Cháy khu tập thể, dùng kìm cắt “chuồng cọp” giải cứu 20 người
Lực lượng cứu hộ phải dùng kìm cắt “ chuồng cọp” để giải cứu người dân trong vụ cháy khu chung cư cũ ở Hà Nội.
Khoảng 3h ngày 2.7, ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ cửa hàng giày dép và nhanh chóng lan rộng ra khu tập thể 5 tầng tại nhà A11, khu tập thể quận Thanh Xuân Bắc trên đường Nguyễn Quý Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội).
Tiệm giày dép bốc cháy trong đêm. Ảnh: Gia Chính
Các nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên một số người ở nhà A11 đang xem World Cup thì nghe tiếng hô “cháy, cháy”. Lúc này khói đã bao trùm toàn bộ tòa nhà. Hàng trăm người tháo chạy ra ngoài, nhiều người phải xuống bằng đường ban công do cầu thang khói mù mịt.
Lực lượng cứu hộ phải dùng kìm cắt “chuồng cọp” để đưa khoảng 20 người ra ngoài.
Lực lượng cứu hộ dùng kìm cắt “chuồng cọp” giải cứu người dân. Ảnh: Gia Chính
Lãnh đạo đơn vị cảnh sát cứu hỏa số 8 cho biết đã huy động 7 xe chữa cháy cùng nhiều lượt chiến sĩ tới hiện trường. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Video đang HOT
Nhà chức trách đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Theo Gia Chính (VNE)
Lồng sắt, "chuồng cọp": Ẩn hoạ tự nhốt mình trong hỏa hoạn
"Chuồng cọp" chung cư cũ, lồng sắt ban công hay biển quảng cáo cỡ lớn được sử dụng phổ biến ở Hà Nội. Bên cạnh tác dụng cơi nới không gian nhà hay chống trộm, những "sáng kiến" này lại vô tình chặn đường thoát thân của nạn nhân khi chẳng may xảy ra hoả hoạn như một số vụ cháy gây chết người xảy ra trong thời gian gần đây.
Chuồng cọp dày đặc tại một khu tập thể ở quận Đống Đa - hình ảnh phổ biến ở các khu nhà chung cư cũ của Hà Nội. "Sáng kiến" này có tác dụng cơi nới không gian nhà và chống trộm, nhưng vô tình lại cản đường thoát hiểm của nạn nhân trong trường hợp xảy ra hoả hoạn.
Chi chít chuồng cọp phía trước khu tập thể trên phố Yên Lãng (quận Đống Đa).
Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, trưởng phòng cảnh sát PCCC số 2 (Công an TP Hà Nội), những "chuồng cọp" này tiềm ẩn nguy hiển khi xảy ra sự cố cháy nổ vì không thiết kế cửa thoát hiểm, vừa bịt đường thoát thân của nạn nhân, vừa cản trở lực lượng cứu hoả, cứu hộ tiếp cận.
Cận cảnh các "chuồng cọp" bằng sắt kiên cố tưởng như an toàn song lại làm mất cơ hội thoát hiểm nếu có sự cố xảy ra.
Hình ảnh lồng sắt ban công, "chuồng cọp" trên phố Giảng Võ.
Nhiều nhà ống ở Hà Nội cũng làm lồng sắt bịt ban công. Cách làm này xuất phát vì nỗi lo trộm cắp, song cũng giống như "chuồng cọp" ở các khu tập thể cũ, những lồng sắt này cũng làm mất đi cơ hội thoát hiểm cho nạn nhân trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Dãy nhà ở phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa) có mặt tiền trên các tầng cao gần như không còn lối thoát hiểm vì lồng sắt ban công, song sắt cửa sổ hoặc biển quảng cáo cỡ lớn.
Theo Đại tá Sơn, đã có nhiều trường hợp hoả hoạn, lực lượng cứu hộ và chữa cháy phải dùng kìm cộng lực, búa tạ để phát song sắt, rất vất vả mới tạo được lối tiếp cận vào bên trong. Việc này khá mất thời gian, làm giảm cơ hội cứu nạn cho các nạn nhân bị kẹt trong nhà, tăng nguy cơ thiệt mạng như một số vụ xảy ra trong thời gian gần đây ở Hà Nội.
Khung kim loại quây kín ngôi nhà 5 tầng - một kiểu làm đẹp mặt tiền không đảm bảo an toàn trong tình huống xảy ra hoả hoạn.
Chuyên gia PCCC khuyến cáo, các gia đình khi làm "chuồng cọp", lồng sắt... nên thiết kê thêm ô cửa có khoá và báo cho các thành viên trong gia đình biết vị trí cất khoá, phòng trường hợp cần thoát nạn.
Kiểu song sắt cửa sổ chống trộm rất phổ biến ở Hà Nội, được làm cả ở những ngôi nhà mặt tiền chỉ có duy nhất cửa sổ, đồng nghĩa với việc không còn lối thoát hiểm nào trên các tầng trong trường hợp có cháy.
Lồng sắt chống trộm - hình ảnh "đặc trưng" ở Hà Nội.
Hữu Nghị - Xuân Ngọc
Theo Dantri
"Dựng "lồng chim, chuồng cọp" là đang giam mình vào cửa tử" Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PCCC TP.HCM) cho biết: "Nhà dân tự dựng các "lồng chim, chuồng cọp" là đang giam mình vào cửa tử. Khi xảy ra cháy nổ thì họ không có lối thoát ra ngoài được. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi phải vất vả dùng kìm, búa phá lồng sắt để...