Cháy lớn 5 người thiệt mạng, lỗi tại…cái bốt điện?
“Bố mẹ tôi, các em tôi và cháu đã chết hết rồi”, tiếng kêu khóc thảm thiết của người nhà nạn nhân vụ cháy thương tâm tại phố Hoàng Mai (Hà Nội) sớm ngày 11/6 đang đốt lửa lòng dư luận. Vậy lỗi tại ai?
Tin mới cập nhật cho biết, việc xảy ra trong đêm, khi phố phường, nhà nhà êm đềm trong giấc ngủ. Và rồi với 10 người trong một gia đình, giấc ngủ đó chẳng được bình yên. 5 người trong số họ đã mãi mãi chìm vào giấc ngủ ngàn thu.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa xác minh nguyên nhân gây cháy, nhưng một số người nhà nạn nhân cho rằng, cháy là do cái bốt điện ở trước nhà.
Bốt điện à, nếu chuyện thật như thế thì tội mày to lắm, biết không? 5 mạng người, 5 cuộc đời, không phải chuyện đùa đâu.
Không phải ngẫu nhiên mà dư luận đang đổ dồn soi xét vào cái bốt điện vô tri vô giác.
Tháng 6/2014, sau tiếng nổ như bom từ bốt điện trước cửa số nhà 123 Kim Ngưu (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng), cả khu phố hoảng loạn; tháng 8/2014, tại khu chung cư CT6A khu Xa La (quận Hà Đông), một trạm biến áp bị cháy khiến người dân tòa nhà 32 tầng được phen kinh hoàng; tháng 9/2014, bốt điện tại khu vực ngõ số 8, đường Kim Giang, quận Thanh Xuân phát cháy, nghiến hết đống dây điện và lan sang mái nhà của dân; tháng 11/2014, trạm điện Kim Giang (quận Thanh Xuân) phát ra hai tiếng nổ làm rung chuyển những căn nhà cạnh đó.
Mới đây nhất, ngày 6/5/2015, một người đã tử vong vì bốt điện phát nổ đột ngột trước cửa trụ sở cơ quan phường Cầu Dền (127, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng).
Đây mới là thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn nội đô Hà Nội.
Sự việc đau lòng xảy ra trong ngõ nhỏ khiến lực lượng chức năng khó tiếp cận. Ảnh Tuổi trẻ
Video đang HOT
Vì sao, sau rất nhiều sự cố như vậy, không có một biện pháp nào tối ưu để ngăn ngừa tình trạng cháy nổ bốt điện? Hay nó nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng? Chúng ta có cả một ngành chuyên về điện, đất nước đầu tư nguồn ngân sách rất lớn để phát triển về điện, trong đó chắc chắn có cả những phần dành cho đảm bảo an toàn tại các bốt điện kiểu như thế này.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức của con người và do cái… bốt điện.
Bốt điện à, tội mày to lắm. Xử lý mày thế nào? Luật pháp hình như chưa đưa vào luật, vì mày vẫn chỉ là vật vô tri vô giác mà thôi. Ai rảnh hơi đi kiện cái bốt điện?
Xung quanh cái bốt điện, chắc sẽ còn nhiều điều để bàn.
Sự việc đau lòng xảy ra không ai mong muốn. Thương những người ra đi một thì xót cho người ở lại gấp bội phần. Họ sẽ sống ra sao với những ám ảnh, sự mất mát kinh hoàng này? Một đứa trẻ 8 tháng tuổi, một đôi vợ chồng già, một đôi vợ chồng trẻ, nghĩ đến thôi đã thấy chân tay bủn rủn, lòng dạ rối bời.
Ở nhiều vùng quê Việt Nam, người dân vẫn xa lạ với chuyện hỏa táng. Không chỉ bởi thói quen địa táng đã ăn sâu bám rễ vào đời sống xã hội, tâm linh của con người mà còn bởi người dân sợ. Họ quan niệm, nếu hỏa táng, linh hồn sẽ bị nóng suốt một kiếp sau, khó yên nghỉ.
Ngay như ở quê tôi, có gia đình muốn hỏa táng cho người mẹ già vì khi còn sống, người mẹ tâm niệm muốn được sạch sẽ cho con cháu. Nhưng ngay trong đám tang, một cuộc họp khẩn đã diễn ra bởi cả họ hàng không ai đồng ý. Dù cho người cha làm chứng rằng, người mẹ khi sống có tâm nguyện như vậy, không phải con cái làm bậy. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là địa táng. Bởi nếu không, con cháu trong nhà sẽ khó “an cư lạc nghiệp” với “đất lề quê thói” và mang tội bất hiếu suốt cuộc đời.
Thực ra, chết là hết. Có ai biết được sau cái chết là gì đâu. Bởi thế, chắc gì người ra đi đã biết nóng, chắc gì linh hồn đã biết đau. Nhưng nỗi đau của người còn sống thì luôn luôn có thật. Nỗi đau sẽ dai dẳng, bám víu trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ hằng ngày. Nỗi đau ấy có thể khiến một con người mòn héo, không còn sức lực để bước tiếp. Nỗi đau mất mát người thân yêu là nỗi đau đớn tột cùng!
Người Việt Nam mình vẫn “nước mắt chảy xuôi”, nặng lòng với tất cả. Chẳng ai có thể an yên khi chứng kiến người thân mình ra đi tức tưởi, oan nghiệt. Nỗi đau sẽ kéo dài mãi, cho đến cuối cùng. Thương tâm lắm! Nhưng biết phải làm sao!
Cái bốt điện, nó không có mắt, nó không có lương tri!
Thu Dương
Theo_Người Đưa Tin
Hàng trăm công nhân ngược núi bảo vệ đường dây hòa mạng 500KV
Trước việc rừng tại Rú Càn thuộc địa bàn xã Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) - nơi có đường dây hòa mạng lưới điện 500KV quốc gia đi qua - tái cháy, Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã huy động hơn 100 công nhân phát quang đường băng, sẵn sàng dập lửa.
Liên tục trong các ngày 29-30/5, ngọn lửa đã bất ngờ bốc cháy tại Rú Càn thuộc địa bàn hai xã Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Ngoài hàng chục ha rừng phòng hộ của BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh và rừng trồng của người dân trước nguy cơ bị thiêu trụi, đám cháy còn khiến Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh hết sức lo ngại do đường dây 500KV nối Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa mạng điện lưới quốc gia đi qua ngọn núi này bị đe dọa.
Ngọn lửa bốc cháy trên khu vực cao khiến công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn
Ngay sau khi phát hiện đám cháy hàng trăm người từ kiểm lâm, công an, quân đội, dân quân tự vệ, cán bộ công nhân Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) đã được huy động để dập lửa. Nắng to, nhiệt độ cao, không khí khô hanh kèm gió Tây Nam thổi mạnh, địa điểm cháy lại xảy ra ở trên núi cao, độ dốc lớn khiến công tác dập lửa của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Phải đến tối ngày 30/5, ngọn lửa mới được khống chế. Thống kê ban đầu của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ cháy đã khiến một diện tích lớn rừng tại Rú Càn bị ảnh hưởng, trong đó hơn chục ha bị lửa thiêu trụi.
Một diện tích lớn Rú Càn bị lửa thiêu cháy
Trước ngọn lửa có khả năng tái cháy đe dọa đến sự an toàn của đường dây điện 500KV, hơn 100 công nhân của Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã thay nhau túc trực tại Rú Càn thuộc địa bàn hai xã Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) để sẵn sàng dập lửa.
Liên tục trong các ngày 29-30/5, ngọn lửa đã bất ngờ bốc cháy tại Rú Càn thuộc địa bàn hai xã Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Ngoài hàng chục ha rừng phòng hộ của BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh và rừng trồng của người dân bị đe dọa, đám cháy còn khiến Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh hết sức lo ngại do đe dọa đường dây 500KV của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa mạng điện lưới quốc gia đi qua ngọn núi này.
Ngay sau khi phát hiện đám cháy hàng trăm người từ kiểm lâm, công an, quân đội, dân quân tự vệ, cán bộ công nhân Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) đã được huy động để dập lửa. Nắng to, nhiệt độ cao, không khí khô hanh kèm gió Tây Nam thổi mạnh, địa điểm cháy lại xảy ra ở trên núi cao, độ dốc lớn khiến công tác dập lửa của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Phải đến tối ngày 30/5, ngọn lửa mới được khống chế. Thống kê ban đầu của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ cháy đã khiến một diện tích lớn rừng tại Rú Càn bị ảnh hưởng, trong đó hơn chục ha bị lửa thiêu trụi.
Theo ông Phan Thế Hồng - Giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, dù đám cháy đã được dập tắt, tuy nhiên do nắng nóng khô khốc, gió tây nam tiếp tục quần thảo nên nguy cơ rừng Rú Càn tái cháy đe dọa đường dây 500KV của nhà máy là rất lớn. Vì thế, ngoài lực lượng chống cháy rừng của địa phương, hiện công ty đang tập trung cao độ đề phòng rừng tái cháy.
Hàng trăm công nhân thuộc Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh hiện đang có mặt trên Rú Càn để bảo vệ đường dây hòa mạng 500KV của nhà máy
Công nhân Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh tiến hành phát quang làm đường băng cản lửa tại Rú Càn vào chiều ngày 31/5
"Ngoài huy động xe chữa cháy của công ty túc trực sẵn sàng dập lửa , công ty tiếp tục huy động hơn 100 công nhân công ty ngược núi phát quang đường băng, đảm bảo nếu tiếp tục xẩy ra cháy rừng ngọn lửa không lan sang khu vực đường dây 500KV của nhà máy nhiệt điện đi qua" - ông Hồng nói.
Văn Dũng
Theo dantri
Hà Nội: Khu dân cư hoảng loạn vì 2 vụ cháy liên tiếp Vừa dập tắt đám cháy dây cáp điện và hộp thông tin trên cột đèn đường trong ngõ, lực lượng chữa cháy lại lao sang một ngôi nhà tạm gần đó, kịp thời dập tắt ngọn lửa khi mới bùng phát. Khoảng 13h15 hôm nay, 1/6, một vụ hỏa hoạn xảy ra trong ngõ 27 phố Vũ Ngọc Phan (Đống Đa, Hà Nội)....