Chạy đua với thời gian ứng phó bão Tembin ở Sóc Trăng
Tối 24-12, thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết toàn tỉnh có 139.000 người dân trong và ngoài vùng đê bao biển phải di dời.
Đến cuối giờ chiều 24-12, tỉnh đã tiến hành di dời 18.000 người trong vùng nguy hiểm vào các khu vực an toàn để trú tránh bão, đồng thời vận động hỗ trợ hàng loạt gia đình ven biển chằng chống lại nhà cửa, cho đá vào bao dằn nên mái tôn để ứng phó với bão.
Toàn bộ 1.198 tàu thuyền, trong đó có 350 tàu đánh bắt xa bờ của Sóc Trăng đã kết nối được liên lạc và vào các khu vực trú ẩn an toàn như Côn Đảo – Vũng Tàu, những tàu đánh bắt gần bờ vào khu vực Mỏ Ó, Bãi Giá, cảng cá Trần Đề trú ẩn.
Một số hình ảnh ghi nhận công tác phòng chống bão Tembin ở Trần Đề, Sóc Trăng:
Trú bão
Tàu về cảng cá Trần Đề trú bão
Nỗi lo bão lớn
Video đang HOT
Tàu đang vào nơi trú ẩn ở huyện Trần Đề
Toàn tỉnh Sóc Trăng 1198 tàu vào trú tránh bão an toàn
tàu vào trú bão ở bến Giá, huyện Trần Đề
Một góc cảng cá Trần Đề – nơi tàu vào trú bão
Đến cuối giờ chiều 24-12 tàu tiếp tục vào trú bảo ở Trần Đề
NGười dân ở bến cá Mỏ Ó, Trần Đề lo lắng tin bão lớn đang vào
Cống Bến Giá – một trong nhiều điểm tàu trú bão
Dùng bao cát để dằn mái tôn chống bão ở Trần Đề
Trẻ nhỏ, người già và phụ nữ phải di dời đến nơi an toàn
AN HÀ XUYÊN
Theo PLO
Dự báo tâm bão Tembin 'xộc thẳng' vào bán đảo Cà Mau
17 giờ chiều 24-12, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương phát đi bản tin về bão số 16- cơn bão Tembin. Theo bản đồ dự báo đường đi thì tâm bão xốc thẳng vào bán đảo Cà Mau.
Theo đó, 16 giờ chiều 24-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ) giật cấp 15. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
đường đi và vị trí cơn bão (ảnh http://www.nchmf.gov.vn)
Dự báo trong 12 giờ tới, bão Tembin di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), chiều tối và đêm nay bão duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 10m sẽ đi qua khu vực đảo Trường Sa Lớn và Huyền Trân; cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h). Đến 16 giờ ngày 25-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao 8-10 mét. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 105,0 độ Kinh Đông. Từ trưa mai (25-12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, giật cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), khoảng tối và đêm 25-12, bão số 16 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13.
Dự báo 4 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,2 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên đất liền Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Biển Khánh Hội (Cà Mau) chiều 24-12 thời tiết vẫn rất đẹp. Ảnh: HÀM YÊN
So sánh với cơn bão số 5 (bão Linda) năm 1997 và thời điểm bão số 16 (bão Tembin) quét qua Philippines hôm 22-12-2017, thì khi đổ bộ vào khu vực Cà Mau và Bạc Liêu cường độ bão số 16 mạnh hơn rất nhiều, dự báo chưa từng xảy ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu nhân dân trên địa bàn tỉnh thường xuyên theo dõi thông tin dự báo bão; thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng về thực hiện các biện pháp phòng, chống thiệt hại do bão gây ra; nâng cao ý thức cảnh giác, không chủ quan, lơ là; khẩn trương thực hiện ngay việc chằng chống nhà cửa; thực hiện sơ tán người già, trẻ em và tài sản có giá trị tại những nơi không an toàn đến nơi an toàn; không ra biển khai thác hải sản và khẩn trương đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu đúng quy định; áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất (gia cố bờ bao khuôn hộ, kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống điện nuôi tôm công nghiệp,...) để giảm thiểu thiệt hại.
Cơn bão số 5 (bão Linda) năm 1997, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão chỉ mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11 nhưng đã khiến hơn 3.000 người chết và mất tích. Trong đó, Cà Mau là tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất với 128 người chết, 1.164 người mất tích, chiếm 43% tổng số người chết và mất tích tại các tỉnh Nam Bộ.Bên cạnh đó, cơn bão đã làm 601 người bị thương; sập và hư hỏng hơn 160.000 căn nhà, chiếm khoảng 50% số nhà trên địa bàn tỉnh; chìm và hư hỏng 666 tàu cá; thiệt hại 63.000 ha rừng, 77.000 ha sản xuất nông nghiệp và nhiều cơ sở vật chất khác. Tổng giá trị thiệt hại về vật chất tại tỉnh Cà Mau tại thời điểm này trên 2.700 tỷ đồng.
GIA TUỆ
Theo PLO
Hàng trăm ngàn người dân miền Tây lo chống bão số 16 đang tiến vào Trước diễn biến khó lường của bão số 16 , chính quyền và hàng trăm ngàn người dân miền Tây đã tự di dời, chuẩn bị di tản và đang khẩn trương triển khai các phương án ứng phó. Chiều 24.12, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão ở các địa phương có nguy cơ chịu ảnh hưởng...