Cháy kiôt vải trong chợ Nhị Thiên Đường, nhiều tài sản bị thiêu rụi trong đêm
Một kiôt vải, đồ thời trang trong chợ Nhị Thiên Đường trên đường Hoàng Minh Đạo ( quận 8, TP.HCM) bốc cháy dữ dội trong đêm mưa.
Lực lượng PCCC nhanh chóng có mặt dập tắt đám cháy kịp thời, tránh cháy lan.
Lực lượng PCCC đến hiện trường dập tắt đám cháy – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Theo thông tin ban đầu, khoảng 20h40 tối 11-10, người dân phát hiện khói lửa bốc lên dữ dội tại một kiôt vải, đồ thời trang trong chợ Nhị Thiên Đường trên đường Hoàng Minh Đạo, phường 5, quận 8, TP.HCM. Người dân xung quanh hô hoán nhau dập lửa tại chỗ nhưng bất thành.
“Lúc đó trời đang mưa nhưng lửa lớn lắm, cháy hừng hực, mọi người múc nước tạt vào nhưng không ăn thua, lửa lan nhanh nên mọi người đành bó tay”, một người dân chứng kiến vụ cháy kể.
Ngọn lửa sau đó bùng phát mạnh kèm cột khói bốc cao, mùi vải tỏa ra khét lẹt. Người dân nhanh chóng gọi lực lượng chức năng địa phương.
Video đang HOT
Nhiều tài sản bên trong kiôt bị thiêu rụi – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Nhận tin báo, lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM và Đội PCCC Công an quận 8 cùng lực lượng chức năng địa phương nhanh chóng điều nhiều xe chữa cháy, cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường triển khai công tác chữa cháy.
Một lúc sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy khiến nhiều tài sản bên trong kiôt bị cháy đen, hư hỏng.
May mắn vụ cháy không gây thương vong về người. Nguyên nhân đang được điều tra
Đối tượng bị lập hồ sơ, đưa vào trường giáo dưỡng có xu hướng tăng
Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có xu hướng tăng đều từ năm 2014 cho đến nay.
Theo báo cáo của Bộ Công an về tổng kết 8 năm thực hiện Nghị định số 02/2014 của Chính phủ, tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1.621 đối tượng, cơ sở giáo dục bắt buộc là 3.056 đối tượng.
Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1.474 đối tượng và cơ sở giáo dục bắt buộc 2.788 đối tượng (chiếm khoảng 91% tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị).
Quá trình triển khai thi hành cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhiều nhất trong số những đối tượng đủ điều kiện áp dụng biện pháp này.
"So sánh số liệu các năm cho thấy, số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có xu hướng tăng đều từ năm 2014 cho đến nay. Đó có thể là biểu hiện của ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người dân còn hạn chế, có lối sống chưa lành mạnh, tình hình vi phạm hành chính vẫn diễn biến ngày càng phức tạp"- Bộ Công an nêu trong báo cáo gửi tới Bộ Tư pháp.
Lớp học tại một trường giáo dưỡng (Ảnh minh họa: Bộ Công an).
Kể từ khi Nghị định số 02/2014 được Chính phủ ban hành, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh, chú trọng việc áp dụng biện pháp trên thực tế. Tình hình áp dụng biện pháp trên cả nước đã được thực hiện tương đối tốt, các cơ quan, ban ngành đã triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về quy trình, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Dù vậy, nhiều địa phương phản ánh những vướng mắc, bất cập liên quan đến đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, về điều kiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc còn phức tạp
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay chưa được thống nhất, một số văn bản còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đây cũng chính là một trong những "rào cản" lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Từ đó, Bộ Công an đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những khó khăn bất cập, kịp thời hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong việc phối hợp thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bảo đảm thực hiện đúng quy trình công tác theo quy định của pháp luật. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, không nên xem đó là nhiệm vụ của cơ quan công an, mà coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế người vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bảo đảm thực hiện đúng quy trình công tác theo quy định của pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Đưa vào trường giáo dưỡng (đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc) là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Đây là một biện pháp áp dụng đối với những cá nhân trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi vi phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp xử lý hành chính đưa cá nhân vào cơ sở giáo dưỡng chỉ áp dụng với chủ thể là cá nhân, không áp dụng với tổ chức hoặc người nước ngoài.
Nữ tài xế lao xe vào phòng khách, tông trúng người, nghi nhầm chân ga Người phụ nữ đang điều khiển ô tô vào hàng rửa xe thì bất ngờ lao tới tông trúng một người, rồi lao tiếp vào phòng khách ngôi nhà gần đó. Vụ tai nạn xảy ra vào trưa nay (5/10), tại địa bàn xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Vụ tai nạn khiến một người bị thương nặng, nhiều tài...