Chạy đua vũ trang trong vũ trụ: Vệ tinh diệt vệ tinh?
Ban đầu vũ trụ chỉ dành riêng cho Mỹ và Nga, nhưng giờ đây nó đã trở thành nơi mà ngày càng nhiều quốc gia và các hãng tư nhân có thể tiếp cận được. Giới chức quân sự Mỹ trong những năm gần đây đã lên tiếng cảnh báo về khả năng các vệ tinh của họ – nền móng cho sức mạnh quân sự của Mỹ – bị gây tổn hại.
Trong khi đó, ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thách thức Mỹ trong lĩnh vực không gian, thậm chí là hướng đến quân sự hóa không gian.
Với những vệ tinh sát thủ, vũ khí laser gây mù hay thiết bị phá sóng tinh vi, các cường quốc quân sự thế giới đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến ngoài không gian, kích động một cuộc chạy đua vũ khí mới đầy nguy hiểm. Phải chăng không gian đang trở thành nơi để các cường quốc phô diễn sức mạnh?
Cạnh tranh thầm lặng
Năm 2006, Tổng thống George Bush ký sắc lệnh cho phép Mỹ triển khai vũ khí trên vũ trụ bất chấp các hiệp ước ngăn cấm điều này. Chính quyền Mỹ cũng thể hiện rõ tham vọng về hệ thống phòng thủ tên lửa được đặt trên vũ trụ để có thể phá hủy các vệ tinh, trong khi Lầu Năm Góc đã phát triển các loại vũ khí có thể bắn hạ vệ tinh.
Tuy nhiên, những động thái gần đây của Moscow và Bắc Kinh nhằm thể hiện khả năng chiếm lĩnh vũ trụ đã tạo nên mối lo ngại sâu sắc cho các nhà chiến lược ở Washington.
Năm 2015, hành vi đầy bí ẩn của một vệ tinh Nga đã gây ra những đồn đoán về khả năng Moscow đang phát triển các vệ tinh tấn công có khả năng hoạt động và tiếp cận mục tiêu trong không gian. Không hề cảnh báo hay giải thích, vệ tinh này trong vài tháng tự mình di chuyển vào vị trí giữa hai vệ tinh Intelsat trong quỹ đạo địa tĩnh, tiến lại gần một vệ tinh Intelsat trong khoảng cách 10km trước khi lại di chuyển ra xa.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ vũ trụ gây ra lo sợ chiến tranh vũ trụ sẽ xảy ra trong tương lai không xa.
Ngoài ra, Tổng thống Vladimir Putin đã mở rộng tham vọng đến vũ trụ sau khi phóng vệ tinh quân sự, nằm trong “lực lượng vũ trụ” của Nga.
Trong khi đó, Nga cũng vừa cảnh báo nước này sẵn sàng triển khai các biện pháp đáp trả cần thiết nếu bất kỳ quốc gia nào đưa vũ khí lên vũ trụ. Mặc dù không đề cập đến quốc gia cụ thể nào, nhưng cảnh báo này nhằm ám chỉ kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của Mỹ. Nga chỉ trích rằng kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của Mỹ có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới, và tuyên bố Nga luôn trong trạng thái “sẵn sàng” với nhiều vũ khí bí mật.
Theo nhiều nguồn tin, một trong số vũ khí đó nhiều khả năng sẽ là máy bay ném bom tấn công từ… vũ trụ. Máy bay Tu-160M2 sẽ được cất cánh lần đầu tiên vào năm 2018 và sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2021.
Video đang HOT
Máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ được trang bị động cơ NK-32 cải tiến vào cuối năm 2016, qua đó cho phép nó đạt độ cao tối đa hơn 18.200m và hoạt động ở tầng bình lưu trái đất. Một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp Nga cho biết, động cơ NK-32 phiên bản mới không chỉ đơn thuần là một động cơ phản lực máy bay thông thường, nó cũng là một loại động cơ tên lửa.
Những động thái của Moscow và Bắc Kinh nhằm thể hiện khả năng chiếm lĩnh vũ trụ đã tạo nên mối lo ngại sâu sắc cho Washington.
Nhờ đó Tu-160M2 có thể đạt độ cao mà không có một hệ thống phòng không nào có thể bắn tới. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua khoảng 50 máy bay Tu-160M2. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo thêm một loại máy bay ném bom thế hệ mới mang tên PAK-DA, nhằm chuẩn bị cho các phương án dự phòng.
Không chỉ đương đầu với Nga, Mỹ còn đối mặt với Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thử tên lửa chống vệ tinh vào tháng 1/2007 được coi là động thái nhằm đáp trả kế hoạch đưa vũ khí lên vũ trụ của Mỹ. Trên thực tế, Trung Quốc đang tăng cường thách thức chương trình không gian của Mỹ.
Trung Quốc “đang trỗi dậy”, trong khi Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu trong tương lai. Mặc dù phát triển sau Mỹ nhiều thập kỷ nhưng chương trình không gian của Trung Quốc đang phát triển một cách nhanh chóng, các chuyên gia Trung Quốc gọi là “lợi thế phát triển sau” – sử dụng các kỹ thuật tân tiến nhất để tạo nên bước nhảy vọt về công nghệ không gian.
Năm 2013, Bắc Kinh phóng một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp, có khả năng điều khiển một thiết bị không gian khác. Gây ấn tượng nhất là việc nước này trong cùng năm phóng thử một tên lửa tấn công vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách xa Trái Đất đến 36.000km.
Bắc Kinh đã từng thực hiện thành công vụ phóng “vệ tinh diệt vệ tinh” – một bước tiến âm thầm không báo trước trong lộ trình thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc.
Điều này khiến thế giới vô cùng lo ngại, đặc biệt là Mỹ khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố tìm cách đưa vũ khí diệt vệ tinh Trung Quốc vào hoạt động. Sau đó, Mỹ lặng lẽ phóng lên quỹ đạo trái đất X-37B, một con tàu vũ trụ không người lái, thực hiện một nhiệm vụ thuộc hàng “bí mật quốc gia” – vô hiệu hóa vũ khí diệt vệ tinh của Trung Quốc.
Chẳng những vậy, X-37B còn được thiết kế để do thám, thậm chí để làm tê liệt hoặc bắt cóc vệ tinh các nước khác… trong im lặng. Với X-37B, Mỹ đã hâm nóng lại một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.
Nguy cơ hiện hữu
Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng đuổi kịp bước tiến của Mỹ, dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trên vũ trụ. Khi Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Shenzhou-11 vào giữa tháng 10 vừa qua, cảnh báo cạnh tranh công nghệ không gian càng được nâng lên.
Mối đe dọa quân sự hóa không gian càng rõ rệt khi cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang chuẩn bị trở thành một làn sóng mới. Theo nhiều chuyên gia, rõ ràng Washington cần đẩy mạnh các nỗ lực quân sự trong không gian, và không để hệ thống thông tin liên lạc của mình trở thành “gót chân Asin” của lực lượng quân đội.
Mỹ cần phát triển các loại thiết bị có năng lực phòng thủ hiệu quả nhưng cũng có thể tấn công trong không gian, đặc biệt là những loại vũ khí không động cơ đẩy như tia laser hay các thiết bị gây nhiễu sóng, bên cạnh tiến hành các biện pháp phi động năng không gây ra bụi vũ trụ.
Khi Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Shenzhou-11 vào giữa tháng 10 vừa qua, cảnh báo cạnh tranh công nghệ không gian càng được nâng lên.
Hiện nay, Mỹ đã có được trạm phá sóng di động mà có thể ngăn chặn việc truyền thông tin qua vệ tinh ngay từ mặt đất. Mỹ cũng đã thử nghiệm sử dụng tên lửa để phá hủy vệ tinh và mới đây đã chế tạo được 4 vệ tinh có thể được phóng vào quỹ đạo và theo dõi hoặc giám sát các vật thể khác trong không gian.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khẳng định Mỹ nên tỏ ra kiềm chế, và nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc có thể đã sở hữu một số vũ khí tấn công mà Trung Quốc và Nga đang hy vọng có được.
Một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang được lặng lẽ tiến hành và tốc độ chạy đua cạnh tranh vũ trang đang gia tăng nhanh chóng. Bởi tất cả các công nghệ không gian vũ trụ đều mang tính lưỡng dụng (dân sự và quân sự) nên bất cứ cuộc thử nghiệm nào cũng gây tâm lý bất an. Cuộc thử nghiệm con tàu vũ trụ X-37B bao trùm bởi màn bí mật gần như tuyệt đối khiến Trung Quốc và Nga nghi ngờ mục đích thực sự của nó.
Ngược lại, Mỹ cũng cảm thấy lo lắng khi chương trình không gian Trung Quốc tiến bộ rất nhanh đe dọa vị thế cường quốc vũ trụ của Mỹ. Đặc biệt tại thời điểm này, ngân sách dành cho chương trình không gian Mỹ bị chính phủ và quốc hội cắt giảm không thương tiếc.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ vũ trụ gây ra lo sợ chiến tranh vũ trụ sẽ xảy ra trong thời gian không xa. Con người cần phải cập nhật thông tin về khoa học khám phá, hàng không và nhiều chức năng khác để đáp ứng cuộc sống hiện đại. Thêm vào đó, việc sản xuất công nghệ vũ trụ sẽ rất tốn kém về nguồn năng lượng, hạt nhân và cả khai thác tràn lan mỏ than.
Chiến tranh vũ trụ không thể chỉ hiện thực hóa bằng các vệ tinh. Cuộc chiến vũ trụ là một cách tàn phá kinh tế thế giới khi nó tương đương với sự tốn kém trong chiến tranh hạt nhân. Thêm vào đó, mức cảnh báo có thể là ở quy mô tàn phá mạnh hơn so với cuộc chiến hạt nhân. Như vậy, chiến tranh không gian có thể sẽ mang lại hậu quả thảm khốc cho nhân loại.
Cho dù cuộc chạy đua không gian giữa các cường quốc chỉ mới dừng ở giới hạn “phô diễn công nghệ”, thế giới nên có một bộ quy tắc ứng xử quốc tế trong không gian, bao gồm cả mục đích quân sự, tại các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí…
(Theo Công An Nhân Dân)
Vệ tinh Rồng lang thang - Vũ khí bí ẩn trong không gian của Trung Quốc?
Người Trung Quốc khẳng định rằng, vệ tinh công nghệ cao mang tên Rồng lang thang của họ chỉ có nhiệm vụ dọn dẹp rác trong không gian. Tuy nhiên, nhiều ngươi quan ngại, cánh tay robot đặc biệt của vệ tinh này, có thể được sử dụng cho những mục đích quân sự đặc biệt đáng quan ngại.
Trung Quốc vừa phóng thành công một vệ tinh công nghệ cao mới vào quỹ đạo ngày 25.6. Vệ tinh này được đặt tên là "Rồng lang thang" (Roaming Dragon), chính thức có nhiệm vụ dọn dẹp, phá hủy những mảnh vỡ của tên lửa đẩy, vệ tinh cũng như các mảnh vỡ khác được gọi chung là "rác không gian" đang bay quanh quỹ đạo Trái đất có thể gây tổn hại và nguy hiểm cho các vệ tinh hay một tàu vũ trụ.
Trên thực tế, rác không gian rất nguy hiểm đối với các tàu vũ trụ. Chẳng hạn, mùa hè năm 2015, các phi hành gia bao gồm hai người Nga và một người Mỹ làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế đã phải tìm kiếm nơi trú ẩn để tránh nguy cơ một mảnh vỡ từ vệ tinh cũ của Nga va chạm với Trạm.
May mắn, sau đó, mảnh vỡ này đã không va chạm vào Trạm Không gian Quốc tế. Hiện nay, tất cả các cơ quan vũ trụ trên thế giới bao gồm NASA (Mỹ) đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với sự tích tụ của rác nhân tạo trong không gian. Các cơ quan vũ trụ của nhiều nước đã có những bước đi đầu tiên để loại bỏ những khối rác nguy hiểm nhất.
Tang Yagang, một nhà khoa học làm việc tại Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc viết trên trang web của cơ quan này rằng, Trung Quốc đã cam kết sẽ kiểm soát và giảm các mảnh vỡ nhân tạo trong không gian.
Tuy nhiên, Rồng lang thang của Trung Quốc dấy lên quan ngại nó có thể không đơn thuần chỉ là một vệ tinh dọn rác. Lý do là, Rồng lang thang được thiết kế đặc biệt, với khả năng cơ động và nhanh nhẹn khi có một cánh tay robot đặc biệt. Theo nhiều nhà phân tích cánh tay robot này cũng có thể được xem là một loại vũ khí, vì nó có khả năng tiếp cận gần và tháo dỡ các vệ tinh của các quốc gia khác.
Một nhà nghiên cứu giấu tên cảnh báo: "Đó là điều không thực tế khi sử dụng robot để loại bỏ rác không gian" với ngụ ý Rồng lang thang trong thực tế có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ khác trong quỹ đạo.
"Những cánh tay robot không gian, cũng như nhiều công nghệ không gian khác, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự lẫn phi quân sự", Kevin Pollpeter, Phó Giám đốc của Viện Nghiên cứu đổi mới công nghệ tại Đại học California, San Diego, Mỹ bình luận.
"Công nghệ cánh tay robot không gian của Trung Quốc, do vậy đang đặt ra những thách thức trong việc xác định xem nó có phải là "vũ khí không gian" hay không, ông Pollpeter nói thêm.
Theo Daily Beast, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vệ tinh dọn rác Rồng lang thang của Trung Quốc thực chất là một vũ khí. Rồng lang thang chỉ có thể bị xem là một loại vũ khí cho tới khi nó thực sự tấn công một vệ tinh khác. Và khi điều đó xảy ra, giới phân tích cảnh báo, nó sẽ là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột vũ trang bùng nổ trên bề mặt trái đất.
Theo Danviet
Hủy diệt vệ tinh, thế giới quay về chiến tranh Trung Cổ Các chuyên gia nhận định rằng, chiến tranh hiện đại sẽ bắt đầu bằng "Chiến tranh giữa các vì sao" sau đó mới triển khai kiểu "chiến tranh Trung Cổ". Các nước tăng cường khả năng hủy diệt vệ tinh Theo quan điểm của chuyên gia quân sự Sarah Nepton trong bài báo đăng trên tờ Daily Telegraph, những cuộc chiến tranh trong...