‘Chạy đua’ với tử thần cứu sống người đàn ông ngưng tim, hôn mê tại nhà
Một người đàn ông 58 tuổi ngưng tim, hôn mê tại nhà đã được y bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 cấp cứu thành công và được Sở Y tế khen thưởng đột xuất.
Ngày 2.11, TS – bác sĩ (BS) Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã đến Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM trao giấy khen đột xuất cho ê kíp cấp cứu gồm 6 người đã cứu sống kịp thời người đàn ông ngưng tim, hôn mê tại nhà.
TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế trao giấy khen cho ê kíp cấp cứu. Ảnh DUY TÍNH
BS Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM cho biết, 1 tháng trước, lúc 14 giờ 47 phút ngày 1.10, một giọng nữ hoảng loạn gọi đến tổng đài 115 xin hỗ trợ y tế cho người nhà đau ngực dữ dội. BN là ông N.N.Đ (58 tuổi, ngụ P.15, Q.11). Người gọi là bà O., vợ ông Đ.
Ngay lập tức, tổng đài viên là điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận trấn an bà O., đồng thời khai thác thêm về tình trạng bệnh nhân (BN).
Bà O. kể nhanh, ông Đ. bị tăng huyết áp và đang điều trị. 30 phút trước đó, ông đi bơi về và đột ngột đau ngực sau xương ức, lệch về bên trái, đo huyết áp có chỉ số là 160/80 mmHg. Cơn đau dữ dội và kéo dài khiến ông khó chịu, vã mồ hôi, lạnh người, nằm nghỉ hồi lâu vẫn không đỡ nên bà gọi ngay 115 cầu cứu.
Chỉ trong 3 phút, điều dưỡng Thuận đã nắm bắt được tình hình, hướng dẫn bà O. để chồng nằm nghỉ ngơi và lập tức điều động xe cấp cứu 115, ê kíp cấp cứu gồm: BS Trương Đặng Nhật Tân và điều dưỡng Phạm Đình Phúc cùng lái xe lập tức lên đường.
Đến nhà thì bệnh nhân đã hôn mê
Theo chia sẻ của BS Tân, khi ông vừa đến nơi thì đã thấy BN thở hước rồi rơi vào hôn mê. Sau khi thăm khám và nhận định BN ngưng tim, kíp cấp cứu lập tức hồi sinh tim, phổi.
Video đang HOT
Vừa hồi sức, BS vừa giải thích cho người nhà biết tình trạng của người bệnh, nguy cơ có thể xảy ra để người nhà hiểu và chuẩn bị tâm lý.
Sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim của BN có một vài nhịp trở lại sau thời gian ngừng đập. Tuy nhiên lại là nhịp bất thường, do vậy, ê kíp cấp cứu phải sốc điện tận 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.
Nỗ lực hồi sức BN ngay tại nhà. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Nhận thấy BN vẫn còn cơ hội sống sót, ê kíp cấp cứu động viên nhau tiếp tục nỗ lực cứu sống BN và gọi thêm chi viện thuốc, vật tư.
BS Nguyễn Thị Ngọc Hương và y sĩ Trương Chí Công sau khi mang thêm máy móc, thuốc và bình ô xy đến nơi và lập tức hỗ trợ ê kíp cấp cứu.
BS Hương thì nhớ lại: “Tôi đến nơi đã thấy ê kíp đang hồi sức, ai nấy đều mướt mồ hôi, tay đều run cả lên vì ép tim liên tục. Tuy vậy, mọi người vẫn đang rất cố gắng, không hề bỏ cuộc dù mệt mỏi. Tôi lập tức đến hỗ trợ ép tim ngoài lồng ngực còn y sĩ Công thì thay bình ô xy đã gần cạn. Sau khi sốc điện vài lần thì BN đã có nhịp tim và có mạch đập trở lại. Nhận thấy BN có triệu chứng và nhịp tim gợi ý nhồi máu cơ tim cấp, BS Tân đã liên hệ ngay với một vài bệnh viện (BV) phù hợp, có khả năng điều trị để đưa BN vào. BV Nguyễn Tri Phương đã nhận bệnh, trong khi đó, tôi, y sĩ Công và điều dưỡng Phúc cùng nhau tiếp tục theo dõi và chuẩn bị đưa BN ra xe”.
Hồi sức cho BN trên xe cấp cứu. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Trên đường đến BV, ê kíp cấp cứu vẫn phải theo dõi tình trạng BN, truyền dịch và bóp bóng giúp thở (do BN vẫn chưa tự thở được). Đôi lúc, tim BN ngưng đập, BS Hương phải ép tim ngay lúc xe còn đang chạy, lắc lư và vô cùng nguy hiểm. May mắn, chỉ khoảng vài phút, tim BN đập trở lại. Lúc chuyển vào khoa Cấp cứu của BV Nguyễn Tri Phương, BN vẫn còn hôn mê, tuy nhiên, mạch đập đều, rõ và đo được huyết áp. BS Tân đã bàn giao BN với BS của khoa Cấp cứu để thuận tiện cho việc tiếp tục điều trị.
60 phút nỗ lực cứu người
Điều dưỡng Phúc kể, lúc đi lên chung cư nhà BN, do thang máy không vừa băng ca nên phải dựng băng ca lên để đi. Và lúc chuyển BN xuống xe còn khó hơn. Ê kíp cấp cứu phải cố định BN trên băng ca, rồi đi bằng thang tải hàng xuống tầng hầm (do thang này chỉ đi xuống hầm, không dừng ở sảnh), rồi lại từ tầng hầm đẩy ngược lên sảnh chính bằng lối dành cho xe máy. Trong lúc chuyển vẫn phải liên tục theo dõi BN và xử trí khi cần thiết”.
Đưa BN xuống tầm hầm bằng thang máy tải hàng rồi đẩy ngược lên sảnh chung cư. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Y sĩ Công kể thêm: “Tổng cộng, chúng tôi đã hồi sức cho BN hơn 60 phút. Mệt thì có mệt, nhưng cứu được người bệnh nên vui lắm!”.
Cuộc gọi bất ngờ sau 20 ngày
Vào 19 giờ ngày 20.10, một cuộc gọi bất ngờ đã mang lại niềm vui cho ê kíp cấp cứu Trung tâm cấp cứu 115.
Đó là bà O. vợ ông Đ., gọi lại và báo rằng ông Đ. đã qua cơn nguy kịch. Ông hồi tỉnh, được rút ống trợ thở và cử động được tay chân. Giọng bà O. nghẹn ngào, rối rít cảm ơn ê kíp cấp cứu đã nỗ lực cứu sống chồng mình.
Một số thành viên trong ê kíp cấp cứu đã cứu sống BN và chụp hình chung khi BN tỉnh lại. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Những bài học quý giá
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, sau cuộc chiến đầy cam go với tử thần vừa qua, trung tâm thấy được những bài học sâu sắc có thể quyết định thành công trong cấp cứu ngoại viện.
Đó là gọi cấp cứu 115 kịp thời; sự cố gắng, nỗ lực của ê kíp cấp cứu và sự kịp thời hỗ trợ của đơn vị tiếp nhận.
Để đạt được 3 yếu tố trên, cần phải có sự phối hợp của 3 bên: người gọi, ê kíp cấp cứu và đơn vị tiếp nhận, đặc biệt là người gọi. Vì chỉ khi người gọi liên hệ với cấp cứu sớm, tạo điều kiện cho BN được hỗ trợ y tế sớm thì 2 yếu tố còn lại mới có cơ hội và khả năng phát huy toàn lực điều trị và cứu sống BN. Người nhà hãy nhờ một người quen, hàng xóm hoặc bảo vệ chung cư hỗ trợ đón xe cấp cứu để ê kíp cấp cứu đến với BN được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bệnh viện Đà Nẵng cứu sống 2 nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị tắc động mạch phổi cấp
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống thành công 2 nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị tắc động mạch phổi cấp bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) và phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Trước đó, bệnh nhân Trần Thị T.N. (38 tuổi), trú phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng vào cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng đau bụng dữ dội và buồn nôn, chẩn đoán viêm tụy cấp. Bệnh nhân được chuyển vào Khoa Nội tiêu hóa. Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân N., dần ổn định, đỡ đau bụng, tỉnh và đi lại được.
Tuy nhiên, bệnh nhân lại đột ngột có biểu hiện co cứng chân tay, môi tím, thở ngáp, hôn mê, ngưng tim và ngưng thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được kích hoạt quá trình "báo động đỏ", ê kíp bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa phối hợp với Khoa Hồi sức tích cực- chống độc khẩn trương cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cho bệnh nhân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp và lập tức áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) cứu sống người bệnh.
Bác sĩ chăm sóc cho nữ bệnh nhân N.
Sau 1 tiếng đồng hồ thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp và kỹ thuật ECMO, các bác sĩ tiến hành chụp mạch máu phổi trên máy cắt lớp vi tính cho thấy, huyết khối lấp đầy các nhánh lớn của động mạch phổi. Bệnh nhân N., được ê kíp Khoa Ngoại tim mạch phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức, phẫu thuật lấy huyết khối trong lòng động mạch phổi. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng huyết động và tim bệnh nhân ổn định, tri giác cải thiện, cai được ECMO. Hiện tại, bệnh nhân N., đã cai được máy thở hoàn toàn và được xuất viện.
Bệnh nhân Trần Thị T. N. đang tích cực thở máy.
Trước đó, Khoa Hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng cũng cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị T.H., (17 tuổi), trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế bị tắc động mạch phổi cấp bằng phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân H., vào cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng tức ngực, khó thở, suy tim cấp, có tiền sử mắc Covid-19. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, điện tim, chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi cho thấy bệnh nhân bị thuyên tắc mạch phổi cấp 2 bên và được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực- chống độc.
Sau 12 giờ nhập viện, bệnh nhân H., đột ngột chuyển biến nặng, sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp. Các bác sĩ đã quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết (thuốc làm phá hủy cục máu đông) cứu sống bệnh nhân. Sau 30 phút, tình trạng bệnh nhân cải thiện rất nhanh, các chức năng hô hấp và tuần hoàn được cải thiện. Sau khi điều trị hồi sức tích cực 3 ngày, sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, tự thở tốt, hết đau tức ngực.
Nhân viên y tế mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim cứu người bệnh Suốt 30 phút, y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM không bỏ lỡ một giây sơ cứu người bệnh, tay run lên vì ép tim liên tục. Điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM nhớ lại, đầu tháng 10, người gọi đến tổng đài là một phụ nữ đang hoảng loạn. Chồng bà bị lên cơn...