Chảy máu khi đang làm “chuyện ấy”: phái nữ có thể gặp phải 6 vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh sản
Có 6 nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới gặp phải tình cảnh chảy máu khi đang thăng hoa cùng đối tác. Nếu không tìm cách khắc phục thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí còn liên quan tới việc sinh con đẻ cái về sau.
Chảy máu trong khi quan hệ là một vấn đề mà nhiều cô nàng thường cảm thấy ái ngại và có phần xấu hổ khi nói về nó. Bên cạnh đó, việc không hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại gặp phải tình trạng này cũng khiến phái nữ sinh ra tâm lý hoang mang, lo lắng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng chảy máu khi đang quan hệ mà phái nữ nên tìm hiểu ngay.
Nếu bạn có một đời sống tình dục hơi thô bạo cùng đối tác của mình thì nguy cơ bị tổn thương bộ phận sinh dục từ bên trong là điều rất dễ xảy ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, vết thương này có thể đâm sâu vào bên trong, gây tổn thương niêm mạc tử cung và khiến máu chảy ra khi bạn đang thăng hoa. Lúc này, máu tiết ra sẽ có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tươi.
Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng, trong quá trình quan hệ, hãy thống nhất với đối tác không nên làm quá mạnh bạo để tận hưởng những phút giây thăng hoa an toàn.
Video đang HOT
Chảy máu âm đạo một cách bất thường hay chảy máu khi đang quan hệ được xem là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc âm hộ. Trên thực tế, nó cũng là triệu chứng đầu tiên khiến nhiều người suy nghĩ đến việc đi khám và chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Chảy máu sau mãn kinh cũng có thể là triệu chứng của ung thư tử cung.
Sau khi kết hôn, tỷ lệ phụ nữ gặp phải tình trạng này thường cao hơn so với những cô gái chưa kết hôn. Trong quá trình quan hệ tình dục, việc để “cậu nhỏ” ma sát nhiều trong cổ tử cung có thể gây xói mòn và dẫn đến tình trạng chảy máu. Để chữa trị hiệu quả nhất thì bạn cần đi kiểm tra phụ khoa, sử dụng thuốc âm đạo, vật lý trị liệu hoặc điều trị phẫu thuật.
Bệnh polyp cổ tử cung là sự gia tăng những khối u lành tính (không ung thư) trong tử cung. Nó thường treo lủng lẳng trên bề mặt cổ tử cung hoặc tuyến cổ tử cung. Chính những chuyển động này gây kích ứng lên các mô xung quanh dẫn đến chảy máu từ các mạch máu nhỏ.
5. Các bệnh viêm nhiễm vùng kín
Một vài bệnh nhiễm trùng có thể gây ra một chuỗi kích ứng trong âm đạo dẫn đến chảy máu như: viêm vùng chậu (PID), viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, bệnh lây qua đường tình dục (STD)…
Đây là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, hay đi kèm với triệu chứng đau bụng kinh. Đặc biệt, căn bệnh này cũng dễ gây ra hiện tượng đau nhức, khó giao hợp nên tốt nhất cần đi kiểm tra phụ khoa ngay.
Coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý khác
Đau bụng kinh thường gặp ở thời điểm trước và đang có kinh kỳ. Điều cần lưu ý là coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý phụ khoa khác.
Đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Đó là thông tin do bác sĩ Võ Triệu Đạt (Khoa Sản, Bệnh viện FV, TP.HCM) khuyến cáo tại buổi chia sẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản với phụ nữ ở TP.HCM hôm 14.12. Theo bác sĩ Đạt, đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh. Đó là cơn đau thắt, khó chịu.
Trong đó, đau bụng kinh nguyên phát (chiếm phần lớn, đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không liên quan đến bệnh lý khác), xuất hiện lúc 6-12 tháng từ khi bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau này sẽ dần giảm đi khi thiếu nữ ngày càng lớn, hoặc sau sinh con.
Còn đau bụng kinh thứ phát (chỉ chiếm 10%), thời điểm đau có thể trễ hơn đau bụng kinh nguyên phát, thường sau tuổi 25. Cơn đau thường tăng lên theo thời gian; đau có thể xuất hiện vài ngày trước khi hành kinh và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Biểu hiện còn có thể đi kèm cơn đau là rong kinh, xuất huyết giữa chu kỳ, đau khi giao hợp...
Đau bụng kinh thứ phát có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung; u xơ cổ tử cung; polyp cổ tử cung; u nang buồng trứng... Trong số này, bệnh lạc nội mạc tử cung là dễ gây nhầm lẫn với đau bụng kinh nhất (nó cũng khiến đau bụng dữ dội ở vùng chậu khi đến kỳ kinh).
Nội mạc tử cung là những lớp lót (mô) trong tử cung, khi nội mạc bong tróc, ra máu là kinh nguyệt. Bình thường nội mạc nằm trong tử cung và máu chảy ra ngoài khi đến kỳ kinh. Nếu các mảnh nội mạc tử cung di chuyển, phát triển bên ngoài tử cung, "đi lạc" đến những vị trí khác (buồng trứng, vòi trứng, ổ bụng...) bong tróc, ra máu gây cơn đau lúc hành kinh. Bệnh này cần điều trị, vì có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh...
Theo Thanh niên
FDA phê chuẩn thuốc uống đầu tiên điều trị u xơ tử cung FDA phê chuẩn thuốc uống đầu tiên điều trị các triệu chứng u xơ tử cung, mang đến một lựa chọn không phẫu thuật mới U xơ tử cung thường gây ra máu kinh nguyệt nặng U xơ tử cung là nguyên nhân hàng đầu khiến phải mổ cắt tử cung ở Mỹ. Bản thân các khối u là lành tính, nhưng chúng...