Cháy lớn tại toà nhà đang xây ở Hà Nội, khói đen kịt trời
Đám cháy bùng phát tại tòa nhà đang xây dựng trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội khiến nhiều người sợ hãi.
Khoảng 10h sáng nay (15/11), một vụ cháy đã xảy ra tại tòa nhà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam số 118 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Tòa nhà này đang trong quá trình xây dựng, do nhà thầu chính là Công ty cổ phần xây dựng Khôi Nguyên thực hiện.
Cột khói đen từ tòa nhà bốc ra. (Ảnh: Đăng Khoa)
Tại hiện trường, cột khói nghi ngút bốc lên hàng chục mét tại ở tầng cao nhất. Được biết, lửa bốc cháy tại tầng 17 nơi công nhân hàn đang làm việc, sau đó cháy lan sang các tầng khác. Hiện công nhân tại công trường đã được sơ tán.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã điều 4 xe cứu hỏa đến hiện trường.
10h30, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện các đơn vị liên quan đang kiểm tra khu vực này.
Một số hình ảnh tại hiện trường vụ cháy:
ĐĂNG KHOA
Video đang HOT
Theo VTC
Cảnh báo: 3 điều phải nhớ khi chung cư xảy ra cháy nổ
3 nguyên tắc thoát hiểm quan trọng bạn cần nhớ nếu không may chung cư, nhà cao tầng xảy ra hỏa hoạn.
Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy chung cư, nhà cao tầng xảy ra khiến người dân bất an lo lắng: cháy tại tòa nhà Landmark 81 (11-8), hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Center trên đường Đồng Khởi (27-8)...
Tại tòa nhà Landmark 81, khói đen phát ra từ tầng 64. Ảnh: Zing
Vậy nếu chung cư mình đang sinh sống xảy ra cháy nổ, người dân cần làm gì? Một cán bộ Cảnh sát PC&CC TP.HCM đưa ra các lời khuyên.
"Xem cháy ở đâu mới chạy!"
"Không phải cứ nghe tri hô cháy là chạy băng băng ra cầu thang bộ! Phải xem cháy ở đâu, cháy hướng nào để tìm hướng thoát nạn. Vụ cháy Carina chính là một bài học đau lòng", vị cán bộ này chia sẻ.
Thoát hiểm hiểu đơn giản là thoát về hướng an toàn, nôm na là hướng ít khói, ít nóng hơn. Càng gần ngọn lửa thì không chết vì ngạt cũng chết vì bỏng. Chỉ cần hít phải vài ngụm khói độc thôi đủ khiến một người bình thường choáng váng ngất xỉu rồi. Mà đã ngất xỉu sao kêu cứu, chạy được nữa, chỉ có chết.
Vụ cháy Carina và câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Nghị (68 tuổi) ở A07-08 Blog A là một ví dụ. Quyết định ở lại trong nhà, không ra ngoài, không chỉ cứu được gia đình ông mà còn giúp được 8 người hàng xóm khác khi họ bị ngạt khói. "Lúc hỏa hoạn tôi chạy ra ban công quan sát thì lấy khói đang còn xa, khả năng không có lửa cháy lan. Trong khi đó, hành lang tối om, mù khói. Tôi mới đóng hết cửa sổ lại, tôi dặn vợ con mặc quần áo cẩn thận, chuẩn bị đồ đạc giấy tờ quý giá quan trọng cho vào hành lý để có thể di tản bất cứ khi nào đến lúc" - ông Nghị nhớ lại.
Chỉ sau quyết định sáng suốt đó vài phút, khói bùng lên dữ dội. "Lúc đó tôi ở trong nhà nghe ngoài hành lang người dân hoảng loạn chạy rầm rầm. Sau nhiều phút thì có tiếng gõ cửa kêu cứu rất gấp. Tôi hé ra thì thấy có 8 người đứng trước ho sặc sụa. Trong đó có 6 người lớn và 2 trẻ em, 2 cháu bé rất tội lúc này đã ngạt khói và lả đi" - người đàn ông 68 tuổi sau đó mở toang cánh cửa để 8 người bên ngoài ào vào.
Di chuyển
"Không sử dụng thang máy khi có cháy. Nơi nguy hiểm thì không xông vào. Di chuyển tuyệt đối không được máy móc, không phải cứ cháy là chạy vào cầu thang bộ vì nếu cầu thang bộ như ống khói, chui vào đó là chết", vị cán bộ này khẳng định.
hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Centertrên trên đường Đồng Khởi. Ảnh: NGUYỄN TÂN.
Khi cháy, khói bốc lên cao, buồng thang máy dễ bị nhiễm khói độc. Không gian nhỏ hẹp trong thang máy cùng việc bị nhiễm độc khói dễ khiến người ta bị ngạt thở, ngất xỉu, mất ý thức nhanh hơn. Thứ hai khi cháy thường bị mất điện, thang máy không hoạt động, rất nguy hiểm.
Hướng di chuyển phải là hướng có nồng độ khói lửa ít hơn. Khi di chuyển nên cúi thấp người, bò để thoát ra ngoài vì khói, khí cháy sẽ tụ ở phía trên. Dưỡng khí tập trung phía dưới. Việc cúi thấp người giúp tranh thủ dưỡng khí, hạn chế tối đa việc hít phải khí độc, khói độc. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa.
Không phải cứ thấy cửa là mở. Trước khi mở dùng mu bàn tay sờ vào khóa. Nếu thấy nóng, đừng mở, bên kia cánh cửa đang cháy.
Đồng thời với việc di chuyển là báo động cho mọi người bằng cách bấm chuông báo cháy và đập mạnh cửa đồng thời la lớn: "Cháy! Cháy!". Nên đập cửa tri hô lớn bởi một số trường hợp chuông hỏng, hoặc phòng kín, không nghe thấy.
Làm mặt nạ phòng độc
Đa phần nạn nhân của các vụ hỏa hoạn thường không chết vì cháy mà họ chết vì bị ngạt khí. Xảy ra hỏa hoạn, nếu có mặt nạ chống độc khói, người dân có thể đeo vào và tháo chạy mà không sợ bị ngạt khí trong khoảng thời gian nhất định.
Cô gái thoát chết nhờ chiếc mặt nạ phòng độc từ áo ngực. Nguồn: Internet.
Nếu trang bị mặt nạn phòng độc trong nhà thì phải biết sử dụng, thi thoảng đưa ra dùng kiểm tra. Trang bị mà không biết sử dụng thì cũng bằng thừa.
Nhưng thực tế có rất ít người mua vật dụng này. Vậy có thể tự tạo ra mặt nạ chống độc khói bằng cách nào. Bạn có thể dùng chăn, khăn mặt, khẩu trang, áo, mền,... (thậm chí là cả áo lót nhúng nước để tự tạo ra mặt nạ chống độc cho mình. Những vật dụng dùng để phòng độc nên nhúng nước vì nước giúp lọc độc hiệu quả hơn và khói khó xuyên qua được.
Không lao vào đám cháy lấy tài sản, giấy tờ
"Đầu năm 2013, có một nữ Việt kiều về nước ăn tết, ở nhà người thân. Vụ cháy xảy ra trên tầng lầu, cả nhà đang ăn cơm ở tầng trệt. Lúc đó cả nhà đã thoát ra được rồi nhưng bà ấy chợt nhớ còn giấy tờ, hộ chiếu trong nhà nên lại lao vào đám cháy mong lấy lại. Cuối cùng, bà bị ngạt khói và thiệt mạng.
Nên nhớ còn người là còn tài sản. Con người có thể làm ra tài sản nhưng bao nhiêu tài sản cũng không thể lấy lại mạng sống con người".
NGUYỄN TRÀ
Theo PLO
Cháy chung cư ở Hà Đông: Một số người bị thương, ngạt khí Vụ hoả hoạn xảy ra chiều nay (25.5) tại chung cư Fodacon (Hà Đông, Hà Nội). 19h26: Theo PV Dân Việt tại hiện trường, vụ cháy đã được dập tắt. PCCC cho biết không có thiệt hại về người. Lực lượng dùng bình oxy rời khỏi khu vực vụ cháy. Ảnh: Lê Hiếu 19h10: Lực lượng dùng bình oxy rời khỏi khu vực...