằng, thay vì phải gọi tên cả cá nhân, nhóm và hộ kinh doanh (hàm ý là hộ kinh doanh giữa các thành viên của hộ gia đình) như hiện nay, Bộ Tài chính có thể chỉ cần xây dựng quy chế quản lý thuế cho hộ kinh doanh nói chung.
Trước ý kiến này, Tổng cục Thuế (đơn vị xây dựng dự thảo thông tư) cho biết, hộ kinh doanh và hộ gia đình là hai khái niệm khác nhau. Hộ kinh doanh không phải hộ gia đình.
Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định về đăng ký kinh doanh thì có quy định về khái niệm "hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập".
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thuế thì bất kỳ cá nhân, hộ gia đình nào có hoạt động kinh doanh cũng phát sinh nghĩa vụ thuế (trừ thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác), không phân biệt có đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hay không có đăng ký kinh doanh.
Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động kinh doanh của cá nhân không chỉ là mô hình hộ gia đình hoạt động độc lập trong phạm vi hẹp tại nơi sinh sống, mà đã phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hợp tác kinh doanh với tổ chức, tham gia trong chuỗi kinh tế chia sẻ, kinh doanh trên môi trường số, phạm vi hoạt động xuyên biên giới, không có địa điểm kinh doanh cố định (địa điểm vật lý).
Do đó, để bao quát các đối tượng có hoạt động kinh doanh thuộc diện chịu thuế, thì tại dự thảo thông tư mới quy định phạm vi áp dụng đối với "hộ kinh doanh" và "cá nhân kinh doanh" là phù hợp.
Ngoài ra, pháp luật thuế điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh của thể nhân, thì chỉ bao gồm hai sắc thuế chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Còn đối với hộ gia đình, nếu không có hoạt động sản xuất kinh doanh, thì chỉ có thể thuộc diện chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Do đó, tại dự thảo thông tư mới không dùng khái niệm "hộ gia đình" vì phạm vi của thông tư chỉ điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh.
Điểm mới của dự thảo Thông tư Hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Thông tư này hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là cá...