Chạy marathon “Nối liền một dải Việt Nam”
Đúng 9h sáng 9-12, siêu VĐV chạy marathon, Pat Farmer và người đồng hành Mai Nguyễn Đình Huy đã bắt đầu hành trình chạy marathon “Nối liền một dải Việt Nam” xuyên qua 30 tỉnh thành, từ Móng Cái tới Cà Mau.
Pat Farmer được cả thế giới biết đến như một VĐV chạy marathon vĩ đại nhất mọi thời đại với vô số kỷ lục thế giới. Mới nhất vào tháng 1-2012 vừa qua, VĐV sinh 1962 này đã hoàn thành cuộc chạy marathon vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: chạy bộ 21.000km từ Cực Bắc đến Cực Nam của Trái đất trong vòng 10 tháng 13 ngày.
Pat từng là thành viên Quốc hội Liên bang, Thư ký Quốc hội cho Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học và Đào tạo Australia… Việc tận mắt chứng kiến những cái chết của trẻ em do thiếu nước sạch ớ các nước Ấn Độ, Nepal, Ai Cập, Đông Timor, Peru… khiến ông đi đến quyết định giã từ sự nghiệp chính trị cùng những đặc quyền, đặc lợi để chuyên chạy bộ quyên góp cho các dự án về nước sạch.
Bắt đầu hành trình “Nối liền một dải Việt Nam”
Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia, Pat Farmer thực hiện cuộc chạy bộ mang tên “Nối liền một dải Việt Nam” với mục đích: Kêu gọi đóng góp cho Hội Chữ thập đỏ để tiếp tục dự án cải thiện điều kiện nước sạch cho dân nghèo Việt Nam.
Video đang HOT
Cùng đồng hành với Pat Farmer trong cuộc hành trình này còn có VĐV 25 tuổi, Mai Nguyễn Đình Huy, và dự kiến sẽ có thêm hàng ngàn người chạy đồng hành trong suốt hành trình kéo dài 40 ngày, từ 9-12-2012 đến 20-1-2013.
Pat Farmer kết thúc chặng ngày đầu tiên
Đúng 9h sáng 9-12, tại km số 0 Tràng Vĩ (Sa Vĩ, TP Móng Cái), siêu VĐV marathon Pat Farmer và Đình Huy cùng khoảng 100 người đồng hành thuộc Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh và học sinh địa phương đã chạy xuất phát, bắt đầu cuộc hành trình đầy ý nghĩa này.
Đến 16h cùng ngày, Pat Farmer đã kết thúc ngày đầu tiên sau khi trải qua quãng đường 60km. Và vào lúc 7h sáng 10-12, Pat Farmer và Mai Huy sẽ chạy chặng thứ 2 từ Đầm Hà đi Mông Dương (cùng thuộc tỉnh Quảng Ninh) có lộ trình dài 65km.
Theo ANTD
Từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận: Đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
Sáng nay 6.12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi thông báo về tình hình khô hạn khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, mùa mưa ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ kết thúc sớm, tại các tỉnh Trung bộ số đợt mưa lớn xảy ra ít, tổng lượng mưa trong các tháng đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Riêng trong 2 tháng chính của mùa mưa (tháng 10 và tháng 11), tại khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận tổng lượng mưa thiếu hụt từ 70-90% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trong mùa lũ, dòng chảy trung bình tháng hầu hết các sông ở Trung bộ và khu vực Tây nguyên đều nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 45-50%, một số tỉnh nhỏ hơn tới 70% như tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.
Dòng chảy trên sông Mê Kông luôn thiếu hụt hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-40%. Đỉnh lũ tại các trạm thượng nguồn sông Mê Kông thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5m.
Trong khi đó, cho đến cuối tháng 11, các hồ chứa thủy lợi trên hầu hết các tỉnh Trung bộ đều thiếu hụt 20-50%, Tây nguyên thiếu hụt 10-15% so với dung tích thiết kế, đặc biệt, một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thiếu hụt tới 60-80%.
Các hồ chứa thủy điện ở Trung bộ, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ đều thấp hơn mức dâng bình thường từ 1-6 m, riêng hồ A Vương (Quảng Nam) thấp hơn 32 m, Cửa Đạt (Thanh Hóa) thấp hơn 21 m.
Hiện tại mùa mưa lũ khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình, Tây nguyên và Nam bộ đã kết thúc.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận đang ở thời kỳ cuối mùa và không còn khả năng xảy ra mưa lũ lớn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cảnh báo, trong các tháng mùa khô năm 2013, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%; các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận thấp hơn từ 40-50%, có nơi thấp hơn.
Tình trạng thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, xảy ra cục bộ một số vùng thuộc khu vực Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Độ mặn có khả năng xâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung bộ.
Dòng chảy trên sông Mê Kông thiếu hụt từ 30-45% so với trung bình nhiều năm. Đầu mùa mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,6-0,7 m, cuối mùa thấp hơn từ 0,2- 0,3 m. Xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-60 km, có nơi sâu hơn.
Theo TNO
Dùng độc chất bảo quản hành, 800 người bị mù Để hành không bị thối hay sâu mọt tấn công, nông dân ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) trộn đất sét trắng với thuốc mipcin để quét lên củ hành. Chất độc hại methyl parathion có trong mipcin bay vào mắt người gây viêm nhiễm. Thu hoạch hành tím ở thị xã Vĩnh Châu. Đại diện Hội Chữ thập Đỏ thị xã Vĩnh Châu...